Đề văn so sánh lớp 11 và 12 năm 2024

TS Trịnh Thu Tuyết - Giáo viên luyện thi môn ngữ văn THPTQG tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI

TS Trịnh Thu Tuyết - Giáo viên luyện thi môn ngữ văn THPTQG tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI phân tích sâu sự thay đổi trong cấu trúc đề nghị luận văn học THPTQG năm 2018 với sự xuất hiện của câu hỏi phụ và phần kiến thức lớp 11…

Có thể thấy nghị luận văn học là phần quan trọng nhất chiếm tới 5 điểm trong bài thi môn Văn THPTQG. Dựa trên đề thi mẫu mà Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố năm 2018, chúng ta thấy rằng cấu trúc bài văn nghị luận văn học đã có sự thay đổi rất lớn so với những năm trước cũng như đề thi của năm 2017.

Điểm mới trong đề nghị luận văn học môn Ngữ Văn THPTQG năm nay là có sự xuất hiện của chương trình lớp 11 với nhiều tác phẩm được đưa vào đề thi.

Mặc dù sự xuất hiện của phần kiến thức lớp 11 và 12 trong đề thi môn Văn không còn là mới nhưng các em cần lưu ý cấu trúc đề thi năm nay sẽ không còn là đề so sánh như các năm trước đây.

Đối với đề thi các năm trước, lượng kiến thức lớp 11 và 12 xuất hiện trong đề so sánh là 50 – 50. Ví dụ: “Trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ, hai nhận vật, hai chi tiết…”.

Chính đặc điểm này sẽ chi phối cấu trúc bài làm văn của các em. Cụ thể, các em lần lượt đi từ phân tích đơn vị kiến thức thứ nhất đến đơn vị kiến thức thứ 2 và cuối cùng là đi so sánh, rút ra kết luận, lí giải nguyên nhân.

Năm nay, nếu các em quan sát kỹ đề thi mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo có thể dễ dàng nhận ra trong cấu trúc bài nghị luận văn học đơn vị kiến thức lớp 12 vẫn là chủ đạo, nhưng có thêm câu hỏi phụ [yêu cầu có sự liên tưởng đến kiến thức lớp 11].

Tất nhiên câu hỏi đã có liên tưởng thì sẽ có cơ chế so sánh để tìm ra điểm tương đồng, khác biệt, nhưng tương đồng, khác biệt ở đây không phải để thấy rõ hai đối tượng, mà để làm nổi bật được đối tượng đơn vị kiến thức thứ nhất trong chương trình ở lớp 12 được hiện hữu trong đề bài như là một yêu cầu nghị luận cơ bản.

Lưu ý cần nhớ khi làm bài nghị luận văn học THPTQG năm nay

Thời gian để làm bài nghị luận văn học là từ 60 – 70 phút/120 phút. Chính vì vậy khi làm bài nghị luận văn học, yêu cầu đầu tiên là các em đọc thật kỹ để xác định được yêu cầu, nội dung cơ bản cần nghị luận là gì? Phần liên tưởng đề cập đến ở mức độ và góc độ nào để viết cho vừa phải đúng mức và không bị lạc đề.

TTO - Theo quy định của Bộ GD-ĐT, đề thi năm nay sẽ có cả phần kiến thức lớp 11 và 12. Nhưng phần lớp 11 chiếm tỉ lệ bao nhiêu, rơi vào phần kiến thức nửa đầu hay nửa cuối?

Thí sinh và phụ huynh tỏ ra căng thẳng trước giờ thi văn sáng 25-6 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhiều thông tin trái chiều về việc này được các phụ huynh truyền nhau khiến thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018 hoang mang.

"Nhìn vào đề thi tham khảo kiến thức lớp 11 chỉ chiếm 20% nhưng em vẫn lo lắng. Các năm trước đề thi nếu có rơi vào lớp 11 thì chỉ có các tác phẩm thời kì 30-45 hoặc Thơ mới. Năm nay khi Bộ GD-ĐT thông báo chính thức về việc sẽ ra đề vào kiến thức lớp 11, em lo rằng phạm vi kiến thức có thể rơi vào đề thi sẽ rộng hơn", một học sinh lớp 12 trường THPT Nhân Chính, Hà Nội chia sẻ.

Dù học rất khá môn văn nhưng thí sinh Nguyễn Thị Hồng Thương, Bình Sơn, Quảng Ngãi cho biết rất hồi hộp.

"Mấy hôm nay em cứ đếm từng giờ để đến giờ thi môn thi văn xem đề thế nào. Bây giờ em cũng không ôn hay xem lại kiến thức nào nữa, để người thả lỏng hết sức nhưng vẫn hồi hộp", Thương chia sẻ.

Thí sinh xem danh sách phòng thi tại điểm thi THPT Trưng Vương Q.1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

"Em ngại đề môn văn ra phần liên hệ so sánh với tác phẩm trong chương trình lớp 11. Rất khó để tìm điểm giống và khác nhau giữa các tác phẩm", thí sinh Mai Thị Phương Thùy - Trường THPT Trần Kỳ Phong, Bình Sơn, Quảng Ngãi, nói.

Khác với nỗi lo "kiến thức lớp 11", nhóm các bạn Hoàng Anh, Thu Hương - Trường THPT Kim Liên, cho biết các em dành buổi cuối cùng để "đọc báo", xem các thông tin thời sự để lấy chất liệu cho phần bài nghị luận xã hội được sinh động.

Thí sinh Phạm Trọng Nhân, học sinh Trường THPT Phú Nhuận thì dự đoán: "Về đề văn nghị luận xã hội, em đoán sẽ ra về kỹ năng sống của giới trẻ".

Theo một giáo viên dạy văn lớp 12 ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, trước ngày thi, nhiều học sinh đề nghị cô giáo "dạy thêm phần văn học cận đại" vì lo đề sẽ rơi vào nửa đầu của chương trình lớp 11.

"Học sinh lo quá nên tôi cũng phải trao đổi thêm về một số kiến thức lớp 11 văn. Chủ yếu để trấn an học sinh trước buổi thi thôi. Nếu làm tốt phần câu hỏi liên quan tới lớp 12, nắm chắc lý thuyết về các thể loại thì học sinh vẫn có được điểm khá", cô Lan Anh, một giáo viên dạy văn ở Hà Nội cho biết.

Chủ Đề