Đh quốc tế hồng bàng tuyển sinh 2023

PGS.TS Bùi Đức Triệu trình bày phương hướng tuyển sinh đại học năm 2023 và từ năm 2025 tại Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 và phương hướng tuyển sinh năm 2023 - Ảnh: NEU

Ngày 1-11, GS.TS Phạm Hồng Chương - hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân - ký quyết định ban hành quy chế tuyển sinh đại học của trường. Quy chế này được áp dụng với các khóa tuyển sinh từ ngày 1-1-2023.

Theo nhà trường, quy chế này được ban hành căn cứ trên Luật giáo dục đại học, nghị định 99, đề án tự chủ của trường và theo quy định tại thông tư 08 ban hành quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2022.

Quy chế tuyển sinh đại học áp dụng từ năm 2023 của Trường đại học Kinh tế quốc dân vừa công bố là sự tích hợp giữa các quy định chung trong quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022 và những yêu cầu đặc thù của trường [không áp dụng với các chương trình liên kết do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng].

Theo đó, quy chế tuyển sinh của trường kế thừa toàn bộ quy định về đối tượng tuyển sinh, điểm cộng ưu tiên, quy định tuyển thẳng, phương thức xét tuyển... từ quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022.

Quy chế này cũng quy định rõ chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: "Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp".

Từ năm 2023, điểu ưu tiên đối với thí sinh đạt điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về thang điểm 10 và tổng điểm ba môn tối đa là 30] được xác định theo công thức:

Điểm ưu tiên = [[30 - Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.

Về phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 và từ năm 2025, PGS.TS Bùi Đức Triệu - trưởng phòng quản lý đào tạo nhà trường - cho biết trong thời gian tới nhà trường sẽ giữ chỉ tiêu tuyển sinh ổn định ở mức như hiện nay với phương thức xét tuyển chủ yếu sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp, tinh giản theo hướng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM hoặc của các trung tâm khảo thí độc lập [nếu có] kết hợp chứng chỉ quốc tế [SAT, ACT, IELTS…].

Theo điều 26, thông tư 08, từ năm 2023, các cơ sở giáo dục đại học phải xây dựng quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công khai trên trang điện tử của cơ sở đào tạo.

Tổ chức tuyển sinh theo đề án và quy chế tuyển sinh đã ban hành; tuân thủ các quy định của quy chế và các quy định của pháp luật hiện hành.

Thông tin chi tiết quy chế tuyển sinh của trường tại đây.

Theo Nghị định 81, từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025- 2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự chủ được quy định theo từng khối ngành với mức 1,2 - 3,5 triệu đồng/tháng.

So với năm học 2021 - 2022 thì mức trần học phí năm học 2022 - 2023 tăng vọt [trừ khối ngành II, Nghệ thuật]. Đặc biệt, khối ngành VI.2 [Y Dược] tăng 71,3% [hiện ở mức trần 1,43 triệu đồng/tháng sẽ tăng lên thành 2,45 triệu đồng/tháng]. Các khối ngành còn lại [trừ khối ngành II] hầu hết đều tăng hơn 20% đến gần 30%, riêng khối ngành IV [Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên] mức tăng vừa phải hơn, 15,3%.

Theo thông tin từ các trường, học phí từ năm học tới dự kiến tăng. Cụ thể, tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, học phí dự kiến cao nhất rơi vào khoảng 44,5 triệu đồng đối với ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. So sánh với mức học phí là 32 triệu đồng/năm 2021, mức tăng này đã đạt đến 40%

Một trường có đào tạo Y, Dược khác là Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng dự kiến tăng học phí.

Cụ thể, học phí ngành Răng Hàm Mặt chương trình tiếng Việt năm 2022 là 105 triệu đồng/học kỳ, trong khi mức cũ là 91 triệu đồng/học kỳ. Với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, mức học phí tăng từ 110 triệu đồng/học kỳ lên mức 125 triệu đồng/học kỳ. Với các ngành học khác, mức tăng nhẹ hơn. 

Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tăng học phí ở khóa tuyển sinh năm 2022. Mức thu cho năm học 2022-2023 tương đương 42 triệu đồng, năm học 2023-2024 là 44 triệu đồng, năm học 2024-2025 là 46 triệu đồng và năm học 2025-2026 là 48 triệu đồng. Chỉ tính riêng học phí năm học 2022-2023 khi so sánh với mức  35 triệu đồng/năm cho khóa tuyển sinh năm 2021, học phí của trường đã tăng thêm 24,5%.

Một đại học khác có mức tăng học phí khá mạnh là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP HCM. Từ năm 2022, trường thực hiện đổi mới, tự chủ về học phí, vì vậy, mức thu học phí của trường dự kiến tăng lên từ 16-60 triệu đồng/năm. Cụ thể, học phí nhóm ngành khoa học xã hội từ 16-20 triệu đồng/sinh viên/năm học; học phí nhóm ngành ngôn ngữ và du lịch từ 21-24 triệu đồng/sinh viên/năm học. Mức học phí chương trình chất lượng cao [theo chi phí thực tế] gấp 3 lần mức trần học phí chương trình đào tạo hệ chuẩn trình độ đại học, dự kiến là 60 triệu đồng/sinh viên/năm.

Tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM, mức học phí cho khóa tuyển sinh năm 2022 dự kiến 64-72 triệu đồng/năm [tùy ngành]. Trong khi đó, tại Trường ĐH Hoa Sen, học phí năm học 2022 với 33 ngành và 10 chương trình đào tạo bậc ĐH chính quy sẽ dao động từ 80-85 triệu đồng/năm học. Riêng chương trình song bằng sẽ có mức phí trung bình 85,5 triệu đồng/năm; Hoa Sen Elite sẽ có mức học phí 115-120 triệu đồng/năm.

Theo Doãn Hùng/Vietnamnet

Chủ Đề