Được đăng ký tới đã bao nhiêu nguyện vọng

Theo các chuyên gia, một số điểm mới của quy chế này thí sinh cần đặc biệt lưu ý.

Những nội dung này được chia sẻ trong chương trình Tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Tuyển sinh đại học 2022 có gì mới?” diễn ra chiều qua [15.4], tại: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.

Các chuyên gia thông tin những điểm mới về việc tuyển sinh vào đại học năm nay

Nhiều điểm mới có lợi cho thí sinh

Phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết một điểm rất “sáng” trong tuyển sinh năm nay là các trường phổ thông và sở GD-ĐT nhập dữ liệu học tập THPT của thí sinh [TS] lên cổng thông tin chung. Điều này giúp các trường thuận tiện trong sử dụng điểm học bạ để xét tuyển.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhìn nhận trong dự thảo quy chế Bộ có quy định rất rõ về các phương thức xét tuyển sớm. Các trường được thực hiện quy trình xét tuyển nhưng không được phép gọi TS xác nhận nhập học sớm. “Điều này đảm bảo công bằng cho người học trong xét tuyển, đặc biệt là trong trường hợp đã xác nhận nhưng muốn rút ra để nộp vào nguyện vọng mong muốn hơn”, ông Nhân nói.

Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng chia sẻ nhiều điểm mới có lợi cho TS. Chẳng hạn, quy định bảo lưu khi tham gia nghĩa vụ quân sự, đau ốm có giấy của bệnh viện… quy chế có hướng dẫn theo hướng hỗ trợ người học một cách tốt nhất.

Có hạn chế cơ hội trúng tuyển của thí sinh ?

Trước câu hỏi cách thức đăng ký xét tuyển mới có hạn chế cơ hội trúng tuyển của TS, Phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Hoài Thắng cho rằng theo dự thảo quy chế TS vẫn được tham gia xét tuyển phương thức tuyển sinh sớm. Khi đủ điều kiện, người học được trường công bố đủ điều kiện trúng tuyển. Quy chế không cấm các trường gửi giấy báo đủ điều kiện trúng tuyển nên TS vẫn có thể nhận 5 - 10 giấy báo đủ điều kiện trúng tuyển vào các trường.

Thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay

Tuy nhiên, theo ông Thắng điểm khác biệt nằm ở chỗ trường chỉ công bố những TS đủ điều kiện trúng tuyển thay vì công bố danh sách trúng tuyển. Thay vì được yêu cầu xác nhận nhập học sớm ở từng trường, năm nay TS chủ động lựa chọn trong các cơ hội trúng tuyển nhập lên hệ thống.

Ông Thắng nói: “Người học vẫn có thể nhận 10 giấy thông báo đủ điều kiện trúng tuyển của các trường nhưng không bắt buộc phải đăng ký tất cả lên hệ thống đăng ký chung. Thay vào đó, người học có thể quyết định lựa chọn 1, 10 hoặc nhiều hơn 10 nguyện vọng đã đăng ký”.

Cũng theo ông Thắng, trong trường hợp người học còn băn khoăn với các phương thức xét tuyển sớm và muốn chờ thêm phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, TS có thể đăng ký thêm nhiều nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên.

“Ở điểm này, quy chế có thêm một điểm lợi cho TS trong trường hợp đăng ký xét tuyển nhiều phương thức. Nếu không trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp, TS vẫn còn cơ hội trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm ngay đợt xét tuyển chung”, ông Thắng phân tích.

Nhưng điều Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM băn khoăn là việc tham gia hệ thống lọc ảo chung của các trường. “Nếu có trường không tham gia hệ thống này, phương án xét tuyển chung coi như phá vỡ. Trong trường hợp đứng ngoài hệ thống, các trường vẫn cần nộp danh sách trúng tuyển cuối cùng lên hệ thống lọc ảo toàn quốc để đảm bảo 1 TS không thể trúng tuyển nhiều trường”, ông Thắng nói.

Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho biết khá lo lắng trong tình huống TS đặt lại nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển chung. “Nếu TS đăng ký một vài nguyện vọng thì đơn giản, nhưng nếu đăng ký vài chục nguyện vọng thì rất rối”, ông Nhân nói. Còn tiến sĩ Trần Thiện Lưu có ý kiến: “Chưa nói tới điểm lợi hay hạn chế quyền của người học nhưng rõ ràng quy chế đang hướng các em tập trung hơn trong việc lựa chọn nguyện vọng của mình”.

Cần lưu ý gì ở phương thức xét riêng ?

Theo Phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Hoài Thắng, năm nay có một số điều TS cần đặc biệt lưu ý khi tham gia xét tuyển. “Năm nay quy chế có nhiều điểm lợi hơn cho người học nhưng đòi hỏi trách nhiệm của các em trong việc đăng ký lớn hơn”, ông Thắng chia sẻ.

Theo đó, ông Thắng lưu ý TS dù đã đủ điều kiện trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm của các trường, vẫn bắt buộc phải đăng ký các nguyện vọng này lên cổng thông tin chung, điều này khác hẳn các năm trước. “Quan trọng nhất với TS chính là phải xác định được danh sách các nguyện vọng mình thực sự mong muốn. Thay vì chỉ đăng ký 5 - 7 nguyện vọng như các năm trước, với cách thức đăng ký xét tuyển mới này tôi khuyên các em nên tăng lên 10 - 15 nguyện vọng để cơ hội trúng tuyển tốt hơn”, ông Thắng khuyên.

Cũng liên quan đến việc đăng ký nguyện vọng, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân lưu ý mọi năm có nhiều TS chỉ xét duy nhất phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT, năm nay nếu vẫn sử dụng 1 phương thức sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng TS tham gia nhiều phương thức riêng, nếu đăng ký quá nhiều nguyện vọng cho từng phương thức thì nên cân nhắc rút bớt. “Khi đăng ký trên cổng tuyển sinh của Bộ, TS chỉ nên đăng ký tối đa 10 - 15 nguyện vọng ở tất cả phương thức. Nếu vẫn như mọi năm, có TS đăng ký hơn 100 nguyện vọng cho tất cả các phương thức, sẽ rất rối”, ông Nhân gửi gắm.

Còn tiến sĩ Trần Thiện Lưu khuyên: “TS nên chắc chắn sự lựa chọn của mình theo tiêu chí: chọn ngành trước, chọn trường sau. Nếu đã chắc chắn ngành học, hãy tập trung tất cả các phương thức, tổ hợp môn cho ngành đó ở trường mình mong muốn. Ngoài ra, sau đợt 1 xét tuyển chung, một số trường vẫn xét đợt 2 nên TS không nên quá lo lắng”.

Phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Hoài Thắng: “Năm nay quy chế có nhiều điểm lợi hơn cho người học nhưng đòi hỏi trách nhiệm của các em trong việc đăng ký lớn hơn”.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân: “Khi đăng ký trên cổng tuyển sinh của Bộ, TS chỉ nên đăng ký tối đa 10 - 15 nguyện vọng ở tất cả phương thức. Nếu vẫn như mọi năm, có TS đăng ký hơn 100 nguyện vọng cho tất cả các phương thức, sẽ rất rối”.

Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: “TS nên chắc chắn sự lựa chọn của mình theo tiêu chí: chọn ngành trước, chọn trường sau. Nếu đã chắc chắn ngành học, hãy tập trung tất cả các phương thức, tổ hợp môn cho ngành đó ở trường mình mong muốn”.

Theo Phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Hoài Thắng, TS vẫn tham gia xét tuyển các phương thức riêng theo kế hoạch từng trường. Đặc biệt chú ý các hình thức sơ tuyển dựa vào tiếng Anh, kỳ thi năng khiếu, kỳ thi riêng… Tất cả các khâu sơ tuyển, xét tuyển sớm TS đều phải chủ động liên hệ với các trường ĐH để thực hiện trước khi đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ.

Tin liên quan

Theo PGS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học [Bộ GD-ĐT], những quy định liên quan tới việc sử dụng xét tuyển đại học dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT trong Quy chế tuyển sinh 2020 vẫn giữ ổn định như năm 2019.

Bộ GD-ĐT vẫn hỗ trợ các trường xây dựng cổng thông tin chung để phục vụ việc xét tuyển căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường.

Một ngành không được dùng quá 4 tổ hợp để xét tuyển

Theo bà Thủy, thực tế tuyển sinh của năm 2019 cho thấy, khi thông báo tổ hợp xét tuyển, một số trường đã đưa ra những tổ hợp “lạ”, không phù hợp với ngành nghề đào tạo. Vì thế, năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường chấp hành nghiêm túc nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển mà Quy chế tuyển sinh 2020 quy định.

Cụ thể: sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất 1 trong 2 bài thi toán, ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho 1 ngành [những tổ hợp chỉ thay đổi các ngoại ngữ khác nhau được coi là 1 tổ hợp].

Đối với các trường, ngành có thi năng khiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó, có ít nhất 1 bài thi/môn thi toán hoặc ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển.

Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.

Hiệu trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định tổ hợp tuyển sinh.

"Thoải mái" nguyện vọng nhưng chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng cao nhất

Bà Thủy cũng cho biết, để hỗ trợ các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng, duy trì và vận hành Cổng thông tin tuyển sinh, trong đó bao gồm các thông tin về chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh; cơ sở dữ liệu về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; hệ thống nhập dữ liệu thống kê nguyện vọng của thí sinh và các thông tin khác cần thiết cho công tác tuyển sinh.

Để đăng ký xét tuyển, thí sinh ghi nguyện vọng của mình vào hồ sơ đăng ký xét tuyển. Điểm thu nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh phải cập nhật phiếu đăng ký xét tuyển của thí sinh, điều chỉnh sai sót [nếu có], lưu hồ sơ và chịu trách nhiệm về thông tin đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất]. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 1 lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi.

Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.

Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ngoài việc thực hiện các quy định của Bộ GD-ĐT còn phải thực hiện các quy định, hướng dẫn của bộ liên quan.

Thí sinh phải xác nhận nhập học đúng thời gian quy định

Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường sẽ xét tuyển thí sinh khác trong các đợt tiếp theo [nếu có].

Các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm, đề án tuyển sinh của các đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển ít nhất 15 ngày.

Các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học theo tất cả các phương thức của các đợt tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT để loại số thí sinh đã nhập học này ra khỏi danh sách xét tuyển các đợt tiếp theo.

Theo Quy chế tuyển sinh 2020, căn cứ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề. Đối với các ngành khác, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề