Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu online

Skip to content

Sách Đọc Nhiều Nhớ Được Bao Nhiêu? pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Zion Kabasawa.

👉 Link Sách: //bit.ly/3xFn4ZP

1. Review sách Đọc Nhiều Nhớ Được Bao Nhiêu?

Sách ebook review Đọc Nhiều Nhớ Được Bao Nhiêu? file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Zion Kabasawa trong danh mục: Sách kinh tế / Sách kỹ năng làm việc có giá chỉ: 69.900 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 83 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Đọc Nhiều Nhớ Được Bao Nhiêu?

Sách Đọc Nhiều Nhớ Được Bao Nhiêu? Tác giả: Zion Kabasawa, Công ty phát hành Zenbooks Ngày xuất bản 04-2019 Kích thước 13 x 20.5 cm Dịch Giả Võ Vương Ngọc Chân Loại bìa Bìa mềm SKU 8794069300943.

3. Mô tả sách Đọc Nhiều Nhớ Được Bao Nhiêu?

Bạn có nhớ hồi nhỏ mình từng đọc truyện tranh không? Và giờ nếu ai đó hỏi lại bạn nội dung của một bộ truyện tranh nào đó, chắc chắn bạn có thể kể một lèo gần như từ A – Z. Nhưng nếu ai đó hỏi bạn nội dung của một cuốn sách nào đó bạn đã đọc chừng một năm thì gần như bạn chẳng nhớ gì hoặc quá lắm chỉ nhớ được vài ý chính. Giờ thì chắc bạn đang cười vì: “Ồ, đúng rồi, sao lại có thể như vậy được nhỉ?”  Nguyên nhân là: Khi đọc một quyển sách khiến bạn hạnh phúc, vui vẻ, thậm chí bất an hay lo sợ, những hóc-môn liên quan đến mỗi loại cảm xúc này sẽ được não tiết ra và và khiến bạn nhớ lâu hơn. Và đối với bất kỳ sự kiện nào xảy ra trong đời bạn cũng thế. Đó là lý do bạn không thể quên được anh chàng mình từng hẹn hò từ thời cấp ba hay cảm giác của nụ hôn đầu đời dù là sau hàng chục năm. Tất cả đều đã được khoa học chứng thực. Vì thế, Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu? không phải là lý thuyết nói suông mà đã được kiểm chứng hẳn hoi.  Nếu bạn muốn nhớ lâu và tích lũy được thật nhiều kiến thức để phát triển bản thân, cuốn sách này sẽ chỉ bạn cách để làm điều đó.  

Bạn có nhớ hồi nhỏ mình từng đọc truyện tranh không? Và giờ nếu ai đó hỏi lại bạn nội dung của một bộ truyện tranh nào đó, chắc chắn bạn có thể kể một lèo gần như từ A – Z. Nhưng nếu ai đó hỏi bạn nội dung của một cuốn sách nào đó bạn đã đọc chừng một năm thì gần như bạn chẳng nhớ gì hoặc quá lắm chỉ nhớ được vài ý chính. Giờ thì chắc bạn đang cười vì: “Ồ, đúng rồi, sao lại có thể như vậy được nhỉ?” 

Nguyên nhân là:

Khi đọc một quyển sách khiến bạn hạnh phúc, vui vẻ, thậm chí bất an hay lo sợ, những hóc-môn liên quan đến mỗi loại cảm xúc này sẽ được não tiết ra và và khiến bạn nhớ lâu hơn. Và đối với bất kỳ sự kiện nào xảy ra trong đời bạn cũng thế. Đó là lý do bạn không thể quên được anh chàng mình từng hẹn hò từ thời cấp ba hay cảm giác của nụ hôn đầu đời dù là sau hàng chục năm. Tất cả đều đã được khoa học chứng thực. Vì thế, Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu? không phải là lý thuyết nói suông mà đã được kiểm chứng hẳn hoi. 

Nếu bạn muốn nhớ lâu và tích lũy được thật nhiều kiến thức để phát triển bản thân, cuốn sách này sẽ chỉ bạn cách để làm điều đó.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu [đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng].....

           “Đọc sách là rất tốt, mang lại cho chúng ta nhiều kiến thức, thông tin”, “Đọc sách giúp chúng ta trau dồi khả năng văn chương”, “nhiều mẹo bổ ích”... 

          Nếu ta viết lên mạng tầm quan trọng của việc đọc sách, hầu hết ai cũng hiểu được việc này, nhưng chắc chắn sẽ có một số người cho rằng: “Chẳng cần phải đọc sách làm gì, nhất là khi ở thời đại 4.0 này ta có thể tìm kiếm mọi thứ chỉ với vài dòng gõ”. Vậy nên, những người không có thói quen đọc sách chắc hẳn không thể biết lợi ích thật sự của việc này.

Theo bạn những thứ quan trọng trong cuộc sống của các bạn là gì? Sức khỏe, tiền tài, thời gian, các mối quan hệ, phát triển bản thân hay thể hiện cái tôi,...

      Đọc sách mang lại cho chúng ta tất cả những điều đó. Nhưng hầu hết chúng ta khi đọc sách đều gần như quên đi những nội dung được đề cập trong cuốn sách đó, mọi khái niệm hay chi tiết đều rơi vào trạng thái nhớ mang máng, đọc đã lâu rồi nên chẳng còn nhớ gì về nó hết. Đại khái là dù chúng ta đã bỏ ra công đọc nhưng lại chẳng nhớ gì về nó hết, mọi công sức đều trở về con số không.

      Để đọc mà không rơi vào tình huống nhớ trước quên sau, sau khi đọc xong không nhớ được nội dung sách, chúng ta mỗi người đều cần có bí quyết. Và cuốn sách “Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu” chính là chiếc chìa khóa dẫn bạn đến bí kíp đó.

        Khi cầm cuốn sách trên tay,  điều đầu tiên mà bạn làm là gì? Đọc theo thứ tự - đọc từ lời nói đầu đến mục lục hay là đọc tản mát [đọc lướt nhanh qua nội dung toàn cuốn sách] , nắm được tâm lý người đọc và cách đọc sách thông thường, tác giả đã sắp xếp để khiến cuốn sách trở nên khác biệt: Đó là để phần mục lục sách ở ngay đầu tiên, trước các chương sách.[8]  Điều này khiến cho người đọc hiểu rõ trong cuốn sách có nội dung là gì, bao gồm những chương nào, và những điều mà tác giả đúc kết. 8 chương sách không quá dài và cũng không quá ngắn, tất cả là vừa đủ để bạn có thể học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm mà tác giả đúc kết về việc làm thế nào để đọc sách mà có thể ghi nhớ được lâu.

      Mở đầu tác giả đặt ra câu hỏi Tại sao đọc sách là cần thiết? và tám điều có được nhờ đọc sách. Để trả lời cho câu hỏi tại sao cần phải đọc sách chúng ta cần phải hiểu rằng: Đọc sách chính là một cách quyết định chất lượng cuộc sống, mang lại cho chúng ta giá trị tinh thần, dựa vào các bí quyết mà được chi sẻ trong sách để áp dụng vào thực tiễn gia tăng giá trị vật chất thu lại. Đọc sách làm tăng trải nghiệm cho chúng ta. Tất nhiên trải nghiệm của người khác chẳng thể nào hoàn toàn phù hợp với bản thân nhưng qua việc tham khảo những điều đó, ta có thể tiết kiệm thời gian mày mò tìm tòi vô ích còn hơn phải bắt đầu từ con số không. Sách chất chứa trải nghiệm thành công của hàng nghìn người, thất bại của hàng nghìn người. Bộ sưu tập các ví dụ về thành công và thất bại cũng nằm trong sách. Thay vì việc cứ liên tục mắc lỗi sai rồi sửa chữa, tại sao chúng ta không học hỏi từ những người đi trước để tránh được điều đó, dành thời gian cho những việc khác tốt hơn. Hoặc nếu bạn nghe đến việc đọc sách có thể tăng thời gian một ngày lên 72 giờ, liệu bạn có tin vào điều đó không? Tác giả Kabasawa có thể hoạt động với khoảng thời gian 72 giờ 1 ngày, gấp ba lần người khác. Bạn có thể tự hỏi rằng tại sao lại như vậy? Điều này xuất phát từ một việc vô cùng đơn giản: Đọc sách và vận dụng những điều học hỏi được từ sách. Đọc sách có thể giải tỏa căng thẳng và bất an chỉ với 6 phút mỗi ngày, linh hoạt đầu óc. Vậy chúng ta cần đọc sách như thế nào để ứng dụng những điều ta học được vào cuộc sống, mở đường đến thành công, tăng tốc quá trình phát triển bản thân để có thể đạt được mục tiêu của mình nhanh nhất.

        Câu trả lời nằm ở chương thứ 2 ba kỹ năng cơ bản để đọc sách không quên. Tác giả Kabasawa trình bày ba nguyên tắc cơ bản của việc đọc sách mà theo ông là quan trọng nhất trong quá trình đọc hiểu.

Ông cũng nêu ra sự khác biệt giữa việc đọc sách và tra cứu thông tin trên mạng internet. Nội dung mà chúng ta có được thông qua TV, báo, tạp chí, tuần san đa số là thông tin, còn thứ ta thu được từ sách, có hệ thống rõ ràng là kiến thức. Có thể nói thông tin là dạng kiến thức bị phân tán. Còn kiến thức là thứ chúng ta kết tinh qua 5 năm hay 10 năm vẫn không bị bào mòn, dẫn lối hành động, có khả năng thực tiễn ứng dụng... Nắm rõ được điều căn bản, phân biệt đâu là thông tin đâu là kiến thức thì mới có thể áp dụng hiệu quả những kĩ thuật đọc nhiều nhớ rõ nhớ sâu. Kỹ thuật mà tác giả Kabasawa chia sẻ rất mới lạ, dễ hiểu mà cũng vô cùng hiệu quả, thực hiện rất dễ dàng. Ông cũng đề cập đến việc tiết ra các hóc-môn có khả năng tăng cường trí nhớ như norepinephrine, dopamine [hóc-môn hạnh phúc], endorphin… sẽ giúp ta ghi nhớ sống động và lâu dài nội dung của những quyển sách. Hay ứng dụng thuật đọc sách thời gian trống. Bạn có thể hiểu là nếu ta gom những khoảng thời gian trống lại trong 24 giờ trong một ngày như những khoảng thời gian di chuyển trên oto, nghỉ trưa, những phút giải lao giữa giờ học hay làm việc, ta cũng sẽ có được hai giờ trống để tranh thủ đọc sách. Kabasawa khuyên chúng ta hãy đọc sách sâu, quan trọng là chất lượng, sau đó mới đến số lượng, phải đảm bảo tri thức được tiếp nạp một cách chắc chắn. Theo ông đã đọc là phải tranh luận, phải nêu ra được điều mình tâm đắc, học hỏi được từ cuốn sách, thích thú chương nào dòng nào. Nếu không đảm bảo về “chất” khi đọc, tức là trong hạn mức tối thiểu không thể nhớ và tranh luận được về nội dung, thì dù đọc nhanh đến đâu, đọc nhiều đến thế nào cũng không có ý nghĩa.

      Ở chương sách thứ 3, tác giả tiếp tục trình bày về những thuật đọc sách nhớ lâu như thuật đọc sách sử dụng bút dạ quang đánh dấu vào những câu tâm đắc, kỹ thuật đọc sách ba dòng hay thuật đọc sách theo cách chào hàng qua TV, … Ngoài ra còn hai từ khóa quan trọng mà chúng ta cần nhớ và ưu tiên, lấy đó làm kim chỉ nam cho việc đọc sách: ôn lại vào khoảng thời gian trống. Việc nắm vững những kĩ thuật đọc sách hiệu quả, thực hành thành thục những kỹ năng đó không chỉ khiến cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng mà bản thân người đọc cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm. Từ đó chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng trong việc đọc sách. Nếu đọc những bài về phương pháp ghi nhớ cho học sinh, ta sẽ thấy trong đó viết rằng “với những kiến thức khó ghi nhớ, học trước khi ngủ sẽ hiệu quả”. Có thể nói, đọc sách trước khi ngủ so với đọc sách ban ngày dễ ghi nhớ hơn. Bởi vì giấc ngủ có vai trò sắp xếp lại não bộ, khi chúng ta đi ngủ mọi thông tin hỗn loạn trong đầu sẽ được sắp xếp lại. Khi thức dậy ghi nhớ tốt hơn, nắm được ý rõ ràng hơn. Không chỉ giới hạn ở việc đọc sách, nếu ta tìm kiếm thông tin ở các giấy tờ, tài liệu của những vấn đề còn để ngỏ thì khi thức dậy vào sáng hôm sau, ta sẽ nảy ra được những ý tưởng không ngờ.

