Đọc hiểu ước mơ của cha mẹ là gì

You're Reading a Free Preview
Page 2 is not shown in this preview.

Những đứa trẻ mang theo ước mơ của ba mẹ. Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình thành công, hạnh phúc. Nhưng vì thế mà chúng ta đang áp đặt quá nhiều kỳ vọng và ước mơ của mình lên con trẻ. Đã bao giờ cha mẹ ngừng lại một chút và tự hỏi: “Ước mơ thực sự của con là gì? Con có hạnh phúc khi phải sống với ước mơ dang dở của ba mẹ?”

Những đứa trẻ mang theo ước mơ của ba mẹ

Những đứa trẻ mang theo ước mơ của ba mẹ

Mỗi ngày làm cha mẹ, là thêm một ngày lo lắng, một ngày ước mong. Từ khi con lọt lòng cho đến lúc trưởng thành, không giây phút nào ba mẹ không phải vất vả lo toan. Nhưng hình như chúng ta đang tự đặt mình vào thế khó, khi bắt con mình phải vào khuôn mẫu thế này thế kia. Một tuổi phải hơn chục ký, hai ba tuổi phải biết đếm số tô màu, năm sáu tuổi thì thuộc lòng bảng chữ cái, lớn lên phải là kĩ sư, bác sĩ,.. Thật ra đó chỉ là góc nhìn của riêng ba mẹ, còn đối với con liệu như thế có thực sự phù hợp, có thực sự tốt, con có hạnh phúc không lại là chuyện khác.

Những mong muốn của con, từ mong muốn nhỏ hàng ngày cho đến ước mơ lớn cả cuộc đời, nếu đúng với suy nghĩ của ba mẹ thì được xem là đúng đắn, ba mẹ hài lòng rằng con mình trưởng thành, chín chắn. Còn nếu nằm ngoài vùng mơ ước của cha mẹ sẽ được xem là điên rồ, chưa đúng và sẽ bị vùi dập không thương tiếc. Nếu như ở nước ngoài, việc một đứa trẻ phát biểu rằng con muốn trở thành một nhà khảo cổ học được ba mẹ khuyến khích như là hướng đi phù hợp với khả năng và đam mê của con, thì ở Việt Nam một ước mơ như thế thường sẽ nhanh chóng bị cả gia đình từ chối vì cho rằng nghề này không mấy ai nổi tiếng, không ổn định và không kiếm được nhiều tiền.

Con có thành công và hạnh phúc được với ước mơ của ba mẹ không?

Mỗi ngày ra đường, chúng ta tiếp xúc, gặp gỡ nhiều người, mà không ít người đang làm những công việc họ không hề yêu thích. Tất cả những khó nhọc, chán chường thậm chí biểu hiện lên trên nét mặt họ. Có cô bác sĩ cứ gặp bệnh nhân là nhăn nhó, cáu gắt; có cô giáo mầm non vì các bạn nhỏ không ăn mà sẵn lòng đánh đập,… Những người ấy, chắc chắn nghề bác sĩ, giáo viên không phải là ước mơ của họ, không phải công việc mà họ say mê, mà có thể đó là mong muốn của ba mẹ họ, hay đơn giản những nghề ấy dễ xin việc, dễ kiếm tiền. Cô bác sĩ và cô giáo ấy bản thân họ chắc chắn cũng không cảm thấy hạnh phúc khi sống trong trạng thái như vậy, và họ cũng góp phần gây ra những bất hạnh cho cuộc đời người khác nữa.

Thì ba mẹ hãy tượng tưởng xem, sau này con mình có thể sẽ trở thành một người “thành đạt” như định nghĩa của chúng ta và xã hội, nhưng đó không phải là ước mơ của con, không phải là điều con yêu thích, thì con cũng chẳng thể vui vẻ, hạnh phúc được. Đối với xã hội, con có thể là người “thành công” đấy, nhưng đối với chính bản thân con, con sẽ cảm nhận rằng mình là người “thất bại” vì đã chẳng biết ước mơ của mình là gì, chẳng thể theo đuổi công việc mình say mê.

