Ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo trong khu vực và nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của Tòan Thế giới.

Bạn đang xem: ý nghĩa lịch sử của văn miếu quốc tử giám

Văn Miếu và Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ đô Hà Nội. Thời Nhà Lý Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long là tổ hợp gồm hai di tích: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; Quốc Tử Giám – Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông [1054-1072], có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ.

Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu. Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý [nên gọi tên là Quốc Tử]. Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.

Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp [Hiệu trưởng] và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Bia tiến sĩ

Năm 1762, vua Lê Hiển Tông cho sửa lại Quốc Tử giám làm Cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.

Năm 1785 Quốc Tử Giám được đổi thành nhà Thái học. Đến đầu thời Nguyễn, năm 1802, Gia Long bãi bỏ trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đổi nhà Thái Học làm nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử và xây dựng Khuê Văn Các ở trước Văn Miếu. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử. Tuy nhiên, quy mô và kiến trúc ở đây đơn giản hơn.

Bốn mặt đều là phố, cổng chính phía Nam là phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện thích rộng 54.331 m2.

Trước mặt Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.

Cổng chính Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.

Xem thêm: Ghé Ngay 15 Vườn Trái Cây Long Khánh Đồng Nai Sai Trĩu Quả, Tham Quan Chỉ 10K

Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có những bức tường ngăn ra làm 5 khu, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng qua lại nhau.

Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khu thứ hai từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn các.

Khuê Văn các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông [85cm x 85cm] bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp.

Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng.

Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời tỏa tia sáng. Hai bên phải trái Khuê Văn các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sĩ.

Khuê Văn Các

Khuê Văn các ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Khu thứ ba gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh [nghĩa là giếng soi ánh mặt trời], có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng rùa đá. Hiện còn 82 tấm bia về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đó là những di vật quý nhất của khu di tích.

Khu thứ tư là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Tòa nhà ngoài là Bái đường, Tòa trong là Thượng cung.

Khu thứ năm là khu Thái Học. Trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ thân phụ, thân mẫu của Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được thành phố Hà Nội xây dựng lại năm 1999.

Xem thêm: Tất Tần Tật Chi Phí Đi Đà Lạt 2 Người Cực Chi Tiết, Du Lịch Đà Lạt Cần Bao Nhiêu Tiền

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là di tích quốc gia đặc biệt

Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.

Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì [Lịch sử - Lớp 4]

5 trả lời

Việc xây dựng Văn miếu có ý nghĩa gì?

Việc xây dựng Văn miếu có ý nghĩa gì?

Loga Lịch Sử lớp 7

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Trải qua gần một nghìn năm lịch sử, Văn miếu Quốc Tử Giám vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu giữa lòng thủ đô. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám.

1. Lịch sử ra đời của Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 [tức năm Thần Vũ thứ hai đời Vua Lý Thánh Tông] để thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho. Đồng thời, nó cũng mang chức năng của một trường học Hoàng gia. Đến năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu với vai trò là trường học dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý trong triều đình.

Năm 1253, Vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc học viện, mở rộng và thu nhận cả con những gia đình thường dân có học lực xuất sắc. Đến đời Vua Trần Minh Tông [1314 – 1329], nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp và thầy dạy trực tiếp cho các hoàng tử.

Văn miếu được xây dựng vào năm Thần Vũ thứ hai đời Vua Lý Thánh Tông

Đến năm1370, sau khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Năm 1785, Vua Lê Hiển Tông đổi Quốc Tử Giám thành nhà Thái học. Đến đầu thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế, nhà Thái học đổi thành nhà Khải Thánh.

Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tổ chức những hoạt động văn hóa tiêu biểu như các hội thảo khoa học, triển lãm chuyên đề; tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội; trao giấy chứng nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hay tổ chức thường niên Hội sách, Ngày thơ Việt Nam…

Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, tháng 5/2012, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là địa điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

2. Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám

Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám không những là minh chứng ghi nhận quyết sách về đường hướng giáo dục mà còn thể hiện cả lý tưởng xây dựng nền trị đạo nhân nghĩa trên đất nước ta.

Có thể nói, xây dựng Văn Miếu là một bước tiến của đạo Khổng. Quốc Tử Giám đánh dấu một bước phát triển của nền giáo dục nước ta. Tuy rằng giáo dục mới dừng lại ở tầng lớp trên trước hết, nhưng một số học sinh ưu tú trong xã hội vẫn được tham gia học.

Ý nghĩa của việc lập Văn Miếu năm 1070 và lập Quốc Tử Giám năm 1076 không đóng khung trong địa hạt văn hóa- giáo dục. Đây là thời gian đất nước ta mới giành được quyền tự chủ sau hơn 1000 năm đô hộ, đang dâng lên một sức sống phi thường. Ý thức giữ gìn và củng cố độc lập, khẳng định bản lĩnh, là tư tưởng chỉ đạo của mọi hoạt động tổ chức, quân sự, văn hóa, đều hướng tới phục vụ sự nghiệp tự cường của dân tộc.

Không chỉ mang ý nghĩa giáo dục, Văn miếu Quốc Tử Giám còn mang ý nghĩa lich sử sâu sắc

Năm 1253, vua thứ hai của nhà Trần là Trần Thánh Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện làm nơi giảng dạy cho con em vua quan và những người học giỏi trong cả nước. Chức năng của một trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ làm cho giá trị lịch sử của Quốc Tử Giám. Văn Miếu cùng ngày càng được nâng cao. Trường Quốc học Giám được nâng dần lên tới mức đại học và chính thức được đạt lên Thái Học Viện.

Hiện nay, dù không còn giữ được đủ bia, nhà bia trường Giám cũng đã lưu lại về sau rất nhiều những công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu. Những nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những tên tuổi gắn bó với lịch sử dân tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài được ghi cụ thể, chính xác thông qua đó có thể xác định tuổi cho nhiều di tích ở những nơi không ghi niên đại.

Qua thời gian và những biến cải của lịch sử, khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long càng khẳng định được giá trị là nơi lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng di sản văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc.

Trên đây là ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin  hữu ích cho bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề