Dạy học trải nghiệm sáng tạo trong trường Tiểu học

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Đó là một bộ phận của quá trình giáo dục, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Trải nghiệm không chỉ giúp học sinh có hứng thú hơn mà còn là cơ hội để các em rèn luyện, tích lũy thêm kỹ năng sống đồng thời phát triển năng lực, phẩm chất nhân cách và đặc biệt là phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh nhằm hình thành thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng ứng phó các tình huống có thể xảy ra ở trường, ở nhà và ngoài cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo như một bộ môn tích hợp, rất cần thiết trong chương trình giáo dục học sinh trong thời đại mới. Mỗi một hoạt động không chỉ đơn thuần mang tính giải trí mà trở thành những bài học thực tế từ cuộc sống. Trải nghiệm sáng tạo là chiếc cầu nối giữa nhà trường, kiến thức các môn học và thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, nuôi dưỡng và phát triển đời sống, tình cảm, ý chí, tạo động lực hoạt động tích cực hóa bản thân đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh.

Bạn đang xem: Đổi mới hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở bậc tiểu học

Chính vì thế, những năm gần đây phòng GD&ĐT Thành phố Đồng Hới đã chỉ đạo các trường tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Để thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo, trường Tiểu học Đồng Mỹ đã có rất nhiều hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm với quy mô và hình thức khác nhau. Đặc biệt năm học 2018- 2019, ngay từ đầu năm học nhà trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho cả năm học rất cụ thể, rõ ràng, các chuỗi hoạt động trải nghiệm được thể hiện phù hợp với chủ đề từng tháng. Thầy trò Trường Tiểu học Đồng Mỹ đã luôn linh hoạt, phong phú, mềm dẻo, mở về không gian, thời gian, đối tượng, đa dạng về hình thức như câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động cộng đồng, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội… Mỗi hình thức trải nghiệm trên của nhà trường đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.

Học từ trải nghiệm

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, trong những năm qua nhà trường đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”, giáo dục kỹ năng sống, phát triển năng lực, phẩm chất ở người học. Năm học vừa qua nhà trường đã đẩy mạnh việc học tập thông qua các trải nghiệm, đem đến cho học sinh cơ hội học tập, khám phá cuộc sống và tích lũy các kỹ năng sống cần thiết. Tạo môi trường để phát huy tính sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua các hoạt động giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo trong toàn trường, tích cực tham gia cuộc thi “Em yêu khoa học”, “Hành trình khoa học”, dự án “Em tập làm kinh doanh”…

Chuyến trải nghiệm tại nông trại An Nông

​Đặc biệt nhà trường đã tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trang trại An Nông ở huyện Bố Trạch, học sinh trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người nông dân như: thu hoạch cà rốt, rau cải, xới đất...Chuyến trải nghiệm này đã giúp các em có cái nhìn cận cảnh hơn về cuộc sống của người nông dân Việt Nam, từ đó các em biết quý trọng giá trị sức lao động, biết trân trọng những gì mà gia đình, nhà trường đã và đang mang lại cho mình. Những hoạt động sôi nổi trong một ngày trải nghiệm cũng đồng thời góp phần giúp các bạn nhỏ rèn luyện sức khỏe, phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó và đặc biệt là có thêm vốn kiến thức “nhà nông” cực.

Qua những hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo cho các em, giúp cho các em phát triển một cách toàn diện.Và điều đặc biệt hơn nữa giúp các em thấy thích học, yêu khoa học, thích khám phá và tham gia công việc một cách say mê.

Trải nghiệm với những hành trình về nguồn

​Bên cạnh việc học hỏi từ trải nghiệm, nhà trường đã luôn quan tâm tới vấn đề GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, bởi vậy để giúp các em có kỹ năng hơn nhà trường không chỉ tổ chức trong phạm vi trường học mà còn cho học sinh được tham quan, dã ngoại. Hàng năm, nhà trường đã tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ Ba Dốc, nghĩa trang liệt sĩ Thành phố. Hay mỗi dịp 22-12, các em đã được tới thăm nơi ở và làm việc của cơ quan quân sự, được nghe các chú bộ đội nói chuyện từ đó khơi dậy cho các em ý thức trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.

Hành trình về nguồn tại Thành cổ Quảng Trị

Nổi bật là hoạt động trải nghiệm hành trình về địa chỉ đỏ thăm quan khu di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và nghĩa trang Trường Sơn trong năm học vừa qua không những giúp các em hiểu biết hơn về sự hy sinh của những thế hệ ông cha đã ngã xuống vì độc lập, tự do mà còn mang tính giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng, yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc. Kết thúc hành trình trải nghiệm về nguồn có rất nhiều bài thu hoạch của các em mà khi đọc không ai có thể cầm được nước mắt, sự trưởng thành của các em trong nhận thức về lịch sử hào hùng của cha anh là thành công lớn của buổi hoạt động trải nghiệm đầy ý nghĩa thiết thực và xúc động này.

Xem thêm: Sử Dụng Đồ Dùng Dạy Học Tự Làm Cấp Tiểu Học Lop 2, Đồ Dùng Dạy Học Tự Làm Lớp 2

Lan tỏa hơi ấm, đong đầy yêu thương từ các trải nghiệm

Tình nguyện trở thành một hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nổi bật đã được thầy trò nhà trường luôn quan tâm nhằm bồi dưỡng cho các em có lòng nhân ái, biết chia sẻ, bao dung với những người xung quanh, từ đó góp phần rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm yêu thương trong mỗi học sinh và giúp các em sống có ý thức cộng đồng.

Chương trình Áo ấm mùa đông tại Bản Ón

​Tiêu biểu là ngày hội Xuân yêu thương của nhà trường với mục đích nhân văn lan tỏa tinh thần tương thần tương ái đến tất cả các em học sinh bằng cách bán đấu giá các sản phẩm tranh được làm bởi đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo của các em. Sản phẩm đó không chỉ là món quà tinh thần mà còn là giá trị vật chất do các em tự làm ra để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường, trên địa bàn thành phố và đặc biệt hơn nữa khi chính tay các em tự gói những món quà, gấp từng chiếc áo ấm để tặng cho các bạn học sinh Trường Tiểu học & THCS Thượng Hóa ở Bản Ón, huyện Minh Hóa. Đó là những trải nghiệm vô cùng quý giá, có giá trị hơn cả vô vàn bài học mà nếu chỉ ngồi trên lớp, các em khó mà chỉ cần trái tim ta biết sẻ chia thì ta cũng có thể sưởi ấm được cả một mùa đông giá lạnh, mở lòng học được.

Mô hình Bát cháo yêu thương

​Mô hình nồi cháo tình thương trong năm học vừa qua đã được nhà trường lựa chọn tổ chức để phát cháo cho bệnh nhân tại Bệnh viên Cu Ba, đây là hình thức trải nghiệm mang giá trị nhân văn cao cả nhằm giáo dục các em về sự đùm bọc yêu thương, chia sẻ trong cộng đồng. Đây chính là mục tiêu giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh của Trường Tiểu học Đồng Mỹ, luôn luôn xứng đáng với truyền thống của Nhà trường “Ngôi trường của ước mơ và lòng nhân ái” với những trái tim thiện nguyện mang yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn và những mảnh đời cần sự quan tâm, chia sẻ.

Trải nghiệm – một hoạt động thiết thực, bổ ích

Có thể khẳng định hoạt động trải nghiệm chính là cơ hội để các em thể hiện năng lực sáng tạo của mình, giúp các em biết trân trọng giá trị cuộc sống. Trải nghiệm là một yêu cầu quan trọng của dạy học/giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Thực hiện tốt HĐTN cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học...” của người học.

