Để nhận biết môi trường có từ trường người ta có thể dùng cách

07/08/2022 345

D. Dùng kim nam châm có trục quay

Đáp án chính xác

Từ trường là gì? Cách nhận biết biết từ trường trong không gian dễ hiểu hiểu nhất là gì?… Các bạn đã gặp khá nhiều lần về những dạng câu hỏi lý thuyết như thế này rồi đúng không nào? Tuy nhiên không phải bạn nào cũng nắm nắm rõ và ghi nhớ đúng về chuyên đề kiến thức này.

Đừng quá lo lắng! Câu trả lời sẽ được gia sư Thành Tâm giải đáp ở bài viết dưới đây. Cùng tham khảo và tìm hiểu nhé!

Từ trường là gì?

Từ trường là gì?

Từ trường là gì? Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt, bao quanh các hạt mang điện tích, có sự chuyển động như nam châm, dòng điện,.. Nó gây ra lực từ tác động lên vật mang từ tính đặt trong nó.

Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hoặc lên dòng diện đặt trong nó.

Từ trường được hiểu đơn giản là:

“Nó mang đặc tính chung của từ trường. Nó có đường sức từ song song và cùng chiều với nhau. Khoảng cách giữa các đường sức từ cũng bằng nhau. Độ lớn của của cảm ứng từ trong từ trường điều ở mọi thời điểm điều bằng nhau. 

Ứng dụng của từ trường

Ứng dụng của từ trường là gì?

Từ trường được ứng dụng vào việc chế tạo máy móc và dụng cụ đo đạc phục vụ cho cuộc sống con người. Cụ thể:

  • Máy điện tĩnh: Các máy biến áp, biến thế, tụ điện,..
  • Máy điện quay: Máy phát điện, động cơ điện,…
  • Các dụng cụ đo đạc, thăm dò và phát tín hiệu từ trường: Micro, loa, còi điện,…
  • Các dụng cụ ứng dụng lực hút sắt của từ trường: nam châm trong cần cẩu sắt thép, cuộn dây rơ le.
  • Các ứng dụng sử dụng lực đẩy và lực cản của từ trường với các vật chuyển động: đệm điện từ trong xe lửa cao tốc, bộ cản dịu trong các đồng hồ đo đạc.
Cách nhận biết từ trường

Cách nhận biết từ trường trong không gian

Từ trường không thể nhìn được bằng mắt thường. Do vậy để nhận biết từ trường trong không gian, người ta dùng kim nam châm [nam châm thử].

Đặt nam châm thử trong môi trường có từ tính [từ trường] thì kim nam châm bị lệch đi so với phương ban đầu. Điều này được giải thích là do từ trường đã tác dụng lực từ lên kim nam châm thử.

Để giúp các bạn dễ hiểu hơn, gia sư Thành Tâm sẽ lấy ví dụ cụ thể như sau:

  • Tương tác giữa hai dòng điện song song cùng chiều sẽ hút nhau và đẩy nhau nếu chúng ngược chiều.
  • Hai nam châm sẽ hút nhau khi chúng đặt trong từ trường của nhau.

>>> Xem thêm: Nên làm gì khi mất gốc lý 11? Phương pháp học tốt lý 11 là gì?

[Chi tiết] Một số câu hỏi về từ trường là gì?

Câu 1. Khẳng định nào sau đây là chính xác nhất khi nói về từ trường

A. Các cực cùng tên của nam châm thì đẩy và hút

B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau

C. Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau

D. Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt

→ Đáp án B

Câu 2. Trường hợp nào bên dưới sẽ không có sự xuất hiện của từ trường

A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.

B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau

C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau

D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Đáp án C. Giải thích: Khi một thanh nam châm và thanh đồng đặt gần nhau thì không tạo ra được từ trường.

Câu 3: Đáp án nào chỉ rõ được sự phân biệt đường sức từ với điện trường tĩnh

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức

B. Các đường sức là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu

C. Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định

D. Từ trường mạnh thì vẽ các đường sức mau và từ trường yếu thì vẽ các đường sức thưa.

→ Đáp án A

Câu 4: Xung quanh vật nào sau đây không phát ra từ trường?

A. Dòng điện không đổi

B. Hạt mang điện chuyển động

C. Hạt mang điện đứng yên

D. Nam châm chữ U

→ Đáp án C. Giải thích: Hạt mang điện đứng yên sẽ không phát ra được từ trường

Câu 5. Hoàn thành câu dưới đây để trở thành một khái niệm đúng: “Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện………….”

A. xung quanh dòng điện thẳng

B. xung quanh một thanh nam châm thẳng

C. trong lòng của một nam châm chữ U

D. xung quanh một dòng điện tròn

→ Đáp án C

KẾT LUẬN:

Gia sư môn lý lớp 11 hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ lần lượt giải đáp về các thắc mắc liên quan đến từ trường là gì. Học tập là cả một quá trình cố gắng và nổ lực. Trong quá trình học, mỗi bạn sẽ tự rút ra được kinh nghiệm và phương pháp học lý lớp 11 riêng cho mình. 

Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ về số hotline 0374771705 hoặc fanpage để được tư vấn và hướng dẫn.

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM

Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, HCM

HOTLINE: 0374771705 [Cô Tâm]

>>> Xem thêm: Tóm lại là: [A-Z] Công thức tính Cường Độ Điện Trường lớp 11

Nhấn vào đây để đánh giá bài này !

[Toàn bộ: 1 Trung bình: 5]

Ta nhận biết từ trường bằng?

A.Điện tích thử

B.Nam châm thử

C.Dòng điện thử

D.Bút thử điện

Đáp án đúng B.

Ta nhận biết từ trường bằng nam châm thử, từ trường là không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó, từ mỗi vị trí nhất định trong của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

– Loại vật liệu có thể hút được sắt vụn gọi là nam châm.

– Trên một nam châm, có những miền hút sắt vụn mạnh nhất, đó là các cực của nam châm. Mỗi nam châm có hai cực: Cực Bắc [kí hiệu là N] và cực Nam [kí hiệu là S].

– Một kim nam châm nhỏ được đặt tự do và có thể quay xung quanh một trục thẳng đứng đi qua trọng tâm của kim nam châm luôn nằm định hướng theo hướng Nam – Bắc.

– Thực nghiệm chứng tỏ rằng, giữa các nam châm có tương tác với nhau thông qua các lực đặt vào các cực: Hai cực của hai nam châm đặt gần nhau sẽ đẩy nhau khi chúng cùng tên và hút nhau khi chúng khác tên.

Lực tương tác đó được gọi là lực từ và các nam châm được gọi là có từ tính.

– Các loại nam châm:

+ Nam châm chữ U

+ Nam châm thẳng

+ Nam châm tròn

+ Nam châm điện

– Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực [gọi là lực từ] lên kim nam châm đặt gần nó, ta nói dòng điện có tác dụng từ.

– Từ trường là không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.

– Từ mỗi vị trí nhất định trong của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.

– Cách nhận biết từ trường

+ Người ta dùng kim nam châm [gọi là nam châm thử] để nhận biết từ trường.

+ Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm [làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc Nam] thì nơi đó có từ trường.

Video liên quan

Chủ Đề