Điểm các trường đại học có môn luật năm 2022

Nhằm giúp các thí sinh có thêm nguồn thông tin tham khảo tin cậy để thuận lợi cho việc đăng ký xét tuyển vào nhóm ngành luật của các trường đại học, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã khảo sát một số trường trên cả nước về chỉ tiêu tuyển sinh và dự báo, đánh giá điểm chuẩn nhóm ngành này.

Phổ điểm thi ít biến động, dự báo điểm chuẩn nhóm ngành Luật khó giảm

Thông tin với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ban tuyển sinh của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm nay thí sinh phải đảm bảo ít nhất bằng điểm chuẩn năm ngoái thì mới có cơ hội trúng tuyển vào trường.

Theo chuyên viên tư vấn của trường này, “so với mặt bằng chung năm ngoái, phổ điểm năm nay không có quá nhiều biến động, đề thi cũng không quá thử thách với thí sinh, vì vậy rất ít khả năng điểm chuẩn năm nay sẽ giảm”.

Chuyên viên tư vấn cũng lưu ý, việc tăng, giảm hay giữ nguyên điểm chuẩn của trường còn phụ thuộc số lượng hồ sơ thí sinh sinh nộp vào trường. Ngày 20/8, thí sinh trên cả nước mới hoàn thành việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển, vì vậy ở thời điểm hiện tại rất khó để xác định mức điểm chuẩn chính xác của từng tổ hợp môn đối với nhóm ngành Luật của trường là bao nhiêu.

Nhiều trường đại học dự báo điểm chuẩn các ngành Luật năm nay ít có khả năng giảm so với năm ngoái. Ảnh minh họa: Doãn Nhàn

Cùng chung nhận định như vậy, theo chuyên viên tư vấn tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh] dự báo điểm chuẩn nhóm ngành Luật của trường này cũng không có khả năng giảm so với mặt bằng chung năm ngoái.


Chuyên gia nói gì về phổ điểm tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022?

Được biết, chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh] năm nay được chia đều cho các phương thức khác. Với thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022, năm nay chỉ có khoảng 50% chỉ tiêu cho đối tượng này, vì vậy dự báo điểm chuẩn rất ít khả năng sẽ giảm.

Trước đó, trường Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh] đã công bố kết quả đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 theo 4 phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển dành cho học sinh giỏi quốc gia hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, điểm thi đánh giá năng lực,...

Lưu ý với thí sinh có nguyện vọng đăng ký vào nhóm ngành Luật

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hướng - Tổ trưởng Tổ Tuyển sinh và Truyền thông, Phòng Đào tạo trường Đại học Luật, Đại học Huế cũng nhận định phổ điểm các môn trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay không có nhiều sự thay đổi so với năm 2021. Vì vậy, thí sinh cần tham khảo điểm trúng tuyển vào trường năm trước để cân nhắc trước khi đặt nguyện vọng.

Cũng theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hướng, năm nay số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Luật, Đại học Huế qua khảo sát ổn định như mọi năm, vì vậy “thí sinh đạt khoảng 6 điểm/môn trong tổ hợp xét tuyển có thể yên tâm đăng ký xét tuyển vào ngành Luật của Nhà trường".

Năm 2022, mọi nguyện vọng của thí sinh ở các phương thức xét tuyển đều phải đăng kia trên hệ thống Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc kĩ lưỡng ngành học và ngôi trường yêu thích để ưu tiên đặt nguyện vọng cho phù hợp.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hướng, thí sinh đạt khoảng 6 điểm/môn trong tổ hợp xét tuyển có thể yên tâm đăng ký xét tuyển vào ngành Luật của trường Đại học Luật, Đại học Huế. Ảnh: HUL

“Ngoài vấn đề điểm số, thí sinh cũng cần làm rõ lý do vì sao lại thích ngành Luật, tố chất của bản thân liệu có phù hợp với ngành này hay không? Ngoài ra, thí sinh cần tìm hiểu rõ tính cách của bản thân, nghề mong muốn trong tương lai có phù hợp với ngành Luật hay không, tìm hiểu xem học Luật ra sau này sẽ làm gì,... để có lựa chọn đăng ký phù hợp với ngành mong muốn”, đại diện ban tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh] lưu ý tới các thí sinh.

Kỳ vọng vào một mùa tuyển sinh mới, thạc sĩ Nguyễn Xuân Hướng cũng cho biết thêm nhiều chính sách đãi ngộ của trường Đại học Luật, Đại học Huế dành cho các thí sinh:

“Năm 2022 trường Đại học Luật, Đại học Huế có nhiều chính sách học bổng hấp dẫn như: thí sinh đạt từ 25 điểm trở lên thì được cấp học bổng tương đương học phí năm học thứ 3 trong khóa học, đạt từ 27 điểm trở lên thì được cấp học bổng tương đương học phí năm học thứ 3 và thứ 4 trong khoá học.

