Đường kính của Mặt Trăng là bao nhiêu km?

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng là bao nhiêu km thì hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây nhé. Chắc chắn bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.

1. Tìm hiểu về Trái đất và Mặt trăng

Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ mặt trời có tồn tại sự sống. Trái đất đứng thứ 3 trong các hành tinh quay quanh mặt trời, bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Mặt trăng quay quanh Trái đất trên một quỹ đạo gần như một quỹ đạo tròn. Mỗi giờ, Mặt Trăng di chuyển so với nền sao một cung có độ lớn xấp xỉ bằng đường kính góc của nó tức là khoảng 0,5°.

Mặt Trăng có bầu khí quyển cực mỏng. Trên mặt trăng không có bầu khí quyển do đó không có các hiện tượng khí tượng như gió, bão hay sự xói mòn bề mặt. Các vị trí trên bề mặt của Mặt Trăng hầu như giữ được trạng thái nguyên thủy của nó cho đến khi bị một thiên thạch bắn phá.

Trái đất cách Mặt trăng bao nhiêu km?

Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới, Chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống Mặt Trăng, tổng cộng gồm 6 lần hạ cánh trong giai đoạn từ 1969 tới 1972. Năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay Apollo 11. Việc thám hiểm Mặt Trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo dù nhiều quốc gia đã thông báo các kế hoạch đưa người hay tàu vũ trụ robot tới Mặt Trăng.

2. Khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng là bao nhiêu km?

Khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng có sự thay đổi:

Điểm cận điểm ước tính là 363.300 km

Điểm xa nhất được ước tính là 405.500 km

Khoảng cách trung bình là 384.400 km

Tìm hiểu khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng là bao nhiêu?

Xem thêm: Khoảng cách từ trái đất đến mặt trời là bao nhiêu km?

3. Tìm hiểu về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực

Hiện tượng Nhật thực:

Nhật thực xảy ra khi Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời nằm trên cùng một đường thẳng. Khi đó, mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời. Quan sát từ Trái đất ta nhận thấy Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần. Với nhật thực toàn phần thì đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn.

Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực

Hiện tượng Nguyệt thực:

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm. Hiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng cũng như cung cấp những thông tin thú vị về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.  

TTCT - Đo được khoảng cách chính xác này nhờ con người lên được Mặt trăng. Ngày 21-7-1969, các nhà phi hành Mỹ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã đặt một tấm biển gồm 100 gương phản chiếu trên vùng biển Yên tĩnh của Mặt trăng.

Phóng to

Các đài thiên văn chiếu nhiều chùm laser về hướng các gương ấy, rồi đo thời gian đi - về của ánh sáng. Biết rằng vận tốc ánh sáng là 300.000km/giây, người ta tính được khoảng cách Trái đất - Mặt trăng là 384.403km.

Vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, nhà thiên văn Hi Lạp Aristarque tính toán khoảng cách này là 486.000km, dựa vào khoảng cách Mặt trăng di chuyển trong nguyệt thực toàn phần. Hai trăm năm sau, Hipparque - một nhà thiên văn Hi Lạp khác - tính là 384.000km! Năm 1751, các nhà thiên văn Pháp Lalande và La Caille đạt số đo chính xác hơn, bằng cách nhắm đến trung tâm Mặt trăng từ Berlin và Le Cap [Nam Phi], và tính bằng phép đo tam giác.

Có người giống hệt mình không?

Có, nhưng rất hiếm. Khả năng có người giống hệt mình, về cả bộ gen, ở tỉ lệ 1/27.600.000 tỉ.

Tại sao khung xe đạp nữ không có thanh ngang?

Phóng toSự khác biệt giữa xe đạp nữ và nam đã có từ khoảng năm 1870. Khung thời ấy, gọi là khung thập tự, được tăng cường một thanh nối ngang trên xe đạp nam, và không có ở xe đạp nữ. Lý do là thanh ngang dễ vướng váy và áo dài của nữ giới. Đến năm 1885, xe đạp có loại khung uốn cong, gọi là khung cổ thiên nga, được giới nữ ưa chuộng.

Chó biết bao nhiêu chữ?

