Điểm giống nhau giữa thơ Quê hương và Khi con tu hú là gì


Tố Hữu [1920 - 2002]

Vài nét về nhà thơ Tố Hữu: 

  • Tên thật là Nguyễn Kim Thành [1920 – 2002], bút danh là Tố Hữu.
  • Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quang Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
  • Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm chính: các tập thơ Từ ấy [1937-1946], Việt Bắc [1946-1954], Gió lộng [1955-1961], Ra trận [1962-1971],  Máu và hoa [1972-1977], Một tiếng đờn [1979-1992],...
  • Tố Hữu là nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền văn học cách mạng đương đại, ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng và kháng chiến. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Thơ ông được soi sáng bởi lí tưởng cộng sản và hướng đến những vấn đề xã hôi rộng lớn.
  • Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
          - Mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc: có ba nội dung chính là cái “tôi” chiến sĩ, tình cảm lớn và niềm vui lớn.
          - Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng:
                + Tính sử thi: thơ Tố Hữu tập trung vào những vấn đề có tính chất cộng đồng, có ý nghĩa lịch sử lớn lao với cảm hứng ngợi ca.
                + Lãng mạn cách mạng: khẳng định lí tưởng niềm tin vào tương lai.
          - Mang đậm tính dân tộc:
                + Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống và thể thất ngôn linh hoạt.
                + Dùng ngôn ngữ dân gian, sử dụng những hình ảnh ước lệ truyền thống.
                + Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết: xưng hô gần gũi như tâm tình, nói những vấn đề chính trị bằng tình bạn, tình yêu hay tình cảm gia đình.

Tác phẩm 

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ "Khi con tu hú" được làm trong thời gian Tố Hữu ở tù, khi đó ông mới vào tù được ba tháng ở tuổi đời 19 và hoạt động cách mạng chưa đầy ba năm. 

2. Xuất xứ

Bài thơ được in trong tập “Từ ấy”, tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.

3. Đề tài

Về người chiến sĩ cách mạng.

4. Chủ đề

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và khát vọng tự do của người tù cách mạng.

5. Thể loại

"Khi con tu hú" được viết theo thể thơ lục bát.

6. Mạch cảm xúc

Mạch cảm xúc của bài thơ là khát vọng tự do.

7. Bố cục

Bài thơ được chia thành hai phần: 

  • Phần 1 [6 câu đầu]: Miêu tả cảnh mùa hè 
  • Phần 2 [4 câu cuối]: Tâm trạng của người tù cách mạng

NỘI DUNG [edit]


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1. Cảnh đất trời vào hè [6 câu đầu]

  • 6 câu thơ đầu mở ra một thế giới rộn ràng, tràn đầy nhựa sống của mùa hè, đó là bức tranh  mùa hè trong tâm tưởng của nhà thơ:

          - Bức tranh rộn rã âm thanh:

                + Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng ruộng quê hương, báo hiệu mùa hè sang bồi hồi, tha thiết.

                + Tiếng ve ngân từ những vườn cây trái.

                + Tiếng sáo diều trên đồng quê gợi nhớ một thuở cắp sách đến trường.

          - Bức tranh rực rỡ sắc màu:

                + Màu vàng của đồng lúa chiêm đang chín.

                + Màu đỏ của trái chín.

                + Màu vàng của bắp.

                + Màu đào của nắng hạ.

                + Màu xanh của bầu trời.

          - Bức tranh ngọt ngào hương vị:

                + Vị ngọt làm say lòng người của trái cây chín.

Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng của nhà thơ là bức tranh đầy màu sắc, lộng lẫy nhưng lại rất thanh bình, tràn đầy sức sống ở làng quê và cuộc sống tự do.

          - Nghệ thuật liệt kê được sử dụng khi miêu tả cảnh mùa hè, tác giả đã liệt kê ra những vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc mùa hè.

         - Nghệ thuật đối lập: Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian nhà thơ ở trong tù, qua đó, ta thấy được hai cảnh tượng đối lập: một bên là nhà tù chật hẹp, một bên là không gian, cảnh sắc mùa hè tự do, phóng khoáng.

         - Hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu: tiếng ve, lúa chiêm chín vàng, bầu trời cao rộng với diều chao lượn, trái cây đượm ngọt,...

         - Sử dụng từ ngữ thể hiện quá trình phát triển của sự vật như “đang”, “dần”,…

  • Tiếng chim tu hú là biểu tượng mùa hè đối với nhà thơ, nó đã thức dậy cả mùa hè trong lòng nhà thơ, đặc biệt là thức tỉnh ý thức về một cuộc sống đẹp vừa mới bắt đầu, đầy hứa hẹn đang rạo rực, say mê và Tố Hữu đã căng mở mọi giác quan để cảm nhận mùa hè tự do đó.

Ở đây có sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng.

2. Tâm trạng của người tù cách mạng [4 câu cuối]

  • Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng.

           - Nghệ thuật đối lập: trong phòng giam là sự ngột ngạt, tù túng, đối lập với cảnh sắc mùa hè nhộn nhịp ngoài kia.

           - Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 [câu 8]; 3/3 [câu 9]

           - Từ ngữ mạnh [đập tan, chết uất] 

           - Các từ ngữ cảm thán trực tiếp [ôi, thôi, làm sao].

Tiếng chim tu hú cứ như khoan vào phòng giam, khiến cho sự ngột ngạt càng trở nên ngột ngạt, khiến người tù phải khao khát hành động đập phá, tháo cũi sổ lồng, khao khát tự do.

  • So sánh tiếng chim tu hú ở đầu bài và cuối bài:

           - Tiếng tu hú ở câu thơ đầu là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Đó là tiếng chim gọi mở ra một mùa hè đầy ắp sức sống, đầy ắp tự do. Tiếng chim lúc này hòa hợp với tâm trạng người tù cùng với niềm say mê cuộc sống.

           - Tiếng tu hú ở câu kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt, giục giã, tiếng gọi của khát vọng tự do tha thiết và chát bỏng, giục giã lòng người.

Đây là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu là tiếng chim náo nức gọi bầy, kết thúc lại là tiếng kêu giục giã, thôi thúc khát vọng tự do tạo nên sự day dứt, xốn xang. Nhưng ở cả hai câu, tiếng chim tu hú đều giống như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ với nhân vật trữ tình - người tù cách mạng.

Tóm lại, bài thơ có hai cảnh chính là cảnh [cảnh sắc thiên nhiên vào hè] và tình [tâm trạng người tù]. Cảnh thật đẹp với những hình ảnh quen thuộc, ấn tượng, dạt dào sức sống còn tình thì lại rất sôi nổi, sâu sắc và da diết.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Thể loại lục bát mềm mại, uyển chuyển, tự nhiên, truyền tải được cảm xúc tha thiết, sâu lắng, lại thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản trẻ. 
  • Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm.
  • Giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán.
  • Biện pháp liệt kê, tương phản.
  • Kết cầu đấu cuối tương ứng vừa tạo sự thống nhất, vừa thể hiện sự đối lâp mạnh mẽ.
Tổng kết:
  • Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh tù ngục.
  • Bài thơ gồm hai cảnh: tả cảnh và tả tình, gộp thành một chỉnh thể. Cảnh rất đẹp với một loạt hình ảnh vừa quen thuộc vừa ấn tượng, tất cả đều dào dạt sức sống, có hồn và tình thì sôi nổi, sâu sắc và da diết. Có được hiệu quả nghệ thuật đó là nhờ vào thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc hất quán, khi tươi sáng, khoáng đạt, khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm xúc thơ.
  • “Khi con tu hú” của Tố Hữu là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề