Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư mọi người cần

Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của ai?

  • A. Học sinh.
  • C. Tổ trưởng tổ dân phố.
  • D. Trưởng thôn.

Câu 2: Một cộng đồng dân cư có những đặc điểm nào sau đây?

  1. Gồm những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ.
  2. Gồm những người cùng sinh sống trong một đơn vị hành chính.
  3. Các thành viên trong một cộng đồng gắn bó thành một khối.
  4. Các thành viên phải cùng được sinh ra ở một nơi.
  5. Giữa các thành viên có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
  6. Gồm những người sống trong những khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính khác nhau.
  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 4, 6.
  • C. 1, 2, 5, 6.

Câu 3: Trách nhiệm của công dân để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là:

  • A. Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hóa của cộng đồng.
  • B. Tuyên truyền tên gọi người xung quanh cùng thực hiện
  • C. Vận động gia đình mình cùng thực hiện.

Câu 4: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho...........ở khu dân cư ngày càng lành mạnh, phong phú.

  • A. Đời sống chính trị xã hội
  • C. Đời sông nhân dân

Câu 5: Xây dựng nếp sống văn hóa nơi cộng đồng dân cư sẽ mang lại cho cộng đồng những lợi ích nào đây?

  1. Thu nhập cao.
  2. Có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
  3. Xây dựng được các quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
  4. Tạo môi trường xã hội thân thiện, văn minh.
  5. Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mỗi gia đình, mỗi cá nhân.
  6. Bảo vệ và phát huy được những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  7. Hạn chế được những tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng.
  8. Giúp cộng đồng phát triển bền vững.

  • A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
  • B. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • D. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 6: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây khi nói về xây dựng nếp sống văn hoá?

  • A. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là mọi người cùng giúp nhau phát triển kinh tế.
  • B. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là mọi người đoàn kết với nhau.
  • C. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là mọi người cùng giữ gìn môi trường sạch sẽ.

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa?

  • A. Trẻ em còn nhỏ nên chỉ có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.
  • B. Trẻ em thì chỉ có trách nhiệm xây dựng trường học văn hóa.
  • C. Trẻ em chỉ có trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Câu 8: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện một cộng đồng dân cư không làm tốt nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa?

  1. Còn một vài gia đình duy trì phong tục tảo hôn.
  2. Tất cả các vụ vi phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lí.
  3. Vẫn còn nhiều gia đình tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
  4. Một số cặp vợ chồng cưới nhau nhưng chưa đăng kí kết hôn.
  5. Chỉ còn một vài gia đình sinh con thứ ba.
  6. Xảy ra những vụ trộm cắp nhỏ, không có vụ án nghiêm trọng.
  7.  Có một số tệ nạn xã hội hoạt động lén lút nhưng chưa bị phát hiện.
  8. Chấp hành tốt chủ trương và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

  • A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
  • B. 1, 2, 4, 5, 6, 8.
  • C. 1, 3, 4, 5, 6, 8.

Câu 9: Những biểu hiện nào sau đây một cộng đồng dân cư làm tốt nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa?

  1. Không có các trường hợp vi phạm pháp luật.
  2. Mỗi gia đình đều có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi ở.
  3. Phát hiện và xử lí được nhiều vụ trọng án.
  4. Đường làng, ngõ phố xanh, sạch, đẹp.
  5. Không còn các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
  6. Không có tệ nạn xã hội.
  7. Các đám cưới xin, ma chay được tổ chức linh đinh, chu đáo.
  8. Xóm giềng giúp đỡ lẫn nhau.
  • A. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.2
  • D. , 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 10: Làm cho đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng và bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và các tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội là nội dung của:

  • B. Xây dựng tình yêu trong sáng, lành mạnh.
  • C. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
  • D. Xây dựng gia đình hạnh phúc

Câu 11: Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, các em cần tránh những việc làm nào sau đây?

  1. Phá hoại cây xanh.
  2. Nói tục, chửi bậy.
  3.  Vô lễ với cha mẹ, thầy cô, người lớn.
  4. Lười học.
  5. Giúp cha mẹ làm việc nhà.
  6. Đặt điều nói xấu người khác.
  7. Bỏ rác không đúng nơi quy định.
  8. Cảnh giác và tránh xa các tệ nạn xã hội.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
  • C. 1, 2, 3, 5, 6, 7.
  • D. 1, 2, 3, 4, 5, 7.

Câu 12: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư yêu cầu mỗi người dân phải:

  • B. Tham gia rất tệ nạn xã hội.
  • C. Nghe theo các tin đồn nhảm.
  • D. Lối sống mất đoàn kết

Câu 13: Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là mục đích của:

  • A. Mê tín dị đoan.
  • B. Tệ nạn xã hội.
  • D. Hủ tục lạc hậu.

Câu 14: K mới là học sinh lớp 8 nhưng đầu, tóc lúc nào cũng xanh, đỏ, tím, vàng… Em có nhận xét gì về việc làm của K?

  • A. Thiếu tôn trọng văn hóa Việt Nam.
  • B. Bạn là người giản dị.
  • C. Thiếu tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

Câu 15: Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện cách ứng xử phù hợp với nếp sống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng?

  1.  Lá lành đùm lá rách.
  2. Tương thân tương ái.
  3. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
  4. Đèn ai nhà ấy rạng.
  5. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
  6. Thương người như thể thương thân.
  7.  Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn.
  8.  Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
  • A. 1, 2, 4, 5, 6, 7.
  • C. 1, 2, 3, 5, 6, 8.
  • D. 1, 2, 3, 4, 6, 7.

Câu 16: Chỉ biết đến bản thân, không hỗ trợ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn là biểu hiện của lối sống

  • A. tự chủ.
  • C. trung thực.
  • D. khiêm tốn

Câu 17: Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc là mục đích của:

  • A. Mê tín dị đoan.
  • B. Tệ nạn xã hội.
  • D. Hủ tục lạc hậu.

Câu 18: Trong lúc ăn sáng tại căntin của trường, U vứt giấy lau vương vãi khắp nền nhà dù có sọt rác, nên K nhắc nhở U bỏ rác đúng nơi quy định. Theo em

  • A. Vứt rác xuống nền nhà cũng được vì không ai cấm.
  • B. Vứt rác xuống nền nhà cũng được vì chủ quán sẽ dọn.
  • D. Vứt rác ở đâu cũng được vì đó là căntin chứ không phải lớp học

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của con người cũng ngày càng được cải thiện. Thế nhưng vẫn còn nhiều tồn tại trong công cuộc phát triển đất nước, đồng bào ta ở nhiều vùng sâu vùng xa thậm chí còn chưa biết đến điện, những hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại trong cuộc sống người dân; hay khi công nghệ thông tin phát triển tuy giúp mọi người dễ dàng liên lạc với nhau nhưng lại kéo dài khoảng cách giữa các thế hệ, tôi cho rằng đó như một “bước lùi” trong văn hóa của người Việt. Những năm gần đây, những nỗ lực không ngừng của nhà nước và cả người dân đã góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Giữ gìn an ninh trật tự và quan tâm tới đời sống người dân là mấu chốt trong góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

 Muốn góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân an cư lạc nghiệp, trước hết phải đảm bảo an ninh trật tự tại các địa phương. Một số biện pháp được áp dụng và mang lại hiệu quả như:

  • Các ban ngành tăng cường huấn luyện, đào tạo lượng công an có nghiệp vụ tốt, có tri thức, đủ phẩm chất đạo đức, nắm vững các quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó dễ dàng xử lý bất kì trường hợp gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
  • Tuyên truyền cho người dân về pháp luật, các loại tội phạm, các thủ đoạn, hướng dẫn người dân ứng phó, khai báo kịp thời khi có tình huống xảy ra. 
  • Tổ chức các chương trình trao tặng quà, xây dựng quỹ hỗ trợ cho người dân vay vốn làm ăn, cải thiện đời sống người dân, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo cũng là một cách đẩy lùi những hành vi gây mất an ninh trật tự như trộm cắp tài sản.
  • Đặt các camera giám sát để kịp thời xử lý cũng như thu thập bằng chứng để xử lý những trường hợp vi phạm.

Chung tay gìn giữ môi trường xanh sạch đẹp

Bảo vệ môi trường vẫn luôn luôn là vấn đề hot. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, mọi người dân cần ý thức được tầm quan trọng của bảo vệ, giữ gìn môi trường xung quanh xanh sạch đẹp, ngăn chặn sự xuất hiện các virus lạ:

  • Tích cực tổ chức các buổi lao động tập thể trong quy mô khu phố, xóm, làng. Không những cải thiện không gian sống mà còn giúp gắn kết xóm làng, tinh thần tập thể được nâng cao.
  • Lãnh đạo, hội phụ nữ phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương thường xuyên nhắc nhở, cung cấp những kiến thức đúng đắn về môi trường như xử lý nguồn nước, diệt muỗi, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi kiến thức của người dân về môi trường còn hạn chế.

Vun đắp tinh thần đoàn kết

Tình nghĩa xóm làng từ trước đến nay luôn là điều mà người dân Việt Nam vô cùng trân trọng, thế nhưng hiện nay, đặc biệt ở những thành phố lớn có hiện tượng hai nhà sát nhau nhưng có khi chẳng biết mặt nhau. Một số biện pháp của như:

  • Tổ chức liên hoan, gặp mặt, giao lưu vào những dịp lễ tết, thắt chặt tình cảm gắn bó của người dân.
  • Tổ chức hoạt động cộng đồng như dọn dẹp xóm làng, khen thưởng cho con em có thành tích học tập tốt hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Giúp người dân gắn kết, giao lưu với nhau nhiều hơn chứ không phải “đóng cửa” của về nghĩa đen và nghĩa bóng.
  • Nhưng trên hết, vun đắp tinh thần đoàn kết chủ yếu vẫn phụ thuộc vào ý thức của người dân.

Tích cực tham gia hoạt động phòng chống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội như ma túy, đánh bạc luôn là cản trở trong phát triển kinh tế của nhiều gia đình, không ít những trường hợp nhà tan cửa nát. Nhà nước ta luôn có những chính sách ngăn chặn “kẻ thủ ác” này.

  • Tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người dễ bị sa ngã về tác hại của ma túy, chất kích thích. Răn đe, theo dõi những trường hợp nghi ngờ, tổ chức cai nghiện và giúp những đối tượng này dần hòa nhập trở lại với cộng đồng.
  • Hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho người trẻ ở những vùng khó khăn, giúp họ tránh xa những cạm bẫy. 
  • Kịp thời phát hiện các hành vi đánh bạc bất hợp pháp, cá độ bóng đá

Nỗ lực loại trừ các phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu

Những hủ tục lạc hậu như tảo hôn, kết hôn cận huyết, trọng nam khinh nữ, mê tín dị đoan,… vẫn tồn tại nhiều trong đời sống người dân, đặc biệt là những vùng khó khăn, vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, những hủ tục lạc hậu.

  • Biện pháp quan trọng nhất để đẩy lùi những hủ tục này là giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và ý thức của chính người dân. Xây dựng các trường học, lớp học vùng cao, vận động người dân đưa con em đến trường, nhất là trẻ em gái, xây dựng cuộc sống ấm no phải bắt đầu từ việc “lấy con chữ” chứ không phải “lấy chồng”.
  • Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các phương tiện thông tin để họ hiểu về tác hại của những hủ tục này.

Lời kết

Việc tìm ra biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư không phải là việc ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài. Chúng ta cùng hy vọng, những chủ trương chính sách đúng đắn của nhà nước và sự ủng hộ của người dân, đất nước sẽ ngày càng văn minh và phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề