Điện cao thế là bao nhiêu vốn?

Chào bạn, về vấn đề xây nhà dưới đường điện cao có vi phạm pháp luật mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP:

“Điều 13. Điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220kV

Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1.Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy

2.Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.

[Ảnh minh họa: Có được xây nhà dưới đường điện cao thế không?]

3.Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện áp                                      Khoảng cách

Đến 35kV                                      3,0 m

110 kV                                           4,0 m

220 kV                                          6,0 m

4.Cường độ điện trường nhỏ hơn 5kV/m tại bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một [01] mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một [01] mét.”

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp của bạn  [khoảng cách là 5,0 m] không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp cao đến 220kV. Trong trường hợp nếu bạn muốn xây dựng một công trình xây dựng tại lô đất có đường dây cao thế 220kV thì khoảng cách giữa công trình của bạn với đường dây tối thiểu phải bằng 6,0m.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề xây nhà các đường dây điện bao nhiêu mới hợp pháp để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Việc phân loại hiệu điện thế của các cấp điện áp sẽ phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể và quy ước riêng của từng quốc gia. Tại Việt Nam, hiệu điện thế được Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] quy ước. Trong đó, đường điện được chia ra thành các cấp bao gồm đường điện hạ thế, điện trung thế, điện cao thế. Cụ thể hơn để phân biệt rõ từng loại nguồn điện trong đó có nguồn điện trung thế ở cấp điện áp là bao nhiêu và được ứng dụng trong các mục đích gì? Hãy cùng Cơ điện Trần Phú tham khảo thêm thông tin tại bài viết đây.

Các phân biệt đường điện hạ thế, điện trung thế, điện cao thế

Cấp điện áp là gì? Điện trung thế thuộc cấp điện áp nào?

Cấp điện áp được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-BCT quy định đo đếm điện năng trong hệ thống điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.

    Theo đó, cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm:

- Điện Hạ áp là cấp điện áp đến 01 kV;

- Điện Trung áp là cấp điện áp trên 01 kV đến 35 kV;

- Điện cao áp là cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV;

- Siêu cao áp là cấp điện áp trên 220 kV.

Dựa theo thông tin trên thì điện trung thế đang thuộc cấp điện danh định trên 1 kV đến 35 kV.

Phân biệt điện hạ thế, điện trung thế, điện cao thế

Điện hạ thế

- Điện hạ thế ở Việt Nam là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 220V-380V.

- Cấp điện hạ thế này sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB bao gồm 4 sợi dây cáp bện vào nhau. Một số khác thì sử dụng 4 dây cáp rời được gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ treo. Cột điện thường sử dụng cột bê tông ly tâm hoặc cột bê tông vuông, trụ tháp sắt với cao từ 5m-8m. 

- Ở mức điện hạ thế này sẽ không xảy ra hiện tượng phóng điện nhưng sẽ gây ra giật điện nếu chạm trực tiếp vào phần kim loại đang dẫn điện trong dây. Đây cũng là đường dây điện sinh hoạt được dẫn đến từng nhà, có thể tồn tại ở bất kì vị trí nào trong nhà. Đường dây này luôn được bọc kín bằng một lớp vỏ bọc cách điện.

Điện trung thế

- Điện trung thế là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 15kV [15.000V]

Ở các mức điện áp này có thể gây ra phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn [người hoặc vật đến gần dây điện hoặc thiết bị điện dưới 0,7m]. Đường điện trung thế được sử dụng dây bọc, dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện. Nguồn điện này được treo trên cột bê tông ly tâm, cao từ 9m-12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo. 

Phân biệt đường điện trung thế thông qua sứ đỡ hoặc sứ treo

Điện cao thế

- Điện hạ thế là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 110kV-220kV-500kV [110.000V-220.000V-500.000V]

- Ở nguồn điện này có thể bạn sẽ bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn [đến gần các dây điệnthiết bị điện: 110kV dưới 1, 5m; 220 kV dưới 2,5m; 500 kV dưới 4,5m]. Nguồn điện cao thế sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện. Trụ điện cao thế được cấu thành từ bê tông ly tâm, cột tháp sắt, một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông, cột có chiều cao trên 18m.

Cách nhận biết điện cao áp, cao thế 

- Đường điện cao thế có thể dễ dàng nhận biết thông qua quan sát thấy đường dây điện có gắn chuỗi sứ. Thông thường được nhận biết như sau:

+ Với điện áp 500kV khoảng 24 bát/chuỗi;

+ Với điện áp 220kV từ [12-14] bát/chuỗi;

+ Với điện áp 110kV từ [6-9] bát/ chuỗi;

+ Với điện áp 35kV từ [3 – 4] bát/chuỗi, có thể dùng sứ đứng

Các cấp điện áp nhỏ hơn

Chủ Đề