Điều không tính trước trong câu chuyện là gì

Soạn bài Điều không tính trước chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị và Đọc hiểu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

CHUẨN BỊ

Trả lời câu 1 [trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Xem lại các mục Chuẩn bị bài Bức tranh của em gái tôi để vận dụng vào bài đọc hiểu văn bản này.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản, và đọc phần Chuẩn bị của bài Bức tranh của em gái tôi để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Truyện kể về câu chuyện mà tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, “tôi” xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ “chúng tôi” sẽ xảy ra cuộc tranh chấp đánh nhau ai ngờ cả ba lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

- Truyện kể về nhân vật: tôi, Nghi, Phước.

- Nhân vật chính là cậu bé dễ xúc động, nông nổi nhưng cũng rất tốt bụng.

- Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy rất thích hợp với chủ đề và dễ dàng bộc lộ tâm trạng nhân vật.

- Bài học: Trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc không nên lấy bạo lực để giải quyết vấn đề.

Câu 3

Trả lời câu 3 [trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Nhân vật "tôi" trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết [hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...] mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật "tôi".

Phương pháp giải:

Xem lại văn bản, và chọn ra câu văn nói về nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật “tôi” trong truyện là người nóng tính, hiếu chiến.

- Một số chi tiết khắc họa nhân vật tôi:

+ Ức nhất là lúc đó bên tôi đang bị dẫn trước một bàn.

+ "Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!".

+ Cuối cùng, tôi tìm thấy "vũ khí" trong hộp đồ nghề của anh Nghĩa.

+ "Chiều nay mày có đi đánh nhau với tao không?"

+ Tôi khích "Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi! Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa! Bỏ qua sao được!"

+ Tôi lên giọng đàn anh.

...

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Cánh diều - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Tài liệu Soạn bài Điều không tính trước môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 6 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 2 bộ sách Cánh diều.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Điều không tính trước ngắn nhất:

1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 70 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Đọc trước truyện Điều không tính trước, tìm hiểu thêm về thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

Trả lời:

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam.  Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuồi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.

Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Nhật Ánh từng có thời gian đi dạy học, viết báo với nhiều bút danh như Chu Đình Ngạn, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,… Năm 13 tuổi, ông đã có thơ đăng báo. Năm 1984, tác phẩm truyện dài đầu tiên Trước vòng chung kết đã định vị tên tuổi của ông trong lòng độc giả và kể từ đó, ông tập trung viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên.

Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối,… Truyện của ông được tái bản liên tục và chưa bao giờ giảm sức hút với những người yêu mến chất văn Nguyễn Nhật Ánh.

Ông cũng đã đoạt nhiều giải thưởng như: năm 1990, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm [1975-1995] qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành đoàn TP HCM và Báo Tuổi trẻ, đồng thời được Hội Nhà văn TP HCM chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm [1975-1995].

Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 71 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó

Trả lời:

– Truyện được kể theo ngôi thứ I. Tác dụng của việc chọn ngôi kể thứ I làm cho câu chuyện được kể trở nên chân thực, sinh động, hấp dẫn,

Câu hỏi trang 71 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tình huống dẫn đến ý định ” đánh nhau” là gì?

Trả lời:

– Tình huống dẫn đến ý định đánh nhau là: bàn thắng của tôi không được đội bạn mà đặc biệt là Nghi công nhận cho là đã mắc lỗi “việt vị”, nên nhân vật tôi cảm thấy không công bằng, bực mình và muốn trả thù Nghi.

Câu hỏi trang 71 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật ” tôi”

Trả lời:

– Qua lời đối thoại ta thấy, nhân vật “tôi” là người rất hiếu chiến, muốn công bằng.

Câu hỏi trang 72 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần 3 khác như thế nào?

Trả lời:

– Việc xảy ra ở phần [3] khác hẳn với dự định ban đầu của nhân vật “tôi”, ý định ban đầu là chặn đánh Nghi nhưng không ngờ Nghi lại mang cho mình mượn cuốn sách luật bóng đá và mời đi xem phim. 

Câu hỏi trang 72 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tranh minh họa cho chi tiết sự việc gì trong truyện?

Trả lời:

– Tranh minh họa cho sự việc nhân vật “tôi” cùng Phước giăng bẫy chờ Nghi tới để đánh.

Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Trong phần [4], điều gì khiến người đọc hồi hộp?

Trả lời:

– Điều khiến người đọc hồi hộp là sợ rằng Phước sẽ không nhận Nghị ra hiệu dừng lại mà tiếp tục như kế hoạch

Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Qua phần [4], em thấy Nghi là người như thế nào?

Trả lời:

– Em thấy Nghi là người bộc trực, thẳng thắn nhưng rất tốt bụng và nhiệt tình với bạn bè.

Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ nào về sự đoàn kết?

Trả lời:

– Lá lành đùm lá rách .

– Máu chảy ruột mề . 

– Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ .

b. Sau khi đọc 

Câu 1 trang 74 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính được

Trả lời:

– Câu chuyện được kể theo ngôi thứ I

– Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật:

Đưa tao xem nào! [Lời của nhân vật]

Tôi nói và rút tay ra khỏi túi quần, vô tình lại lôi ra cả cái kềm 

Mày đem kềm đi đâu vậy? – Nghi tò mò. [Lời của nhân vật]

À…à, lúc nãy tao sửa xe, rồi bỏ quên trong túi. [Lời của người kể chuyện]

Câu 2 trang 74 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: ” Điều không tính trước” trong câu chuyện là điều gì? Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người như thế nào?

Trả lời:

– “Điều không tính trước” trong câu chuyện là ý định ban đầu là đi đánh Nghi nhưng sau đó lại kết thúc bằng việc 3 đứa tôi đi xem phim trong vui vẻ, hào hứng.

– Em thấy Nghi là người bộc trực, thẳng thắn nhưng rất tốt bụng và nhiệt tình với bạn bè.

Câu 3 trang 74 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Nhân vật ” tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết [ hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,…] mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật ” tôi”

Trả lời:

– Nhân vật tôi là kiểu người hiếu chiến, nóng tính nhưng biết nhìn ra vấn đề và thay đổi

+ Lời nói: “ Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay”

+ Hành động: Đi tìm vũ khí để đánh nhau

+ Suy nghĩ: Nhân vật “tôi” bàn tính kế hoạch rất cụ thể để đánh Nghi.

Câu 4 trang 75 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong kết thúc của câu chuyện [ phần 4]

Trả lời:

– Điều tạo nên sự hấp dẫn trong kết truyện ở phần [4] là nhân vật “tôi” không còn ý định đạnh nhau với Nghi nữa mà ba người bạn vui vẻ khoác vai nhau đi xem phim

Câu 5 trang 75 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời:

– Theo em, qua câu chuyện tác giả muốn ca ngợi tính cách thẳng thắn, giúp đỡ và yêu thương bạn bè đồng thời tác giả cũng phê phán đức tính nhỏ nhen, hiếu chiến, nóng tính. 

– Điều em thấm thía nhất là đừng bao giờ nóng vội, trước khi làm điều gì cần phải suy nghĩ thật thấu đáo nếu không sẽ đánh mất đi những thứ quan trọng trong cuộc đời. Như nhân vật “tôi” nếu vội vàng mà đánh Nghi thì rất có thể đã mất đi một người bạn tuyệt vời. 

Câu 6 trang 75 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện:”Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ”

Trả lời:

– Ở kết thúc này tác giả đã đề cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng. Sự đoàn kết sẽ giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ và to lớn hơn.

Xem thêm

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Tải xuống

Video liên quan

Chủ Đề