Durga - Nữ thần chiến tranh và quyền lực

Tỉnh Quảng Nam cho rằng có thể bức tượng đồng Nữ thần Durga bị thất lạc trong rừng Mỹ Sơn từ sau chiến tranh, sau đó được người dân phát hiện và bán trái phép cho các đối tượng chuyên mua bán cổ vật, tỉnh muốn tiếp nhận để trưng bày.

Durga - Nữ thần chiến tranh và quyền lực

Bức tượng đồng Nữ thần Durga bốn tay - Ảnh chụp từ website của Bộ Nội vụ Mỹ

Ngày 30-10, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp các thông tin liên quan đến bức tượng đồng Nữ thần Durga.

Trước đó, bộ này gửi công văn cho tỉnh về việc tiếp nhận cổ vật bức tượng đồng trên. Theo tỉnh Quảng Nam, khu đền tháp Mỹ Sơn hiện do Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn quản lý và phát huy giá trị. Từ khi thành lập (năm 1995 đến nay), ban này chưa phát hiện hay quản lý bức tượng đồng trên.

Tuy nhiên theo đánh giá ban đầu, những năm sau chiến tranh, nhiều người dân xung quanh khu đền tháp Mỹ Sơn đã vào khu vực rừng Mỹ Sơn để tìm kiếm phế liệu còn sót lại.

Do đó có thể hiện vật bức tượng đồng Nữ thần Durga nêu trên bị thất lạc trong khu vực rừng Mỹ Sơn từ sau chiến tranh và nằm ngoài vùng lõi di tích (có diện tích 32ha) do Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn quản lý, sau đó được người dân phát hiện và bán trái phép cho các đối tượng chuyên mua bán cổ vật.

Hiện nay ở tỉnh có ba bảo vật quốc gia, trong đó Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn đang lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị hai bảo vật, gồm đài thờ Mỹ Sơn A10 và tượng Ekhamukhalinga.

Những năm qua tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan xây dựng, triển khai phương án và thực hiện tốt công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của các bảo vật quốc gia.

Trong Hindu giáo, Durga là một nữ thần đặc biệt, có dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của các tín đồ Hindu và được tôn thờ như biểu tượng của lực lượng siêu nhiên, thánh thiện, vị nữ thần diệt trừ và chiến thắng cái ác.

Nếu bức tượng đồng Nữ thần Durga được trưng bày, giới thiệu tại khu đền tháp Mỹ Sơn sẽ góp phần thu hút du khách đến với di sản văn hóa thế giới này.

Vì vậy tỉnh đề nghị bộ quan tâm, tạo điều kiện để tỉnh được tiếp nhận hiện vật bức tượng đồng Nữ thần Durga trên.

Durga - Nữ thần chiến tranh và quyền lực

Nhân viên công ty bảo quản thực hiện quy trình đóng gói bức tượng để bàn giao cho Việt Nam - Ảnh chụp từ website của Bộ Nội vụ Mỹ

Cuối tháng 9, tỉnh này gửi công văn cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao về việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho tỉnh tiếp nhận cổ vật bức tượng đồng Nữ thần Durga bốn tay.

Trước đó ngày 13-9 tại London (Anh), đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã tiếp nhận bức tượng đồng Nữ thần Durga bốn tay có niên đại từ thế kỷ thứ VII, với chiều dài khoảng 2m và nặng khoảng 250kg từ gia đình của nhà buôn cổ vật bất hợp pháp người Anh Douglas Latchford.

Thông tin từ Cục An ninh nội địa Mỹ (HSI), bức tượng trên đã được nhà buôn đồ cổ (ông Douglas Latchford) xác nhận có nguồn gốc từ Mỹ Sơn (Việt Nam) và đã bị đánh cắp vào năm 2008.

Bức tượng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới, đã bị đánh cắp vào năm 2008 tại Thánh địa Mỹ Sơn.

Đây là thành quả sau quá trình điều tra trong thời gian dài của Văn phòng Cục Điều tra an ninh nội địa Mỹ (HSI) đối với nhà buôn Douglas Latchford trong nỗ lực chống buôn bán bất hợp pháp các cổ vật, cũng như sự phối hợp tích cực giữa HSI với Cảnh sát London để trao trả cổ vật cho quốc gia bị đánh cắp.

Qua nghiên cứu TS. Bachchan Kumar cho rằng tôn thờ các nữ thần đóng một vai trò quan trọng trong đức tin và hoạt động tín ngưỡng ở Việt Nam. Các thần thoại và truyền thuyết phản ánh sự tôn thờ dành cho nhiều vị nữ thần khác nhau ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Cuốn sách Các nữ thần ở Việt Nam cung cấp một danh sách khoảng 75 nữ thần. Bên cạnh đó, dữ liệu về Dấu tích lịch sử-văn hóa Việt Nam cho thấy 250 dấu tích từ 1000 nơi tôn thờ đã được phát hiện là để dành cho các nữ thần.

Theo một số thần thoại và truyền thuyết, các nữ thần ở Việt Nam có tham gia vào quá trình tạo dựng vũ trụ. Việc này bao gồm việc tạo dựng Nữ thần Mặt trời, Nữ thần Mặt trăng, bà Nữ Oa (người làm ra núi và đá). Các hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, sấm và chớp đều được nữ giới hóa và coi là các nữ thần. Thậm chí cả 5 yếu tố cơ bản cũng được gọi là Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thuỷ, Bà Hỏa và Bà Thổ.

Ở Việt Nam nữ thần Mahisasura - Mardini được nhân cách hóa thành người vợ của thần Siva và gọi tên là nữ thần Devi ở Miền Trung Việt Nam. Ở Ấn Độ thì vị thần này rất được sùng kính và gọi tên là Devi Durga. Từ Durga được hình thành từ hai âm tiết là dur và gam. Nghĩa của dur là khó còn gam là tiếp cận hay tiến đến. Do vậy, nghĩa đen của từ Durga là khó tiếp cận. Vị thần này được coi là vị nữ thần quyền lực nhất ở Ấn Độ.

Trong bài thuyết trình TS. Bachchan Kumar đã đưa ra một số điêu khắc có sự thay đổi nhiều từ 2, 4, 6, 8 đến 10 tay đã tìm thấy về nữ thần ở Việt Nam tại một số tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận… Qua đó so sánh sự giống và khác nhau về nữ thần Mahisasura - Mardini của Việt Nam và Ấn Độ.

Trong các bức tượng ở Ấn Độ, vị nữ thần này luôn luôn được thể hiện khi đang cưỡi trên vahana (con sư tử) và đâm chết một con trâu mà từ cổ của con vật này xuất hiện ma quỷ. Trong điêu khắc Việt Nam, vị nữ thần này được thể hiện dưới hình thức thần Mahisasura - Mardini. Trong các bức tượng, nữ thần đã chiến thắng trong trận đấu; con trâu nằm im bất động, như thể đã bị cưỡi lên. Vahana của nữ thần là con sư tử thì không được tạc. Những hình ảnh này có rất nhiều nét tương đồng với hình ảnh thần Mahisasura - Mardini ở các thời đại Kusana, Gupta và hậu Gupta ở Ấn Độ. Nữ thần được thể hiện có nhiều tay, thay đổi từ bốn đến mười tay. Rất nhiều hình ảnh thể hiện thần Mahisasura - Mardini cho thấy trong thời cổ đại, việc tôn thờ các nữ thần rất phổ biến ở Việt Nam dù với nhiều khái niệm khác nhau. Những hình ảnh này là một phần của Chùa Tháp vốn được tôn sùng ở vương quốc đại Hinđu Champa.

Kết thúc bài thuyết trình TS. Bachchan Kumar cho rằng ở Ấn Độ, nhiều tay được coi như một cách đơn giản và hữu hiệu để khắc họa quyền lực rộng lớn của các hình ảnh. Những hình ảnh ở Việt Nam có nhiều tay, đang cử động, có lúc trong tư thế chiến đấu, tiêu diệt ma quỷ, có vẻ như cũng được dùng để mang lại quyền lực rộng lớn cho hình ảnh của nữ thần. Có thể là khái niệm này được lấy từ Ấn Độ. Tuy nhiên, những thay đổi về kiểu dáng – không có assura, thể hiện con trâu phía bên phải của nữ thần và một số thay đổi khác nhau về những đồ vật trong bàn tay – cho thấy toàn bộ ý tưởng khắc họa hình ảnh nữ thần đã đi qua nhiều biến chuyển theo nét riêng của mỗi nơi.

Nữ thần Mahisasura - Mardini được tôn thờ như là vợ của thần Siva. Bà còn được tôn thờ theo hình thức Lakshmi, vợ của thần Vishnu. Các đồ vật khác nhau trong bàn tay nữ thần các đặc điểm chính của thần Vishnu. Vật sankha trong bàn tay trái và cakra trong bàn tay phải là các đồ vật của thần Vishnu và nữ thần Lakshmi. Do đó ở một số nơi, nữ thần được thờ cúng để cầu an khang thịnh vượng.

Bài thuyết trình đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học. Nhiều ý kiến trao đổi trong buổi thuyết trình nhằm làm rõ ảnh hưởng nữ thần ở Việt