Đoạn văn bản trên đã cho anh/chị lời khuyên hay bài học gì?

Đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Văn

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Sơn La - Lần 1 [Có đáp án] được Download.vn tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Download.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

[Đề thi có 2 trang]

KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM HỌC 2017 - 2018 [LẦN 1]

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU [3,0điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

“Michael Dowling là chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những ngân hàng lớn nhất tiểu bang Minnesota và từng được phòng Thương mại Hoa kỳ bầu chọn là vị lãnh đạo tiêu biểu của năm… Một lần, ông được mời đến thăm các thương bệnh binh ở thành phố Luân Đôn – những con người đã phải đối mặt với thế chiến II khốc liệt.

Mở đầu buổi nói chuyện, Michael nói với các khán giả của ông rằng thương tích mà họ đang gánh chịu chẳng đáng là gì, rằng thay vì chìm đắm trong đau khổ, thất vọng họ hãy đứng lên, hăng hái trở lại và tiếp tục cống hiến cho cuộc sống. Ngay lập tức nhiều tiếng xì xào phản đối nổi lên...

Rất bình thản, Michael tiếp tục bài phát biểu của mình. Ông khuyên họ hãy giữ vững niềm tin vào bản thân và tự đặt ra những mục tiêu để phấn đấu. Khi ông kết thúc, cơn thịnh nộ của các thương bệnh binh lên đến đỉnh điểm. Họ lớn tiếng phản đối chê bai lẫn thóa mạ ông. Nhưng lạ thay, vị chủ tịch không hề nao núng. Ông im lặng, bình thản ngồi xuống chiếc ghế gần đó và bắt đầu “tháo” chân phải của mình ra. Trông thấy cảnh đó, những người lính có vẻ lắng dịu một chút. Họ chăm chú quan sát hành động kì lạ của ông. Michael tháo tiếp một bên chân còn lại của mình, rồi lặng lẽ tháo luôn cánh tay phải, bàn tay trái của mình… Ông tiếp tục nói, những lời tâm tình dịu dàng của người đồng cảnh ngộ, rằng thành công của mỗi người phụ thuộc vào việc họ có dám đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu hay không và mức độ nhẫn nại để thực hiện những mục tiêu ấy đến đâu. Những người cựu chiến binh yên lặng. Người đàn ông tật nguyền đang phát biểu trên bục kia đã thực sự truyền cho họ một sức sống mới.”

[Trích “Vượt lên chính mình” - Những câu chuyện cuộc sống - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 42]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? [0,5 điểm]

Câu 2: Thái độ của những người thương bệnh binh khi nghe Michael nói chuyện? [0,5 điểm]

Câu 3: “Người đàn ông tật nguyền đang phát biểu trên bục kia đã thực sự truyền cho họ một sức sống mới.”. Theo anh [chị], “sức sống” mà Michael truyền cho các thương bệnh binh được là gì?

Câu 4: Suy nghĩ của anh [chị] về bài hoc từ l ời khuyên của Michael v ới các thương bệnh binh trong phần mở đầu buổi nói chuyện: “thay vì chìm đắm trong đau khổ họ hãy đứng lên, hăng hái trở lại và tiếp tục cống hiến”? [1,0 điểm]

II. LÀM VĂN [7,0điểm]

Câu 1 [2 điểm]:Bằng môt đoạn văn khoảng 200 chữ, anh [chị] hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lời tâm tình Michael nói với các thương bêṇ h binh : “...thành công của mỗi người phụ thuộc vào việc họ có dám đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu hay không và mức độ nhẫn nại để thực hiện những mục tiêu ấy đến đâu”.

Câu 2 [5 điểm]:

Trình bày hiểu biết và cách đánh giá của anh [chị] về nhân vật người vợ nhặt [Truyện ngắn "Vợ nhặt" - Kim Lân]. Từ đó, hãy liên hệ với nhân vật thị Nở [Truyện ngắn "Chí Phèo" - Nam Cao] để phát hiện những nét riêng của các nhà văn khi khắc họa thân phận con người.

---------- Hết ---------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2017 - 2018 [LẦN 1]

Môn: VĂN

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0,5

2

- Lúc đầu, những thương bệnh binh đã xì xào phản đối, thậm chí giận dữ và lớn tiếng chê bai thóa mạ ông.

- Sau khi chứng kiến cảnh Michael "tháo rời" từng phần tay chân của mình, họ lắng dịu dần, chăm chú quan sát và im lặng. Họ đã được tiếp thêm nguồn

sức sống mới.