        Tiếp tục trong chương thứ 4, Kabasawa chia sẻ sáu cách trong thuật đọc sách siêu thực của bác sĩ tâm thần để giúp độc giả ghi nhớ và đọc sách sao cho có ý ích. Có thể mỗi người trong chúng ta đã có những lúc đọc sách ứng dụng các kĩ thuật này nhưng vẫn chưa thật bài bản và chi tiết, cũng không hiểu rõ những kĩ thuật đó là gì. Vậy chương tiếp theo sẽ giải thích thật rõ và bài bản để độc giả có thể hiểu đơn giản nhất. Ví dụ như khi muốn đến một địa điểm nào đó, chúng ta sẽ tra trước trên bản đồ, tìm hiểu xem nó nằm ở vùng nào rồi mới đi thì sẽ không bị lạc đường mà còn đến được sớm hơn. Cũng tương tự như vậy, nếu ngay từ đầu bạn nắm được đại khái điểm mình cần đến, bạn có thể đạt được mục tiêu nhanh hơn gấp nhiều lần. Nếu chúng ta đọc sách trong tâm trạng háo hức thì hiệu quả đọc sách sẽ mang lại gấp nhiều lần so với ban đầu. Một trong những câu hỏi thường gặp về đọc sách, đó là giữa việc đọc nhanh hay chậm mà chắc thì cách nào ghi nhớ tốt hơn, hiệu quả tiếp thu cao hơn? Người không quen đọc sách có lẽ sẽ cho rằng dành thời gian để đọc chậm rãi chắc chắn sẽ giúp nhớ lâu hơn và có hiệu quả tích cực hơn. Nhưng điều đó là không đúng.  Não người khi nỗ lực tư duy về vấn đề hơi khó hơn so với năng lực của bản thân thì sẽ hoạt động tốt nhất, bởi lúc đó hóc-môn dopamine trong não sẽ tiết ra và khả năng tập trung sẽ được nâng cao. Chính vì thế mà chúng ta không chỉ tối ưu hóa kiến thức thu được mà bạn còn có thể nhớ đến nỗi 30 năm sau cũng không quên. Bởi lẽ đó chúng ta có thể thấy rằng việc ghi nhớ một cuốn sách đến từ rất nhiều yếu tố, như thời gian, cách đọc, hay thậm chí là hóc-môn.

          Không chỉ cần học hỏi cách đọc sách hiệu quả nhất mà bản thân mỗi độc giả còn cần trang bị cho mình cách chọn những cuốn sách cần thiết cho bản thân, tránh việc mua nhưng không hợp gây lãng phí. Bản thân tác giả cũng chia sẻ câu chuyện về một quyển sách kinh doanh, để lấy ví dụ cho việc như nào là đắt, như nào là rẻ? Ví dụ như quyển sách 1500 yên. Hiển nhiên còn tùy thuộc vào nhiều thứ, nhưng những người nghĩ quyển sách kinh doanh giá 1500 yên là đắt thì chắc hẳn họ có cách nhìn sai lầm trong cách chọn sách. Bởi lẽ nếu thu được hơn 1500 yên từ những kinh nghiệm trong cuốn sách đó áp dụng vào thực tế, thì 1500 yên đó là rẻ. Nhưng nếu giá trị thu được không vượt quá 1500 yên thì ta sẽ nghĩ nó đắt. Nếu bạn có thể thu được nhiều điều đúc kết từ nó là chắc chắn 1500 yên tuyệt đối là giá hời. Đó có thể coi là một bài toán kinh doanh, chia số tiền ta chi ra so sánh với thời gian và hiệu quả mà ta đạt được, sẽ thấy số tiền đó là hợp lý, thậm chí là rẻ hơn so với những gì ta thu được. Bản thân nhiều người khi mua sách quan trọng đến việc đọc nhiều, mua nhiều thay vì tự hỏi mình muốn đọc thể loại sách gì, nội dung ra sao. Đọc sách thì “đọc gì” quan trọng hơn “đọc nhiều” gấp mười lần. Hiểu và học được các phương pháp chọn sách mà Kabasawa truyền tải trong cuốn sách này, bạn sẽ có thể có được những quyển sách cần thiết nhất cho bản thân bây giờ. Thay vì dành thời gian đọc thật nhiều sách mà chẳng thu được gì, chúng ta có thể đọc và hiểu sâu nội dung cuốn sách. Kết quả của điều đó là từ cùng một quyển sách, ta sẽ thu được nhiều điều tâm đắc hơn và có thể phát triển bản thân. Trong chương thứ 5, tác giả sẽ giới thiệu cho người đọc thêm nhiều thuật đọc sách và chọn sách mới lạ, như thuật đọc sách nhập môn, nắm được kiến thức cơ bản nhờ việc đọc sách nhập môn, có cái nhìn tổng thể, xây dựng được nền móng cơ bản mới tiến lên cấp độ tiếp theo. Nó không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, vừa đúc kết được bài học sâu sắc hơn. Cũng có nhiều loại sách trình bày xuyên suốt từ cơ bản đến ứng dụng, nhưng trong trường hợp đó, trước khi mua bạn nên suy nghĩ và phán đoán đối tượng độc giả chính của quyển sách mà tác giả muốn hướng đến là ai. Chỉ riêng việc đọc những cuốn sách đúng tầm ở hiện tại, việc thông hiểu, vận dụng và sự phát triển của bản thân cũng sẽ tăng lên rất nhiều lần.

      Ở chương thứ 6, độc giả sẽ đến với một phương tiện đọc sách quen thuộc, đó là sách điện tử. Chắc hẳn ai cũng đã một lần đọc sách trên sách điện tử nhưng tận dụng sách điện tử như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất chưa chắc ai cũng đã biết đến. Trước hết chúng ta cần biết rằng các máy đọc như Kindle của Amazon hay iBooks của Rakuten, nói có hơi quá thì chúng có thể lưu trữ bao nhiêu cũng được, số lượng thông tin có trong đó là vô tận, lại dễ dàng sử dụng, truy cập mọi lúc mọi nơi. Tức là hiểu đơn giản như chúng ta có thể mang theo cả thư viện sách bên mình. Việc nắm được lợi ích cũng như ưu điểm và nhược điểm của sách điện tử có thể giúp chúng ta đưa ra lựa chọn cho bản thân mình dễ dàng hơn. Ngoài ra tác giả Kabasawa còn đưa ra thêm thuật đọc sách Kindle theo phong cách của chính mình, phương pháp đọc miễn phí tiểu thuyết trên Kindle hay bí quyết đọc sách điện tử miễn phí. Dù không có máy đọc sách, độc giả vẫn có thể đọc sách điện tử trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng và cả máy tính bàn nữa. Sách giấy và sách điện tử là hai công cụ đắc lực cho người đọc, chúng ta cũng có thể mang song song một quyển sách bình thường và đọc một cuốn sách điện tử, đó có thể nói là thuật đọc sách hiệu quả tác động kép, không lãng phí thời gian trống và tăng khả năng ghi nhớ.

          Thông qua hai chương cuối cùng, Kabasawa viết thêm về phương thức mua sách mang lại nhiều nguồn lợi, thuật mua sách trong ngân sách hằng năm. Mở đầu tác giả đưa ra chiến lược chiếc ví Amazon mỗi tháng 10 nghìn yên. Theo ông, ngoài tạp chí hay những quyển phải đọc ngay lập tức nếu chưa có bản sách điện tử và phải mua ở nhà sách, 80% - 90% ông sẽ mua qua mạng. Bạn có thể chi ra 1 khoản nhất định để mua thẻ hay phiếu của Amazon hoặc hãng nào khác rồi nhập mã để tiền vào tài khoản trên Amazon, và mỗi lần mua sách cứ thế chi ra. Hay cách quản lý sách hiệu quả bằng cách chia làm ba loại sách mình muốn đọc nhất để lên danh sách dễ dàng hơn hay tặng sách cũ cho những người yêu thức những cuốn sách đó. Ngoài ra tác giả còn giới thiệu thêm 31 quyển sách mà bác sĩ tâm thần khuyên mọi người nên đọc, những cuốn sách mà theo ông đã thay đổi suy nghĩ và hành động của ông, từ những cuốn sách quý báu về não bộ sức khỏe con người, khoa học tâm thần đến những lĩnh vực khác như kinh doanh, internet...

           Nếu có thể hãy thử học hỏi ở Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu - một cuốn sách mà đó có thể chính là “cuốn sách định mệnh của bạn”. Đọc sách chính là một cánh cửa mở ra những tiềm năng vô hạn bên trong con người. Nếu có thể biến việc đọc sách trở thành thói quen, thực hiện nghiêm túc những điều tâm đắc thu được từ việc đọc sách, không những khả năng giải quyết vấn đề của bạn được nâng cao trông thấy mà bạn còn được giải phóng khỏi những cơn stress và thay bằng niềm vui. Tôi tin rằng bạn sẽ không hối hận khi đọc cuốn sách này, học hỏi được nhiều phương pháp đọc sâu nhớ lâu và biết đâu khi bạn chia sẻ cuốn sách này đến nhiều người cũng giúp được cho họ. Một cuốn sách không hề đắt đỏ gì, vậy tại sao bạn không chủ động nắm lấy con át chủ bài có thể thay đổi được tương lai chính mình.

                            Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được

                           hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó.

                                                                                 – W.Churchill –

Review chi tiết bởi: Ngọc Trâm - Bookademy

Hình ảnh:  Ngọc Trâm - Bookademy

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: //bit.ly/bookademy_ctv

[*] Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

1,176 người xem

Video liên quan

Chủ Đề