Đau dạ dày có nên ăn cơm không

Theo các chuyên gia y tế, việc ăn uống sai cách có thể gây ra những bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đau thượng vị, ung thư dạ dày…

  • nguyên nhân đau dạ dày
  • bệnh đau dạ dày ở trẻ em
  • bị viêm dạ dày nên ăn gì

Đau dạ dày vì ăn uống thiếu khoa học

Ăn uống không đúng giờ: Các nghiên cứu cho thấy, khi ăn đúng giờ, dạ dày sẽ tiết dịch vị tiêu hoá thức ăn, nhưng nếu bạn ăn uống thất thường, dạ dày vẫn duy trì thói quen đó. Lâu dần, cơ chế cân bằng giữa sự tiết và bảo vệ bị rối loạn dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Thói quen ăn uống không đúng giờ giấc hoặc ăn no vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể gây đau dạ dày

Ăn quá nhiều vào buổi tối: Ăn tối quá no hoặc ăn trước khi đi ngủ cũng là sai lầm nghiêm trọng nhưng lại có rất nhiều người mắc phải. Thói quen này về lâu dài sẽ khiến cho dạ dày bị viêm loét. Khi ăn quá no sẽ khiến dạ dày vẫn phải tiết dịch vị tiêu hoá thức ăn, gây hại cho dạ dày.

Ăn quá nhanh: Thói quen không tốt này sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô. Thức ăn sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, đồng thời cũng làm giảm nhu động dạ dày.

Ăn uống thế nào để dạ dày luôn khỏe?

Các chuyên gia khuyên rằng, để bảo vệ dạ dày, tất cả mọi người đều không nên ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt từ từ, vì trong khi nhai nước bọt sẽ tiết ra nhiều enzym giúp tiêu hoá thức ăn, làm giảm gánh nặng cho dạ dày.

Để dạ dày luôn khỏe mạnh cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Với những người dạ dày đã bị tổn thương, nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa như cháo, khoai lang, cơm nhão… Đặc biệt, người bị đau dạ dày cũng cần hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng vì các đồ ăn nêu trên có thể lâu tiêu khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Người bị đau dạ dày cũng không nên uống nước trước, trong hoặc ngay sau khi ăn vì sẽ làm loãng dịch vị axit trong dạ dày, làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn. Theo đó, thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn.

Bệnh đau dạ dày thường gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Bởi vậy, người đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Xem thêm: Tổng hợp những bài viết liên quan đến bệnh tiêu hóa

Người bệnh đau dạ dày cần chú ý trong vấn đề ăn uống.

1. Người bệnh đau dạ dày nên ăn

Khi bị đau dạ dày, niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng. Do đó người bệnh nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa:

Thức ăn mềm: thức ăn từ bột mì, gạo như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… do dễ tiêu hóa, có chất kiềm có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày.

Thức ăn giảm tiết axit dịch vị: bắp cải, đậu, bí ngô, cà rốt, hành lá, chất ngọt [mật ong, đường, bánh quy], dầu thực vật [dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…]

Thực phẩm giàu vitamin: bổ sung thêm các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê [có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm…] do người đau dạ dày mạn tính thường thiếu vitamin và khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém.

Tích cực bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Thức ăn giúp trung hòa axit dịch vị: sữa, trứng, thịt nạc, cá, tôm, rau củ non, rau  họ cải [cải bắp, củ cải, rau cải, súp lơ…], gừng, dưa hấu, dưa chuột…

Thức ăn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày thấm dịch vị: khoai mì, gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy…

2. Những thực phẩm nên tránh

Trong quá trình điều trị đau dạ dày, người bệnh cần chú ý không nên ăn một số loại thực phẩm sau:

Thực phẩm có độ axit cao: trái cây có vị chua [chanh, cam, quýt…], thực phẩm chua [dấm, mẻ], các loại nước ngọt, nước trái cây có ga,…

Không nên ăn các loại hoa quả có vị chua.

Thực phẩm dễ tạo hơi trong dạ dày: giá đỗ, dưa cà muối, hẹ, hành, cần tây, …

Thực phẩm làm tổn thương dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè đặc, …

Thức ăn làm tăng tiết axit: nước sốt thịt – cá đậm đặc, lạp xường, xúc xích, các món chiên rán, …

Thức ăn cứng, dai gay tổn thương niêm mạc dạ dày: thịt nhiều gân, sụn, rau xơ già, củ, quả sống…

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh được đau dạ dày tái phát, đồng thời giúp các tổn thương trên dạ dày mau lành hơn.

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email:

Liên hệ khám chữa bệnh: 0936 388 288

Hotline: 0904 97 0909

Website: //benhtieuhoa.com.vn

Nguồn: //benhtieuhoa.com.vn/

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Để phòng và điều trị bệnh cần có một chế độ ăn uống phù hợp để giảm tiết dịch vị, hạn chế tác động của dịch vị tới niêm mạc đường tiêu hóa.

Dạ dày và tá tràng có vai trò quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng nhằm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi bị bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng làm cho dạ dày và tá tràng không đảm bảo chức năng của mình.

Chế độ ăn cho những người mắc bệnh dạ dày tá tràng nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra tới niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi giúp các tổn thương mau lành.

Những nguyên tắc trong thực hiện chế độ dinh dưỡng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hấp thụ hiệu quả hơn cần thực hiện bao gồm:

  • Ăn thức đã nấu chín, những thức ăn cứng nên ninh nhừ, không nên dùng thực phẩm tái hay sống.
  • Khi nhai thức ăn nên nhai kỹ, ăn chậm. Việc nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
  • Nên chia thành nhiều bữa khoảng từ 4-5 bữa ăn mỗi ngày, không ăn quá no một lúc. Khi ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích dạ dày tiết nhiều acid.
  • Không nên ăn quá nhiều canh dùng cùng với bữa cơm.
  • Không nên vừa ăn cơm vừa làm việc hay tập chung xem ti vi.
  • Ăn xong không nên lao động nặng hay chạy nhảy ngay.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn thức ăn đã nấu chín

  • Sữa và các thực phẩm từ sữa: Những thực phẩm này có tác dụng trung hòa lượng acid trong dạ dày.
  • Thực phẩm giàu đạm như: Thịt động vật, cá, trứng, bơ, các sản phẩm từ đậu nành, đậu hà lan...Các loại thực phẩm này vì nó có tác dụng làm liền các vết loét trên niêm mạc dạ dày-tá tràng và các tế bào khác bị tổn thương.
  • Rau củ: Rau củ tươi có thể cung cấp rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe đặc biệt có thể cải thiện tình trạng viêm loét của niêm mạc dạ dày. Rau củ nên dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín. Không nên ăn sống, có thể sử dụng các loại rau củ nhưng không nên dùng ớt.
  • Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột gồm: Cơm, bánh mì, các loại khoai củ, cháo...
  • Trái cây: Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho người mắc bệnh lý dạ dày tá tràng. Trong đó chuối là một loại quả mà người bị bệnh về dạ dày nên ăn vì trong chuối có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn HP cũng như làm tăng lượng chất nhầy sản sinh giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên nên ăn chuối sau các bữa ăn, tránh ăn khi đói.
  • Nghệ: Nghệ là phương thuốc phổ biến dành cho một loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét dạ dày. Curcumin là hoạt chất có nhiều ở nghệ giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi của những vết loét.

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn nghệ giúp vết loét nhanh lành hơn

Khi bị bệnh chức năng của dạ dày sẽ bị suy giảm vì vậy người bệnh hạn chế một số loại thức ăn không nên ăn để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng của dạ dày. Một số thực phẩm mà người mắc bệnh dạ dày tá tràng không nên ăn bao gồm:

  • Các loại thực phẩm có chứa nồng độ cồn cao và cà phê: Khi ăn uống đồ này sẽ làm tăng khả năng tiết axit trong dạ dày gây ra tình trạng đau dạ dày thường xuyên hơn. Ngoài ra, các thức uống này làm chậm sự liền vết thương tại niêm mạc dạ dày và tá tràng. Các loại thức uống không nên uống như: Rượu, bia, cà phê, coca...
  • Thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ có nhiều gia vị cay nóng: Các loại thực phẩm ăn vặt như đồ chiên rán, hay các món xào cùng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu....sẽ làm tăng khả năng kích ứng dạ dày, tăng tiết dịch vị từ đó khiến cho các vết loét trên niêm mạc lan rộng ra xung quanh khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm giàu axit: Khi ăn các loại thực phẩm có hàm lượng axit cho dạ dày bị kích thích làm ảnh hưởng đến các vết thương, vết loét...khiến cho quá trình tự làm liền chậm hơn. Các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao bao gồm một số loại quả chua như: Chanh, nước ép một số loại hoa quả, cam, dâu, xoài....
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn như: Dăm bông, thịt hun khói, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt...
  • Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, quả sống...
  • Các loại thức ăn như dưa cà, hành muối, quả đu đủ chín cũng không nên ăn.
  • Các loại đồ ăn vặt: Những đồ ăn vặt khó tiêu như khoai tây chiên, bỏng ngô, bim bim...Những thực phẩm này không nên ăn.
  • Nhưng thức ăn lạnh hoặc quá nóng: Những thức ăn lạnh quá làm co bóp cơ dạ dày mạnh hơn, còn thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn dễ tổn thương dạ dày hơn. Do vậy nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là khoảng từ 40 đến 50 độ C.

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn dưa cà, dưa chua

Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học không chỉ có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau dạ dày tái phát. Mà còn giúp tăng hiệu quả trong quá trình chữa trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi bị bệnh, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp nhất để phòng và hạn chế sự tái phát bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề