Đề bài - bài 2.6 trang 72 sbt đại số và giải tích 11

Có \[5\] cách đi từ \[A\] đến \[B\]. Đến \[B\] rồi, có \[4\] cách trở về \[A\] mà không đi qua con đường đã đi từ \[A\] đến \[B\]. Vậy theo quy tắc nhân có \[5\times4=20\]cách đi từ \[A\] đến \[B\] rồi trở về \[A\] mà không đường nào đi hai lần.

Đề bài

Giữa hai thành phố \[A\] và \[B\] có \[5\] con đường đi. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ \[A\] đến \[B\] rồi trở về \[A\] mà không có đường nào được đi hai lần?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có \[m\] cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có \[n\] cách thực hiện hành động thứ hai thì có \[m.n\] cách hoàn thành công việc.

Đi từ \[A\] đến \[B\] rồi trở về \[A\] là công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp là đi từ \[A\] đến \[B\] và đi từ \[B\] về \[A\].

Do đó bài toán sử dụng quy tắc nhân.

Lời giải chi tiết

Có \[5\] cách đi từ \[A\] đến \[B\]. Đến \[B\] rồi, có \[4\] cách trở về \[A\] mà không đi qua con đường đã đi từ \[A\] đến \[B\]. Vậy theo quy tắc nhân có \[5\times4=20\]cách đi từ \[A\] đến \[B\] rồi trở về \[A\] mà không đường nào đi hai lần.

Video liên quan

Chủ Đề