Điều đặc biệt của hội thi kéo co làng Hữu chấp là gì

2021-11-26 14:04:52 Số lượt xem 492

Hội Kéo co làng Hữu Chấp diễn ra vào buổi chiều ngày mùng 4 tháng Giêng. Nét độc đáo trong hội thi kéo co làng Hữu Chấp là không thi kéo bằng dây, mà dùng cả thân cây tre làm dây kéo. Tương truyền xưa kia, dân làng Hữu Chấp có nghề kéo gỗ thuê ở các làng bên sông, rất được các phường kéo gỗ ở các nơi tín nhiệm. Vì vậy mà lễ hội làng có tục kéo co.

Lễ tế trước khi tổ chức hội kéo co


Để có được cây tre làm dây kéo thi, trước ngày khai hội hàng tháng, làng đã cử người đi chọn tre ở các gia đình trong làng. Tre được chọn phải là tre ở các gia đình không có tang trở, bố mẹ song toàn, mọi người tín nhiệm. Hai cây tre được chọn phải không già, không non quá, gọi là tre bánh tẻ, dài, thẳng, không bị sâu kiến, không bị cộc ngọn và số đốt của hai cây phải là số lẻ. Tre của gia đình nào được chọn là vinh dự và niềm may mắn của gia đình trong cả năm.

Từ sáng mùng 3 tết, 4 ông hóa được giao trực tiếp chỉ đạo việc làm dây kéo. Hai cây tre được chọn được đặt tại sân đình, mọi người tham gia dùng mảnh sành cạo sạch tinh tre để lộ phần cật trắng. Sau đó nối hai cây tre lại với nhau bằng cách đục ở hai đầu gốc cây tre, mỗi gốc hai lỗ nối lại bằng hai đòn gánh. Tiếp lấy lạt quấn tết chặt hai chỗ tiếp nối thành hình ba con nhện [một con ở giữa to, hai con ở hai đầu nhỏ hơn]. Hai đòn nối chính là điểm tì khi kéo, vì vậy phải dùng thanh tre già và chắc. Theo quan niệm dân gian, hai đòn tay nối biểu trưng cho hai hướng Đông và Tây; ba hình con nhện biểu thị cho âm và dương [đực và cái]. Khi dây kéo làm xong, làng cho làm lễ hạ dây kéo để tổ chức cuộc thi kéo co.

Tham gia thi kéo co là các trai đinh của 4 giáp trong làng [Đông, Tây, Nam, Bắc] được chia làm 2 phe: phe Đông và phe Tây. Thường mỗi bên có 37 trai đinh khỏe mạnh, gia đình không có tang trở và được làng chọn cử. Tất cả đều cởi trần, đóng khố, thắt lưng nhiễu điều, đầu chít khăn lụa, những người còn lại bám vào thân tre chờ hiệu lệnh của các ông Hóa mà kéo.

Theo quy định từ xa xưa của người dân Hữu Chấp, các đôi sẽ kéo 3 keo, bên nào kéo được 2 keo bên đó thắng. Đặc biệt, điều độc đáo trong trò chơi không phải bên  nào kéo khỏe sẽ thắng mà cần vận hành theo quy tắc. Người dân nơi đây cho rằng phía Đông là hướng của mặt trời mọc và phía Tây là mặt trời lặn, sự xuất hiện và biến mất của mặt trời thể hiện chu trình khép kín của thời gian luân chuyển từ ngày này sang ngày khác. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của cộng đồng cư dân trồng lúa nước mang trong mình tín ngưỡng thờ thần mặt trời vì thế đến keo thứ 3 dân làng sẽ vào giúp để bên Đông chiến thắng. Vì người dân nơi đây tin rằng bên Đông thắng cuộc thi, năm đó lúa chiêm sẽ được mùa, làng trên xóm dưới bình yên, hòa thuận.

Với những giá trị truyền thống về văn hóa cũng như lịch sử, nghi lễ và trò chơi Kéo co làng Hữu Chấp đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa đa Quốc gia năm 2015.

Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nguồn: Thành phố Bắc Ninh - vùng đất văn hiến [trang 80-83]

 Soạn bài Kéo co – Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?;Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?

Soạn bài: Kéo co

Câu 1. Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?

Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là phải có 2 đội thường có số người bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên đó thắng.

Câu 2. Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

Ở làng Hữu Trấp, kéo co là cuộc thi giữa nam và nữ. Năm xưa nay được xem là phái mạnh thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, ở tiếng hò reo khuyến khích của người xem.

Câu 3. Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?

Ở làng Tích Sơn, kéo co là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng của mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông kéo ra đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.

Câu 4. Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?

Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian khác như đấu vật, múa võ, đá gà, thổi cơm thi…

Nội dung: Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

a. Đoạn 1 cho em biết cách chơi kéo co như thế nào?

b. Dựa vào đoạn 2, hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

c. Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?

d. Đoạn 3 cho em biết cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?

e. Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?


a. Cách chơi kéo co là: Kéo co là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên, bên nào kéo được đối phương ngã thì bên đó thắng. Mỗi lần đấu diễn ra 3 lượt kéo.

b. giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp là: Kéo co ở làng Hữu Trập diễn ra giữa nam và nữ. Có năm nam thắng, có năm bên nữ thắng. Ai ai cũng vui, hò reo khuyến khích, cổ vũ cho hai bên.

c. Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì: có sự ganh đua quyết liệt, mạnh mẽ, đồng thời vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

d. Kéo co ở làng Tích Sơn có điểm đặc biệt là: Kéo co diễn ra giữa trai tráng hai giáp trong làng, không hạn chế số lượng. Bên thua keo đầu, keo thứ hai bổ sung thêm người đến kéo và chuyển từ thế bại thành thắng.

e. Ngoài kéo co còn có một số trò chơi dân gian khác như đua thuyền, đấu vật, đánh đu,  đánh cờ người.....

Bài văn chia thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến bên ấy thắng.

=> Giới thiệu cách chơi kéo co.

  • Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp đến xem hội.

=> Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

=> Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.

Nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta cần được gìn giữ và phát huy

Trả lời:

Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là: Phải có hai đội và thường thì số người hai đội phải bằng nhau và cùng giới tính. Thành viên của mỗi đội ôm lưng nhau hoặc nắm lấy dây thừng kéo và phải đủ ba keo mới tính thắng bại.

Trả lời:

Ở làng Hữu Trấp, kéo co là cuộc thi giữa nam và nữ. Năm xưa nay được xem là phái mạnh thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, ở tiếng hò reo khuyến khích của người xem.

Trả lời:

Ở làng Tích Sơn, kéo co là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng của mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông kéo ra đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.

Trả lời:

Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian khác như đấu vật, múa võ, đá gà, thổi cơm thi...

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Tiếng sáo diều Tuần 16

Soạn bài: Tập đọc: Kéo co

Nội dung chính

Bài đọc giới thiệu về trò chơi kéo co. Đó là một trò chơi dân gian, thể hiện sức mạnh, tinh thần thượng võ. Kéo co ở mỗi nơi sẽ có một luật chơi khác nhau, nhưng mọi người đều vui vẻ dù thắng hay thua.

Câu 1 [trang 156 sgk Tiếng Việt 4] : Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?

Trả lời:

Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là phải có 2 đội thường có số người bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên đó thắng

Câu 2 [trang 156 sgk Tiếng Việt 4] : Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

Trả lời:

Ở làng Hữu Trấp, kéo co là cuộc thi giữa nam và nữ. Năm xưa nay được xem là phái mạnh thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, ở tiếng hò reo khuyến khích của người xem.

Câu 3 [trang 156 sgk Tiếng Việt 4] : Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?

Trả lời:

Ở làng Tích Sơn, kéo co là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng của mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông kéo ra đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.

Câu 4 [trang 156 sgk Tiếng Việt 4] : Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?

Trả lời:

Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian khác như đấu vật, múa võ, đá gà, thổi cơm thi…

Nội dung: Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề