Để xây dựng tinh thần đồng đội ta cần làm gì

Nắm giữ vai trò là một nhà quản lý, để dẫn dắt đội nhóm hiệu quả thì kỹ năng lãnh đạo đội nhóm là một trong những yêu cầu bắt buộc bạn cần thành thạo. Bất cứ quyết định nào của bạn trong quá trình làm việc nhóm cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến một hay nhiều cá nhân. Chính vì thế mà bạn phải luôn quan tâm đến từng thành viên, đồng thời tìm ra những giải pháp xây dựng môi trường tập thể tích cực, chủ động.

Hãy cùng Acabiz tham khảo những cách sau đây để khích lệ tinh thần làm việc nhóm hiệu quả của nhân viên trong quá trình làm việc.

1. Mọi người vì công việc

Trước khi triển khai công việc nhóm, bạn phải là người xây dựng lên các kế hoạch dài hạn mà nhóm bạn sẽ phụ trách. Nhiệm vụ của người quản lý đó là nhắc nhở thường xuyên và cổ vũ tinh thần nhân viên cùng hướng tới hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình bắt tay vào triển khai công việc, nhiều nhân viên có xu hướng bị chi phối quá nhiều vào các công việc trước mắt mà quên đi các mục tiêu dài hạn. Chính vì thế, các thành viên khác cần điều hướng cho đồng đội mình tập trung đúng hướng để không mắc phải những rắc rối về sau.

2. Xác định vai trò của từng cá nhân

Xác định rõ vai trò của từng thành viên trong nhóm là nhiệm vụ cần làm của nhà quản lý, điều này sẽ liên quan trực tiếp đến sự thành công và thất bại của cả đội nhóm trong công việc. Khi nhà quản lý và cả nhân viên biết rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hành của cả tập thể thì vấn đề triển khai công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi mọi người đều biết ai đang làm gì? Mức độ hoàn thành đến đâu. Khích lệ tinh thần làm việc nhóm bằng việc phân chia công việc rõ ràng, phù hợp năng lực từng người sẽ giúp họ phát huy được đầy đủ khả năng của bản thân trong công việc.

3. Lập ra mục tiêu chi tiết

Cơ sở để tạo nên mội đội nhóm thành công đó là từng thành viên trong nhóm phải biết phần đấu vì bản thân, có mục tiêu cá nhân và hướng tới các mục tiêu chung của công việc. Nhà quản lý là người khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy nhân viên cần hoàn thành các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn một cách nhanh nhất với kết quả tốt nhất. Làm việc có mục tiêu chi tiết, các thành viên trong nhóm sẽ có thói quen làm việc quy củ, tuân theo nội quy chung và có tinh thần tự giác cao.

4. Thường xuyên chia sẻ thông tin

Tạo ra một môi trường làm việc nhóm cởi mở, thoải mái chia sẻ thông tin lẫn nhau sẽ hạn chế tối đa những hiềm khích không đáng có làm ảnh hưởng đến tinh thần đồng đội. Tất cả các nhân viên trong đội nhóm phải hiểu được nhau, luôn luôn phải trau dồi học giao tiếp để hướng đến những kết nối tích cực, luôn rõ ràng mọi thông tin thì công việc mới có thể được triển khai thông suốt, không có những khúc mắc hiểu lầm gây ra sai sót trong tiến hành công việc.

5. Tạo dựng niềm tin

Không chỉ là nhà quản lý mà tất cả các thành viên trong đội nhóm cần có trong mình hai đức tính cần thiết, đó là: sự tin cậy và biết giữ lời hứa. Đối với nhà quản lý, hai tính cách này thể hiện ở việc bạn đưa ra các hình thức khen thưởng, kỷ luật thích đáng, kịp thời đối với các nhân viên trong quá trình làm việc. Còn đối với các thành viên nhóm, việc hoàn thành tốt và có trách nhiệm với những công việc được giao phó theo đúng thời hạn là cơ sở để đánh giá về niềm tin trong công việc.

>> Xây dựng quy chế đào tạo trong doanh nghiệp

>> 4 cách thức xác định yêu cầu đào tạo của nhân viên

6. Luôn lắng nghe

Trong làm việc đội nhóm, các cá nhân phải thể hiện được sự nghiêm túc của mình, luôn sẵn sàng tiếp thu và lắng nghe ý kiến từ các thành viên khác và không bao giờ vắng mặt trong các cuộc họp nhóm bởi đây chính là khoảng thời gian quan trọng để tất cả biết rõ quan điểm của nhau, hiểu rõ cách thức làm việc và cũng tìm ra những giải pháp để hướng về các mục tiêu chung nhất.

7. Kiên nhẫn

Trong trường hợp đội nhóm của bạn chưa đạt được kết quả công việc theo kế hoạch đề ra, toàn đội nhóm nên có thời gian đánh giá lại quá trình triển khai cụ thể để tìm ra nguyên nhân, các giải pháp để rút kinh nghiệm và giải quyết các bất đồng đang tồn tại trong nhóm. Làm việc nhóm đặc biệt không nên vội vãi, hãy kiên nhẫn bởi đây là công việc của cả một tập thể, mỗi cá nhân có điểm mạnh, yếu và việc cần làm lúc này đó là hỗ trợ nhau tiến lên phía trước.

8. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ

Sức mạnh tập thể sẽ tạo ra những kết quả thành công bất ngờ, chính vì thế thay vì chỉ tập trung vào công việc, đội nhóm có thể gắn kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi dành thời gian cùng nhau thư giãn và chia sẻ niềm vui trong cuộc sống. Nhà quản lý phải là người tiên phong tạo ra cơ hội để nhân viên vui chơi để mọi người thân thiết với nhau hơn hay những buổi đi ăn trưa sau giờ làm việc căng thẳng,… Tinh thần làm việc cá nhân từ đó cũng được nâng cao, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái và hăng say hơn trong công việc

Để bất kỳ tổ chức nào đạt được thành công thì cần phải sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có. Một số nhà lãnh đạo thường quan tâm nhiều hơn đến các nguồn tài chính và các tài sản khác mà quên mất một nguồn lực quan trọng: nhân viên. Nhân viên cần được quan tâm chăm sóc để họ có thể phát huy hết sức khả năng của bản thân, đưa ra kết quả công việc tốt nhất và đóng góp vào sự phát triển và thành công của tổ chức.

Các nhà quản lý cần thiết lập các cách thức, phương pháp để không ngừng thúc đẩy nhân viên của họ có động lực cải thiện tinh thần đồng đội tại nơi làm việc. Có nhiều phương pháp khác nhau có thể thực hiện để đạt được mục tiêu này. Dưới đây là một số mẹo mà người quản lý có thể sử dụng, bao gồm một vài trò chơi để cải thiện tinh thần đồng đội và sự đoàn kết.

1. Xác định mục tiêu rõ ràng

Một tổ chức phải có đường lối và xác định rõ ràng các mục tiêu dài hạn và đảm bảo tất cả nhân viên đều nhận thức sâu sắc về các tôn chỉ này. Điều này giúp mọi người dễ dàng làm việc hài hòa hướng tới cùng một mục tiêu và tạo ra tinh thần đồng đội cao hơn. Các mục tiêu có thể được đặt dưới những khó khăn khác nhau, vì vậy sau khi hoàn thành một dự án, một nhóm sẽ được giao một nhiệm vụ với tính chất tương đối khó hơn. Khi hoàn thành các nhiệm vụ này, sự cam kết và cống hiến của các thành viên dành cho nhóm, cho phòng ban nơi bạn làm việc hay nói rộng ra là dành cho công ty sẽ tăng lên.

2. Thúc đẩy giao tiếp hiệu quả

Nhân viên nên được tạo điều kiện để cho phép họ giao tiếp cởi mở với cả đồng nghiệp và cả cấp trên của họ nữa. Bất kỳ thành viên nào trong tổ chức cũng cần phải được trao cơ hội để nói lên ý tưởng sáng tạo của chính bản thân và được nêu ra bất kỳ thách thức nào mà họ có thể phải đối mặt. Thúc đẩy giao tiếp tự do khiến mọi người cảm thấy mình được tôn trọng, lắng nghe, được giúp đỡ bởi chính đồng nghiệp, những người xung quanh mà hằng ngày họ vẫn đang làm việc, hợp tác cùng. Từ đó tinh thần đồng đội, gắn kết giữa các thành viên ở nơi làm việc sẽ được cải thiện theo chiều hướng ngày một tốt hơn.

Bạn có thể tổ chức các buổi gắn kết và các sự kiện giao lưu không mang tính chất quá trang trọng, nơi nhân viên có thể thoải mái chia sẻ mối quan tâm và đưa ra đề xuất của họ về các vấn đề cần được cải thiện ở công ty. Điều này tạo cơ hội cho ban lãnh đạo nhận được phản hồi về các chính sách và ý kiến thiết yếu về các vấn đề quan trọng như tuyển dụng nhân sự hay là vấn đề định hướng, đặt ra các mục tiêu mới.

3. Xác định vai trò và trách nhiệm

Việc xác định rõ ràng nhiệm vụ và vai trò của các cá nhân khác nhau giúp giảm thiểu xung đột về mặt trách nhiệm giữa các bên và cũng giúp xác nhận xem bộ máy công ty có đang hoạt động một cách trơn tru hay không. Khi tất cả mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình, thời gian dành để phân công công việc sẽ được giảm thiểu, dẫn đến tăng sản lượng và thành công.

Nhân viên cũng cần phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của họ đối với đồng đội, đồng nghiệp của mình, để có thể giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết. Hiểu rõ về vai trò của mọi người sẽ làm giảm nguy cơ giao phó, phân công công việc không chính xác. Điều này có thể dẫn đến việc một số thành viên bị bóc lột sức lao động, không công bằng và làm việc quá sức, gây ra sự phẫn nộ và làm tổn hại đến tinh thần đồng đội.

4. Hòa giải xung đột nhanh chóng và hiệu quả

Giải quyết xung đột một cách hiệu quả và kịp thời giúp ngăn ngừa sự chia rẽ trong nhóm, thúc đẩy sự hòa hợp và giúp cải thiện tinh thần đồng đội tại nơi làm việc. Hãy để nhân viên được tự giải quyết các vấn đề nhỏ cùng với nhau mà không cần sự can thiệp không cần thiết đến từ phía các cấp quản lý.

Nhưng bạn cũng nên nhận thức được rằng khi nào thì cần can thiệp và khi nào thì cần ngăn chặn không để vấn đề leo thang ngoài tầm kiểm soát. Nếu xung đột không được giải quyết nhanh chóng, nó có thể dẫn đến việc ngừng giao tiếp, trao đổi giữa các bên và làm tổn hại nặng nề đến quan hệ nội bộ. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đến hiệu quả công việc chung của doanh nghiệp.

5. Lấy sự thay đổi của bản thân làm ví dụ

Bạn nên cư xử theo cách mà bạn muốn các thành viên trong nhóm của bạn cư xử. Có một câu nói nổi tiếng rằng một người nên là sự thay đổi mà họ muốn thấy trên thế giới, và tương tự, một nhà quản lý nên tuân theo sự thay đổi mà họ muốn thấy trong văn phòng của họ. Hãy nỗ lực không ngừng để dẫn đầu bằng cách làm gương, để các thành viên trong nhóm của bạn biết rằng bạn mong đợi ở họ cách hành xử như thế nào trong công việc cũng như cuộc sống.

6. Trò chơi giải đố

Chơi game cũng có thể giúp cải thiện tinh thần đồng đội ở nơi làm việc. Bạn có thể lên kế hoạch tổ chức một buổi tụ tập mà nhân viên có cơ hội trả lời các câu hỏi đố và thử thách kỹ năng trí tuệ của họ. Chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ này trong ngày làm giảm sự nhàm chán và căng thẳng liên quan đến công việc, đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết và cải thiện tinh thần đồng đội ở nơi làm việc.

7. Tổ chức cuộc thi đánh máy

Đánh máy nhanh là một kỹ năng cần thiết trong doanh nghiệp mà mọi nhân viên nên có. Người quản lý có thể tổ chức một cuộc thi cho cả nhóm để kiểm tra tốc độ đánh máy của từng cá nhân. Có thể có giải thưởng cho những người có tốc độ vượt trội, cũng như cho những người tiến bộ qua mỗi cuộc thi.

Ngoài việc giúp mọi người cải thiện một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong công việc, các cuộc thi thân thiện này còn tăng cường sự đoàn kết và mang lại bầu không khí thoải mái, nơi các nhân viên có thể thoải mái và vui vẻ với nhau.

8. Đưa ra các hoạt động thể chất theo nhóm

Cùng nhau thực hiện một số bài tập thể dục tại nơi làm việc không chỉ giúp cải thiện tinh thần và trí lực của nhân viên mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho toàn bộ thành viên. Người quản lý nên nhóm các thành viên thành các nhóm khác nhau dựa vào thể chất, nhu cầu hay thói quen vận động của từng cá nhân để cân nhắc sắp xếp các bài tập đơn giản, phù hợp từ đó đem lại lợi ích sức khỏe cho mọi người. Các buổi tập này có thể bao gồm yoga, giãn cơ hoặc các bài thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng.

9. Nhậu thôi anh em ơi !

Tinh thần đồng đội ở nơi làm việc cũng có thể được nâng cao bằng cách cùng nhau đi uống vài ly sau giờ làm việc. Người quản lý có thể sắp xếp cho cả nhóm đi đến một nhà hàng hoặc quán bar gần đó sau giờ làm việc và đi uống cùng nhau. Đây là cơ hội tuyệt vời để mọi người hiểu nhau hơn, cải thiện mối quan hệ trong nhóm và xây dựng mối quan hệ công việc.

10. Baby Picture Game

Bạn có thể yêu cầu nhân viên của mình mang theo một số bức ảnh thời thơ ấu của họ và mời các thành viên khác ghép ảnh hiện tại của đồng nghiệp tương ứng. Đây là một trò chơi đơn giản có thể cải thiện không khí nơi làm việc, mang lại cho mọi người cơ hội thư giãn và giúp các cá nhân tìm hiểu thêm về nhau.

KẾT

Có vô số cách để nâng cao tinh thần của nhân viên và cải thiện tinh thần đồng đội tại nơi làm việc. Các mẹo và trò chơi được đề cập ở trên chỉ là một vài lựa chọn trong số đó. Là người leader, hãy dành chút thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu những phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất với từng nhân viên và môi trường làm việc của bạn.

Hãy thử áp dụng những cách được nêu ra ở trên và bạn sẽ thấy tinh thần đồng đội được cải thiện, nâng cao tinh thần làm việc và hợp tác tốt hơn. Điều này sẽ dẫn đến tăng năng suất nhân viên, và đóng góp chung vào thành công của công ty.

References: //toggl.com/blog/10-quick-ways-to-improve-teamwork-in-the-workplace

Video liên quan

Chủ Đề