Đào tạo theo cơ chế đặc thù học phí

Xem thông tin tuyển sinh của nhiều trường đại học thí sinh sẽ bắt gặp cụm từ ngành X, Y đào tạo theo cơ  chế  đặc thù. Vậy chương trình đào tạo theo cơ chếđặc thù là gì? Gồm những ngành nào? Học các chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù có lợi gì?

Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù là gì?

Nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho các ngành mũi nhọn như Công nghệ thông tin [CNTT] và Du lịch, Chính phủ cho phép các trường đại học đủ năng lực được đào tạo hệ Đại học chính quy theo cơ chế đặc thù, cấp bằng đại học CHÍNH QUY.

Chương trình đào tạo đặc thù của 2 ngành này được Bộ GD& ĐT quy định tại 2 văn bản 4929/BGD ĐT-GD ĐH v à 5444/BGD ĐT-GD ĐH năm 2017 với đặc trưng thấy rõ là tăng hàm lượng thực hành, kết nối doanh nghiệp và tạo cơ chế  chuyển đổi  từ ngành khác sang 2 ngành này.

Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù gồm những ngành nào?

 Những ngành đào tạo  lĩnh vực CNTT được áp dụng cơ chế đặc thù gồm:

  •  Khoa học máy tính: 748010
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: 7480102;
  • Kỹ thuật phần mềm: 7480103;
  • Kỹ thuật máy tính: 7480106;
  • Hệ thống thông tin: 7480104;
  •  Hệ thống thông tin quản lý: 7340405;
  • Công nghệ kỹ thuật máy tính: 7480108;
  • Công nghệ thông tin: 7480201;
  •  An toàn thông tin: 7480202;
  •  Công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế – xã hội [Ví dụ: CNTT ứng dụng trong quản lý kinh tế; CNTT ứng dụng trong các ngành kỹ thuật,…].

Những ngành  thuộc nhóm ngành Du lịch được áp  dụng cơ chế đặc thù gồm:

  • Du lịch [7810101]
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành [7810103];
  • Quản trị khách sạn [7810201]
  • Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống [7810202]
  • và các mã ngành đào tạo thí điểm trong lĩnh vực du lịch chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch.

Các trường có đào tạo nhóm ngành theo cơ chế đặc thù

  1. Đại học Huế: Quản trị Khách sạn; Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành; Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống;  Hệ thống Thông tin quản lý; Du lịch [Khoa Du lịch] và kỹ thuật phần mềm
  2. Đại học Thương mại: Quản trị khách sạn. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Hệ thống thông tin quản lý
  3. Đại học Tài chính Marketing: Ngành Hệ thống thông tin quản lý, Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Ngành Quản trị khách sạn, Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  4. Trường Đại học Hòa Bình: Công nghệ thông tin, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị hướng dẫn du lịch, Quản trị du lịch cộng đồng, Quản trị lưu trú du lịch, Quản trị dịch vụ lữ hành
  5. Trường ĐH NGoại ngữ Tin học TPHCM: Công nghệ thông tin
  6. Trường ĐH Đại Nam: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành…

Học các chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù có lợi gì?

Đào tạo theo cơ chế đặc thù là  là chương trình được phát triển từ chương trình đào tạo đại học đại trà, sinh viên được học lý thuyết song song với thực hành [thời lượng học thực hành tại doanh nghiệp cao hơn].

Trong chương trình đào tạo có 30% -50% thời lượng học tập, thực tập tại doanh nghiệp [do các chuyên gia của doanh nghiệp trực tiếp đào tạo]

Nhà trường phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp CNTT, du lịch  trong quá trình đào tạo để nâng cao kỹ năng thực hành, ứng dụng thực tiễn của sinh viên. Ngay từ năm nhất sinh viên đã được tiếp cận doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm sẽ cao hơn nếu sinh viên đáp ứng tốt những yêu cầu của chương trình học, thậm chí được doanh nghiệp “để ý” ngay khi còn ngồi ghế giảng đường. Doanh nghiệp cam kết hỗ trợ đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp.

Đại học Thương Mại học phí

Ngày 26/07, Trường Đại học Thương mại thông báo điểm sàn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Trường Đại học Thương mại thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tính theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022, quy định đối với từng phương thức xét tuyển như sau:

  • Đối với các phương thức xét tuyển 100, 200, 301 [đối tượng ưu tiên xét tuyển], 402, 500: Tổng điểm của 03 [ba] bài thi/môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển phải đạt từ 20 điểm trở lên;
  • Đối với các phương thức xét tuyển 409, 410: Tổng điểm 02 bài thi/môn thi [gồm môn Toán và môn còn lại trong tổ hợp đăng ký xét tuyển [không bao gồm môn Ngoại ngữ]] phải đạt từ 13 điểm trở lên.

Đại học Thương Mại 2022

Điểm sàn Đại học Thương Mại 2022

Đại học Thương mại vừa chính thức công bố điểm sàn xét tuyển năm 2022 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Theo đó, đối với các phương thức xét tuyển 100, 200, 301 [đối tượng ưu tiên xét tuyển], 402, 500: Tổng điểm của 3 bài thi/môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển phải đạt từ 20 điểm trở lên.

Đối với các phương thức xét tuyển 409, 410: Tổng điểm 2 bài thi/môn thi [gồm môn Toán và môn còn lại trong tổ hợp đăng ký xét tuyển - không bao gồm môn Ngoại ngữ] phải đạt từ 13 điểm trở lên.

Mã phương thức xét tuyển cụ thể của Đại học Thương mại:

  • 100: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.
  • 200: Xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT theo từng tổ hợp môn xét tuyển.
  • 301: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT và quy định của trường.
  • 409: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế [gồm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, chứng chỉ khảo thí quốc tế] còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
  • 410: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế [CCQT] còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập bậc THPT.

Trước đó, điểm chuẩn Đại học Thương mại 2022 diện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được trường công bố dao động từ 7,00 điểm đến 8,57 điểm.

II. Thông tin về Đại học Thương mại

  • Ký hiệu: TMU
  • Loại hình: Công lập
  • Địa chỉ: số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: [04] 3764 3219
  • Website: www.tmu.edu.vn
  • Tên trường Đại học Thương mại bằng tiếng anh: University of trade

III. Phương thức xét tuyển đại học Thương mại 2022

1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Phạm vi tuyển sinh: Toàn quốc

3. Phương thức xét tuyển đại học

Phương thức 1 xét tuyển thẳng: Ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường [Quy định kèm theo Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2022 của Trường].

Phương thức 2 xét tuyển kết hợp: Kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế [ACT, SAT] còn hiệu lực đến ngày xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022, theo tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành [chuyên ngành] đăng ký xét tuyển, theo quy định của Trường [gọi tắt là phương thức.

Kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế [ACT, SAT] còn hiệu lực đến ngày xét tuyển với kết quả học tập bậc Trung học phổ thông, theo quy định của Trường.

Kết hợp giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc Trung học phổ thông cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia với kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022, theo tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành [chuyên ngành] đăng ký xét tuyển, theo quy định của Trường.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc Trung học phổ thông [học bạ] đối với thí sinh là học sinh các trường Trung học phổ thông chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường Trung học phổ thông trọng điểm quốc gia.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022, theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.

IV. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học Thương mại 2022

Chỉ tiêu:

4.150 thí sinh dự kiến phân phổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các phương thức:

Phương thức 1: 1-2%. Phương thức 2: 40-45%. Phương thức 3: 5-6%. Phương thức 4: 4-5%. Phương thức 5: 45-50%.

Tổ hợp xét tuyển:

Tổ hợp môn xét tuyển: A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]; A01 [Toán, Vật Lý, Tiếng Anh]; D01 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh]; D03 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp]; D04 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung]; D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh]

Tổ hợp xét tuyển đối với từng Ngành [chuyên ngành] Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Anh [Tiếng Anh thương mại], các chương trình chất lượng cao, Kế toán tích hợp chương trình ICAEW CFAB : A01, D01, D07

Quản trị kinh doanh [Tiếng Pháp thương mại]: A00, A01, D01, D03

Quản trị kinh doanh [Tiếng Trung thương mại]: A00, A01, D01, D04

Các Ngành [chuyên ngành] còn lại: A00, A01, D01, D07

V. Học phí Đại học Thương mại

Học phí Đại học Thương Mại năm học 2022-2023 dự kiến cho chương trình đại trà từ 15.750.000đ – 17.325.000đ/năm học,

Chương trình đào tạo chất lượng cao từ 30.450.000đ – 33.495.000đ/năm học,

Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù từ 18.900.000đ – 20.790.000đ/năm học.

Mức tăng học phí từng năm so với năm học trước liền kề tối đa là 10%.

Hiện tại, mức học phí của 1 tín chỉ ở trường Đại học Thương Mại khoảng 496.000đ/tín chỉ.

Video liên quan

Chủ Đề