Ba mẹ có thể “ép” con vào khuôn mẫu, bảo bọc con, mơ ước cho con 18, 20 năm, nhưng phần còn lại trong cuộc đời con thì sao? Con sẽ làm thế nào khi cuộc sống của con không phải là ước mơ của mình mà là mong ước của ba mẹ.

Bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời cha mẹ, mọi ước mơ cho con cũng vô cùng xứng đáng. Nhưng thay vì ép con phải theo những ước mơ đó vừa khít như một khuôn mẫu nhất định, hãy để ước mơ được tự do lớn lên, phát triển hài hòa theo mong muốn và khả năng của con. Chúng ta có thể định hướng cho con, nhưng hãy lắng nghe con nữa, trao cho con quyền lựa chọn và để con chịu trách nhiệm với sự lựa chọn ấy.

Điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm để giúp con ứng phó với một thế giới đang thay đổi, đầy rẫy những bất an là giúp con có được một sự tự chủ và niềm tin vào chính bản thân mình.

Chuyên gia giáo dục người Úc Mohan Dhall đã từng chia sẻ rất nhiều về quan điểm nuôi dạy trẻ, thay vì bắt con làm mọi thứ theo lộ trình một cách nhàm chán, hãy khéo léo đưa con vào môi trường nơi con có thể tự do làm điều mình thích và tìm điều mình yêu. Nếu muốn con học vẽ, đừng bắt con phải vẽ ngôi nhà, hãy đưa cho con tờ giấy và hộp chì màu. Nếu muốn con làm bác sĩ, đừng bắt con phải học chuyên Hóa chuyên Sinh, hãy truyền cho con sự sẻ chia, tình yêu thương với anh em bạn bè hay những con vật xung quanh. Nếu muốn con học Tiếng Anh, đừng bắt con phải được điểm cao, học ngữ pháp, … như những môn học nhàm chán, hãy đưa con đến những môi trường nơi có bạn bè, người bản ngữ cùng những thầy cô giáo thấu hiểu trẻ em. Ở nơi đó, con sẽ được bồi dưỡng, truyền cảm hứng để con khám phá ra việc học hỏi đẹp đẽ vô cùng, khi con hứng thú với Tiếng Anh là khi con chắc chắn sẽ học tốt!

Ba mẹ à, chặng đường theo đuổi ước mơ nào cũng đầy chông gai, không khó khăn này thì cũng khó khăn khác. Nhưng nếu là chính bản thân con lựa chọn, còn được sự ủng hộ, định hướng của ba mẹ, thì chắc chắn con sẽ vượt qua và tạo nên những điều kì tích.

Có bao giờ bạn tự hỏi ước mơ của mẹ là gì? Bạn có tò mò mẹ mình muốn điều gì nhất không? Liệu mẹ có ước mơ không nhỉ?

Những người trẻ như chúng ta luôn cho phép mình có thật nhiều ước mơ, về sự thành công, về chiếc ô tô cùng ngôi nhà đẹp. Có ước mơ thì mới có tham vọng, vì có tham vọng nên chúng ta xa nhà, tìm lên chốn thị thành để kiếm cho mình cơ hội. Chưa chắc rằng có thể đạt được hoài bão, nhưng có một điều tôi biết: có một người mẹ ở nhà, không có ước mơ.

Có bao giờ bạn tự hỏi ước mơ của mẹ là gì

Mẹ tôi, một người đàn bà hơn nửa cuộc đời không biết đọc viết, tay quen cấy lúa, chân quen leo đồi lên rẫy. Cách đây khoảng 3 năm, có một lớp xoá mù chữ do các thầy cô dưới huyện lên dạy cho bà con ở bản, mẹ tôi đăng ký tham gia. Nhờ đó mà bây giờ mẹ mới biết tập tành lên zalo, ngày thấy mẹ nhắn những dòng tin nhắn đầu tiên, tôi mừng lắm. Dòng tin nhắn của mẹ có thể không dấu, có thể sai chính tả, có thể rất lâu mới nhắn được một cái, nhưng nó thực sự tuyệt vời trong lòng của những đứa con.

Tôi hỏi mẹ: “ước mơ của mẹ là gì?” Mẹ tôi không hiểu câu hỏi đó, hình như bà chưa nghe câu này bao giờ, tôi phải cố gắng giải thích một lúc. Nhưng quanh đi quẩn lại mẹ không có câu trả lời nào, tất cả chỉ là “mong con…” trở thành một cái gì đó. Gặng hồi hồi lâu, tôi nhận ra đúng là mẹ mình không có ước mơ, ước mơ của mẹ nằm ở những đứa con mất rồi. Cũng đúng thôi, mẹ thì làm gì có ước mơ…

Làm mẹ của đứa con, nửa đời đã qua chỉ có hai từ vất vả. Tôi không biết những người mẹ khác thì thế nào, nhưng mẹ tôi đúng thật là bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nuôi ba anh em tôi lớn, mẹ làm ruộng, làm rẫy, quanh năm trồng đủ loại cây củ hoa màu. Nhà tôi ở bản, buôn bán hàng hoá khó khăn, cố lắm thi thoảng mới bán được củ khoai sọ, củ gừng trồng trên nương để đóng học cho mấy anh em. Ngày xưa ở bản, người đàn ông bận uống rượu, nên gánh nặng gia đình 8 phần qua vai người mẹ. Quanh đi quẩn lại, nửa kiếp người đã qua, những đứa con cũng lớn rồi rời quê hương để chúng đi tìm ước mơ của nó. Chỉ còn lại mẹ ở nhà, mẹ vẫn đang chăm lo cho gia đình, và mẹ vẫn không có ước mơ.

ước mơ của mẹ

Khi ta đói thì chỉ muốn ăn no, khi ăn no thì ta mới nghĩ đến mặc đẹp được. Giống như lời bài hát trong bài “Ước mơ của mẹ”, điều mà mẹ đang bận lo chỉ là làm sao có được bữa cơm no. Mẹ không có ước mơ, vì mẹ bận lo cho gia đình, bà phải hy sinh tất cả cho những đứa con, mẹ không còn ước mơ nữa. Tất cả ước mơ của mẹ bây giờ chỉ là những đứa con được lớn khoẻ mạnh từng ngày và trở thành một người tốt cho xã hội.

Mẹ không có ước mơ, mẹ chỉ có những đứa con. Ước mơ của chúng chính là ước mơ của mẹ, chúng thành công thì mẹ cũng đạt được ước mơ. Những đứa trẻ như chúng ta, hãy cố gắng hơn nữa, để một ngày nào đó mẹ cũng có thể ước mơ lấy một cái gì đó cho mình.

Tôi biết mẹ không có ước mơ, nhưng mẹ cũng có những mong muốn nhỏ nhoi, ví như những đứa con có thể gọi điện về nhà thường xuyên hơn, hoặc nếu có thể, hãy trở về nhà nếu đã đi đủ lâu. 

Tôi là người cũng khá nhạy cảm nên mỗi lần nghĩ đến mẹ là nước mắt cứ rơm rớm ra, dặn lòng phải cố gắng hơn nữa. Hôm nọ tôi lên Sendo để mua chỉ đan để đan một cái áo cho mẹ, tại trời này ngoài tôi lạnh lắm. Nhưng đặt mãi không được , một hồi lâu mới biết tài khoản ngân hàng của tôi bị lỗi, may là Sendo nay có cả thanh toán bằng MOMO nên tôi đặt lại thì được ngay. Giờ chỉ chờ hàng về để tự tay đan một chiếc áo ấm cho mẹ rồi chạy về tặng mẹ, vì cũng lâu rồi tôi chưa về… 

Hãy tặng cho mẹ một món quà tự tay làm hoặc tự chọn lựa, điều này có thể không quá khó khăn với chúng ta đúng không? Hãy làm khi còn có thể và trân trọng những điều xung chúng ta bạn nhé !!

Nguồn Facebook

Xem thêm tại Cafeduhoc.net

Video liên quan

Chủ Đề