Vì vậy, tìm ra những cách làm, hướng đi sáng tạo hiệu quả, phù hợp với thực tiễn từ giáo dục trải nghiệm là đòi hỏi tất yếu của các cơ sở giáo dục. Mỗi một cán bộ, giáo viên của Trường Tiểu học Đồng Mỹ sẽ luôn là người tiên phong, đi đầu sáng tạo ra những hoạt động trải nghiệm thú vị, các sân chơi bổ ích với hình thức mới mẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, xây dựng một trường học hạnh phúc với nhiều niềm vui và thiết thực./.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGTRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNGTIỂU HỌCGV: VÕ THỊ NGỌC TRÂMEmail: ĐT: 0785813866NỘI DUNG• Một số vấn đề chung về TNST• Phương pháp, hình thức tổ chức hoạtđộng trải nghiệm• Thiết kế kế hoạch giáo dục theo hướngtrải nghiệmPHẦN 1TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀHOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOTRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG41. Một số khái niệm51.1. Trải nghiệmSự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sựtương tác giữa con người với thế giới khách quan.Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quảcác hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cảkỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạtđộng và phát triển thế giới khách quan.Trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thựctế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng.Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa conngười và thế giới, được truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác.61.2. Sáng tạoSáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnhvực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu tri thức, hìnhthành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ sángtạo cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo.Sáng tạo được hiểu là hoạt động của con ngườinhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với cácmục đích và nhu cầu của con người trên cơ sở các qui luậtkhách quan của thực tiễn, đây là hoạt động đặc trưng bởitính không lặp lại, tính độc đáo và tính duy nhất.Sáng tạo là một thuộc tính nhân cách tồn tại nhưmột tiềm năng ở con người. Tiềm năng sáng tạo có ở mọingười bình thường và được huy động trong từng hoàncảnh sống cụ thể71.3. Hoạt động TNSTHoạt động TNST là hoạt động giáo dục,trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chứccủa nhà giáo dục, từng cá nhân học sinhđược trực tiếp hoạt động thực tiễn trongnhà trường hoặc trong xã hội dưới sựhướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục,qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩmchất nhân cách, các năng lực và tích luỹkinh nghiệm riêng cũng như phát huytiềm năng sáng tạo của cá nhân.81.4. Hoạt động TN trong nhàtrườngHoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu làhoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chứcbằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế,được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trảinghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học cóđược kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽcó được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụngkiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tìnhhuống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đềtrong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới củađối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượngtrong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải phápthay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng9giải quyết mới cho một vấn đề.1.5. Hoạt động TN trong môn họcHoạt động TNST trong từng môn học đượchiểu là sự vận dụng kiến thức đã học và áp dụngtrong thực tế đời sống đối với một đơn vị [mộtphần kiến thức] nào đó, giúp học sinh phát hiện,hình thành, củng cố kiến thức một cách sáng tạo vàhiệu quả. Các hoạt động này được thực hiện tronglớp học, ở trường, ở nhà hay tại bất kỳ địa điểmnào phù hợp.102. Vị trí, vai trò của Hoạt động TN01Bộ phận quan trọng của chươngtrình GD02Con đường quan trọng để gắn họcvới hành, lý thuyết với thực tiễn03Hình thành, phát triển nhân cách hàihòa và toàn diện cho HS04Điều chỉnh và định hướng cho hoạtđộng dạy - học11Vai trò của Hoạt động TNCầu nối nhà trường, kiến thức các môn học…. với thựctiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng…góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lựcvà phẩm chất nhân cách.Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp vàphân hóa của mình nhằm phát triển năng lực thực tiễnvà cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo.Nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạođộng lực hoạt động, tích cực hóa bản thân…3. Đặc điểm của HĐTNHọc qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quảNội dung hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợpHoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới nhiềuhình thức đa dạngHoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự phối hợp, liên kếtnhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngHọc qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm màcác hình thức học tập khác không thực hiện được4. Hoạt động TNST và HĐGDNGLL• Vị trí, vai trò,hình thức tổchứcĐiểmgiốngMục tiêu, nộidung, phươngthức đánh giáĐiểmkhác5.Trải nghiệm trong HĐDH và trongHĐTNSTHĐ dạy họcHĐ TNSTTrải nghiệm như làTrải nghiệm và sángmột trong nhiềutạo là tính chất hoạtphương thức DHđộng giáo dục nhằmhình thành chủ yếunhằm hình thànhnăng lực tâm lý – XHchủ yếu nhữngvà phẩm chất NL ởnăng lực trí tuệHS16SO SÁNHHọc đi đôi với hànhHọc thông qua làmHọc thông qua làm làHọc từ trải nghiệmHọctừtrảiHọc đi đôi với hành làviệc chiếm lĩnh tri thứcviệc vận dụng nhữnghay hình thành kỹ năngkiến thức lý luận đượcchủ yếu thông qua cáctrình học theo đóhọc vào một ngữ cảnhthao tác hành vi, hànhkiến thức, năngkhác, hay thực hiệnđộng trực tiếp của trẻlực được tạo ranhững nhiệm vụ nàođó của thực tiễnvới đối tượng, từ đó trẻtự rút ra kinh nghiệm,nghiệmthônglàquaquáviệcdần hình thành hiểu biếtchuyển hóa kinhmới và một vài kỹ năngnghiệmnào đó17Kinh nghiệm rờirạc, cụ thể[ConcreteExperience]Thử nghiệm tíchcực [ActiveExperimentation]Chu trìnhhọc từ trảinghiệmKhái niệm hóa[Conceptualization]Quan sát và phảntỉnh [ReflectiveObservation]LƯU Ý• DẠY HỌC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM[dạy học các môn học]• TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM[hoạt động giáo dục]Bản chất PP học từ trải nghiệmHọc từ trải nghiệm là người học phảibiết phản tỉnh [Xét lại tư tưởng mình để tìm những sailầm], chiêm nghiệm trên các kinh nghiệm củamình để từ đó khái quát hóa và công thức hóathành các khái niệm để có thể áp dụng nó vàocác tình huống mới có thể xuất hiện trong thựctế; từ đó lại xuất hiện các kinh nghiệm mới, vàchúng lại trở thành đầu vào cho vòng học tậptiếp theo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việchọc đạt được mục tiêu đã đề ra20ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠTĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNGTẠOQuy trình thực hiện đánh giá KQHĐTNSTLựa chọn mục tiêu [cân nhắc lựa chọn nội dung, mục đích và phẩmchất]Lựa chọn phương tiện đánh giá [bảng hỏi, quan sát, bản viết tay, hệthống câu hỏi và câu trả lời theo cấp độ [rating scale method]Xây dựng công cụ đánh giá [công cụ đánh giá có tính thích hợp và độtin cậy]Tiến hành đánh giá và xử lý kết quảPhân tích kết quả đánh giá, ứng dụngHình thức đánh giá••••Tự đánh giáĐánh giá đồng đẳngĐánh giá từ giáo viênĐánh giá từ những bên liên quan, cộngđồng• Đánh giá từ phụ huynhTiêu chí đánh giá chungTiêu chí đánh giáMức độ tham giaNội dung đánh giáĐánh giá độ tích cực, chủ động trong các hoạt động thực hiện, mứcđộ quan tâm và hứng thú đối với hoạt động...Mức độ hợp tác, h Đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động nhóm, hiệp lực trongợp lựchoạt động và mức độ duy trì sự hợp tác...Tinh thần trách nhi Đánh giá tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động, mức đô duy trệmì thực hiện, chủ động, tích cực trong hoạt động…Tính sáng tạoCách giải quyết vấn đề độc đáo, trí tưởng tượng phong phú; mềm dẻo, linh hoạt trong tư duy; có kỹ năng, kỹ xảo nhuần nhuyễn; biết cách tái cấu trúc những điều mới mẻ; nhạy cảm, nhạy bén với môi trường xung quanh..Kết quả hoạt động - Đánh giá kết quả thực hiện một cách tổng hợp thông qua thực hiệđặc biệt khácn những hoạt động đặc biệt.- Kết quả thu được từ các hoạt động sự kiện trong và ngoài trườnghọc.PP và công cụ đánh giá HĐTNSTPhương pháp đánhgiáQuan sát các tìnhhuống hoạt độngCông cụ sử dụngBảng ghi chép và lưu lại các đối thoạiBảng kiểm [Check list]Hệ thống câu hỏi và câu trả lời theo cấp độ [rating scaleKhảo sátBảng hỏi khảo sát về thái độ, suy nghĩ, cảm nhậnBảng hỏi về Tự đánh giá bản thânBảng hỏi về Đánh giá tương hỗPhân tích “sảnphẩm” của họcsinhBảng tiêu chí đánh giá quá trình tạo ra sản phẩmBảng tiêu chí phân tích việc thực hiện kế hoạch hoạt độngBảng tiêu chí phân tích bài viết, bài phát biểu cảm nghĩ củahọc sinhTrao đổi ý kiến của Bảng tiêu chí đánh giá các nội dung liên quanGV [Moderation]

Video liên quan

Chủ Đề