Với phổ điểm và chính sách học bổng tuyển sinh hi vọng thu hút được nhiều thí sinh nhập học vào trường Đại học Luật, Đại học Huế”.

Hiện nay, Luật là một trong những ngành học "hot" được nhiều học sinh lựa chọn. Tính đến đầu năm 2022, cả nước có 92 cơ sở đào tạo được tổ chức đào tạo và cấp bằng đại học cử nhân luật. Những trường đào tạo ngành Luật được nhiều người lựa chọn như: trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh], trường Đại học Luật - Đại học Huế,...

Doãn Nhàn

BNEWS Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2022.

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 theo phương thức 6 [mã phương thức 409], sử dụng chứng chỉ IELTS và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi THPT năm 2022.

Theo đó, điểm chuẩn theo phương thức 6 của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay cao nhất là ngành Luật thương mại quốc tế với 26 điểm.

Các ngành Luật, Luật chất lượng cao, Luật kinh doanh cùng có điểm chuẩn là 25.

Điểm xét tuyển được tính theo công thức:

Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế + Điểm môn Toán [hoặc Văn] + Điểm môn còn lại của tổ hợp xét tuyển có tiếng Anh theo từng ngành + Điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực [nếu có].

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sẽ thực hiện đăng ký nguyện vọng trên cổng thông tin tuyển sinh theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Thời gian đăng ký là đến trước 17h ngày 20/8.

Năm 2022, Khoa Luật tuyển sinh theo 6 phương thức.

Phương thức 1: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Luật quy định; Riêng với ngành Luật chất lượng cao phải đảm bảo điều kiện kết quả môn Tiếng Anh của kì thi THPT năm 2022 đạt tối thiểu điểm 6.0 [theo thang điểm 10].

Phương thức 2 và 3: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế Tuyển sinh và thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Đề án của Khoa Luật cần đảm bảo các quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và của Khoa Luật; Riêng với ngành Luật chất lượng cao phải đảm bảo điều kiện kết quả học tập từng kỳ [6 học kỳ] môn tiếng Anh bậc THPT đạt tối thiểu 7.0 điểm hoặc sử dụng các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.

Phương thức 4: xét kết quả thi đánh giá năng lực [ĐGNL] do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022 và điểm sàn nhận hồ sơ là 80/150.

Phương thức 5: xét kết quả thi SAT, chứng chỉ A-Level, ACT.

Phương thức 6: xét kết quả IELTS hoặc chứng chỉ tiếng Anh tương đương kết hợp điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn].

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 theo phương thức 6 [mã phương thức 409], sử dụng chứng chỉ IELTS và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi THPT năm 2022.

Theo đó, điểm chuẩn theo phương thức 6 của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay cao nhất là ngành Luật thương mại quốc tế với 26 điểm.

Các ngành Luật, Luật chất lượng cao, Luật kinh doanh cùng có điểm chuẩn là 25.

Điểm chuẩn năm 2022 của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội theo phương thức xét tuyển kết hợp. 

Điểm xét tuyển được tính theo công thức:

Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế + Điểm môn Toán [hoặc Văn] + Điểm môn còn lại của tổ hợp xét tuyển có tiếng Anh theo từng ngành + Điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực [nếu có].

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sẽ thực hiện đăng ký nguyện vọng trên cổng thông tin tuyển sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian đăng ký là đến trước 17h ngày 20.8.2022.

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến thời điểm hiện tại mặc dù đã quá 2/3 thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển, tuy nhiên còn rất nhiều thí sinh chưa thực hiện đăng ký [gần 50%].

Thí sinh sau khi đăng ký xét tuyển vẫn tiếp tục được điều chỉnh nguyện vọng [trong thời gian quy định] không giới hạn số lần. Sau 17 giờ  ngày 20.8.2022, hệ thống sẽ tự động khóa chức năng đăng ký xét tuyển để chuyển sang các quy trình tiếp theo và khi đó thí sinh sẽ không còn quyền đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Vụ Giáo dục Đại học [Bộ Giáo dục và Đào tạo] đề nghị các cơ sở đào tạo, sở giáo dục và đào tạo các địa phương tăng cường truyền thông, khuyến cáo, nhắc nhở thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước hạn cuối [trước 17 giờ ngày 20.8.2022] để tránh các rủi ro về kỹ thuật [nếu có].

Video liên quan

Chủ Đề