Đa số chó biết khoảng 10 chữ, nhưng kỷ lục thuộc về con chó nòi Rico, 13 tuổi, được sử dụng nghiên cứu về ngôn ngữ ở Mỹ [theo tạp chí Science tháng 10-2004], với 250 từ. Rico có trí nhớ phi thường. Chỉ cần đưa một đồ vật mới cho nó thấy và đọc tên đồ vật ấy lên khoảng 10 lần là nó có thể nhớ đến một tháng sau. Điều lạ hơn nữa, nếu người ta yêu cầu đi lấy một đồ vật mới, nó có thể tìm ra đồ vật ấy bằng cách loại trừ các vật đã biết. Nghiên cứu này, thực hiện bằng cách phân tích các khả năng cần thiết để nắm bắt ngôn ngữ và học hỏi, mở ra nhiều viễn tượng mới và chứng tỏ rằng một số cơ quan nhận thức, vốn cho phép hiểu ngôn ngữ, đã đi trước sự xuất hiện của ngôn ngữ. Chó, cũng như trẻ em hai tuổi, có khả năng “ghi nhớ nhanh”. Nhưng ở trẻ em là tự phát, còn các con vật thì phải tập luyện.

Côn trùng có đau đớn khi bị chà đạp?

Phóng toCó thể. Với con người và hầu hết động vật có xương sống, đau là tín hiệu báo động phải được chấm dứt. Xúc giác nơi cơ thể bị tổn hại gửi thông tin đến tủy sống để chuyển về não và nơi đây ra lệnh hành động. Qui trình này có lẽ cũng diễn ra nơi côn trùng. Chúng có bộ tiếp nhận những cảm giác khó chịu [nhưng chưa biết có chuyển thành đau đớn không, vì đau đớn phải liên quan với xúc cảm]. Và côn trùng quá khác biệt với con người để so sánh. Con dế vẫn tiếp tục ăn khi đang bị ngựa trời nuốt sống!

Nhựa cây lên thân cây như thế nào?

Có ba hiện tượng vật lý khiến nhựa lên được thân cây: thẩm thấu, mao dẫn và bay hơi. Trong sự thẩm thấu, nước trong đất được muối khoáng trong rễ cây hút lên. Các ống dẫn nhựa có đường kính nhỏ lại tạo hiện tượng mao dẫn làm chất lỏng đi lên, trong đó có nhựa cây. Và cuối cùng là sự bốc hơi của nước trong lá. Nhựa có thể lên cao tới 130m, tốc độ tối đa 100m trong một giờ.

Tại sao bạc hà làm miệng cảm thấy lạnh?

Phóng toTrước và trong lúc ngậm kẹo bạc hà, nhiệt độ trong miệng không khác biệt. Thế nhưng cảm giác có một luồng gió lạnh chạy trong lưỡi là rất thật. Lý do là những phân tử bạc hà trong kẹo kích thích những tế bào cảm giác lạnh trên da, trong màng nhầy của mũi, miệng và những tế bào này báo động cho não.

Tắm biển trong lúc bão nguy hiểm?

Đúng. Khi trời sấm chớp, tốt nhất nên rời xa bãi biển trước khi bão táp nổi lên. Sét luôn tìm đường dẫn điện tốt nhất để xuống đất, và cơ thể dẫn điện tốt hơn không khí. Cơ thể, khi nhô lên khỏi mặt nước, sẽ thu hút tia sét mạnh hơn. Nhưng nếu không chạy kịp, tốt nhất là dìm mình xuống nước, ló đầu lên. Nếu nhô nửa người trên mặt nước hay đi trên bờ biển sẽ nguy hiểm hơn nhiều, vì chân chạm nước hay đất ẩm dễ làm sét tìm đến.

Diện tích của sa mạc trên Trái đất?

Phóng toCác sa mạc trên thế giới bao phủ 5.000 triệu ha, tương đương diện tích châu Mỹ. Mỗi năm lại có thêm khoảng 6 triệu ha đất bị sa mạc hóa. Trong khi đó, rừng thế giới chỉ chiếm 3.900 triệu ha, tức 30% diện tích các châu lục.

Kim cương vĩnh cửu?

Phóng toKhông. Khi rời khỏi lòng đất kim cương không thể tồn tại vĩnh cửu được và sẽ biến thành graphite - dạng ổn định của carbon trong điều kiện áp lực, nhiệt độ của mặt đất. Những ai thích tích trữ kim cương không cần phải lo lắng nhiều, vì biến đổi này chỉ diễn ra sau vài... tỉ năm!

Tại sao chim không bao giờ té khỏi cành cây khi ngủ?

Trước tiên, chim chỉ ngủ từng chập vài giây [chim én có thể ngủ trong khi... bay]. Ngoài ra, khi đậu chim bám rất chắc vào cành cây nhờ lúc ấy các ngón đối diện nhau. Và phần lớn chim có hệ thống gân rất đặc biệt, khi áp lòng bàn chân vào cành cây thì các ngón khép lại ngay tức khắc, phản xạ này diễn ra hoàn toàn tự động.

Chủ Đề