0,5

3

“Sứ c sống mới” mà Michael đã truyền cho những người thương binh năṇ g đươc̣ làm nên bởi chính bản thân ông . Michael đã cho những thương binh ấy thấy, ông cũng như ho ̣, cũng có rất nhiều thiệt thòi , thiếu khuyết về thể chất . Nhưng bằng muc̣ đích sống , bằng sự nỗ lưc̣ , cố gắng, bằng khát voṇ g cống hiến cho đời, ông đã thành công. Michael có thể làm đươc̣ thì ho ̣cũng có thể làm được. Từ tấm gương của Michael , những người thương bi nh ấy có thể

tìm thấy nguồn động lực để vượt lên chính mình.

1,0

4

- Chìm đắm trong đau khổ thì sẽ bị nỗi đau khổ ấy hủy hoại tâm hồn , vắt kiêṭ sứ c lưc̣ và che khuất lối đến tương lai . Chỉ có đứng lên , hăng hái trở la ̣i và tiếp tuc̣ cống hiến mới khiến con người trở nên maṇ h mẽ để tìm thấy ý nghiã cuôc̣ sống, niềm vui và đôṇ g lưc̣ sống.

- Để đứ ng lên cần có khát voṇ g sống , tình yêu cuộc sống và nghị lực mạnh

mẽ. Cũng cần cả hiểu biết về chính mình , về yêu cầu của xã hôị để tìm hướng đi, cách khẳng định mình.

- Đây là lời khuyên hữu ích với những người đang phải đối măṭ với thất baị , thiêṭ thòi, đau khổ. Song để tiếp thu đươc̣ lời khuyên này cũng cần có sự tỉnh

táo sáng suốt của lí trí.

1,0

II

1

Nghị luận xã hội

Yêu cầu chung:

- Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.

- Hiểu đúng yêu cầu của đề; có kĩ năng viết văn nghị luận xã hội; có quan

điểm, chính kiến về vấn đề; có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục; thái độc chân thành, nghiêm túc…

Yêu cầu cụ thể:

Giới thiệu vấn đề nghị luận:

[1] Giải thích

+ Thành công: đaṭ đươc̣ muc̣ tiêu, đaṭ đươc̣ điều mong muốn, đaṭ đươc̣ kết quả như dự định.

+ Mục tiêu phấn đấu: cái đích đặt ra để hướng tới.

+ Sự nhâñ naị: thái độ kiên trì theo đuổi đến cùng một mục tiêu nào đó và vì mục tiêu ấy có thể chấp nhận, chịu đựng những cản trở.

=> Để thành công, người ta phải đăṭ ra môṭ cái đích để hướng tới và phải có

sự kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu đó.

0,5

[2] Phân tích, lí giải

+ Khi có môṭ muc̣ tiêu , môṭ cái đích để hướng tới thì cái đích ấy sẽ chính là điṇ h hướng cho moị hành đôṇ g để tâp̣ trung sứ c lưc̣ , khả năng của bản thân . Mục tiêu đặt ra cũng là sự thôi thúc về tinh thần để mỗi người phá t huy cả

khả năng sẵn có và năng lực còn tiềm ẩn . Có mục tiêu , cuôc̣ sống cũng trở

0.5

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cập nhật: 20/04/2018

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

* Cách giải

Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức của một đoạn văn và đảm bảo dung lượng 15 đến 20 câu, tránh viết quá ngắn hoặc quá dài so với quy định

Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần bày tỏ được những suy nghĩ đúng đắn, tích cực trên cơ sở hiểu đúng thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:

- Giải thích:

Thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.

- Bình luận:

Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi:

+ Cách đánh giá chỉ “chú trọng vào những vệt đen” mà không biết trân trọng “nhiều mảng sạch” là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.

+ Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.

- Liên hệ bản thân:…

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích [Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng].

- Sử dụng các thao tác lập luận [phân tích, tổng hợp, bàn luận,…] để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB:

1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

a] Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: "hoành sóc" – cầm ngang ngọn giáo

=> Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Không gian kì vĩ: "giang sơn" – non sông

=> Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc

- Thời gian kì vĩ: "kháp kỉ thu" – đã mấy thu

=> Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

Như vậy:

+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội

+ Hình ảnh, tầm vóc những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời mà chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng

b] Hình tượng quân đội thời Trần

- “Tam quân” [ba quân]: tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu.

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” [hổ báo] qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân.

+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.

=> Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.

=> Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phóng đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.

2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công [để lại chiến công, sự nghiệp], lập danh [để lại danh thơm cho hậu thế]. Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

+ "Thẹn": cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác

+ "Chuyện Vũ Hầu": tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

=> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.

=> Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.

KB:

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

Video liên quan

Chủ Đề