Em hiệu gì về trường Đại học Hải Phòng

Mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của Trường Đại học Dân lập Hải Phòng gồm những yêu cầu cao hơn thực tế phát triển của giáo dục nước nhà. Lãnh đạo nhà trường vẫn luôn tâm niệm “Phấn đấu để trở thành ngôi trường đáng để học”, “mỗi sinh viên khi ra trường phải làm được việc cho xã hội”. Một trường Dân lập đạt chuẩn quốc gia nhưng lại luôn hướng đến tiêu chí chất lượng sinh viên quốc tế và tiêu chuẩn giảng viên quốc tế... Rõ ràng với xu thế của trường dân lập hiện nay thì Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng là một “trường lạ”!

Tháng 4/1997, Giáo sư Trần Hữu Nghị có ý tưởng xây dựng một trường Đại học Dân lập có chất lượng cao và không vì lợi nhuận tại thành phố Hải Phòng. Ý tưởng đó của Giáo sư nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Ngày 18/06/1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 2058/GD&ĐT công nhận Hội đồng sáng lập nhà trường do Giáo sư Trần Hữu Nghị làm Chủ tịch. Ngày 24/09/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 792/TTg thành lập trường Đại học Dân lập Hải Phòng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ đó đến nay, trường đã phát triển thành một trường dân lập lớn mạnh ở trong nước cũng như khu vực. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo hơn 8.000 sinh viên từ 41 tỉnh thành trong cả nước. Và đã đào tạo, cung cấp cho xã hội gần 15.000 kỹ sư, cử nhân có chất lượng.

Cơ sở vật chất hiện đại vì nhu cầu sinh viên

Trường Đại học Dân lập Hải Phòng thành lập cuối năm 1997. Trong bối cảnh nhiều trường ngoài công lập lúc bấy giờ phải đi thuê mướn phòng học để tổ chức giảng dạy. Ban lãnh đạo nhà trường nhận thấy chừng nào trường chưa có được cơ sở vật chất riêng thì “danh tiếng” của một trường Đại học vẫn là xa vời. Chính vì vậy ngay khi tìm được đất xây dựng trường, nhà trường đã bắt đầu xây dựng khu giảng đường, khu lớp học 3 tầng, khu thực hành thí nghiệm, khu thư viện… Tổng số lên đến gần 100 phòng nhằm phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu. 5 năm sau, ngày 4/01/2002 nhà trường cắt băng khánh thành Khu liên hợp thể dục thể thao – Khách sạn sinh viên [bao gồm nhà tập đa chức năng, bể bơi thông minh, sân vận động, nhà ăn sinh viên, khu nội trú Khách sạn sinh viên] với tổng số tiền đầu tư gần 100 tỉ đồng. Hiện nay nhà trường đang tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng khu cơ sở II trên diện tích 12 ha đất tại Minh Tân, Kiến Thụy, Hải Phòng với vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 tỉ đồng.

“Xây dựng ưu tiên phục vụ sinh viên” là định hướng khi xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Các phòng học cho sinh viên được trang bị máy chiếu Projectors, Camera, điều hòa nhiệt độ, máy tính được nối mạng nội bộ, mạng Internet không dây… Thư viện nhà trường là hệ thống thư viện điện tử, được trang bị 36 máy tính tốc độ cao với trên 7970 đầu sách, 82.000 tài liệu điện tử Elib, 85.000 tài liệu điện tử Proquest.

Không chỉ vậy, hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường cũng được xây dựng một cách khoa học. Toàn bộ các công tác như đào tạo, học tập theo tín chỉ, tuyển sinh, giảng dạy, điểm thi, tổ chức thi học kỳ, học phí và các khoản thu chi khác… đều được quản lý nghiêm túc, phân quyền chặt chẽ bằng phần mềm khoa học chuyên dụng.

Giảng viên có nghiệp vụ đạt chuẩn quốc tế

Không chỉ đầu tư đúng hướng vào cơ sở vậy chất, lãnh đạo Trường Đại học Dân lập Hải Phòng còn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn và có năng lực thực tế. Nhà trường đã tận dụng tối đa trình độ chuyên môn của những người đang công tác, nghiên cứu tại các trường khác, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời nhanh chóng tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu của trường.

Để tuyển dụng được đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ và gắn bó với trường, nhà trường đã tổ chức tuyển dụng công khai, minh bạch, có quy trình rõ ràng. Từ 1500 lượt người dự tuyển, trong gần 15 năm qua nhà trường đã tuyển chọn được 338 CB, GV, NV cơ hữu. Ngay sau khi được tuyển dụng các giảng viên trẻ được nhà trường tổ chức bồi dưỡng phương pháp sư phạm đặc thù, trình độ chuyên môn và nhiều kĩ năng khác. Tính đến nay, số giảng viên cơ hữu làm việc tại trường là 225 người trong đó có 7 Giáo sư, 8 Phó Giáo sư, 3 Tiến sĩ khoa học, 28 Tiến sĩ và 136 Thạc sĩ, 21 nghiên cứu sinh và 25 người đang học cao học đảm nhận 80% khối lượng giảng dạy.Để giảng viên tăng cường sự hiểu biết và dạy học có chất lượng cao nhà trường đã mời nhiều chuyên gia là giáo sư trong nước, giảng viên nước ngoài, đặc biệt là các học giả Fulbright đến giảng về giảng dạy. Không những vậy, để học hỏi kinh nghiệm dạy và học tốt nhà trường còn phối hợp với nhiều đơn vị để tổ chức các hội thảo cấp quốc gia như: Hội thảo Quốc gia lần thứ 8 “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông”, Hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học”, Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy - học trong đào tạo theo học chế tín chỉ và xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo” do Mạng lưới các trường đại học Việt Nam, Chương trình Fulbright do chính phủ Mỹ cùng tổ chức, tài trợ.

Đại học Dân lập… đáng để học

Ghi nhận những nỗ lực xây dựng thương hiệu của trường, năm 2009 Hội đồng Giáo dục Quốc gia công nhận Trường Đại học Dân Hải Phòng là trường đạt chuẩn chất lượng quốc gia. Hơn nữa trường được nhiều người ưu ái gọi là “đại học trung thực” và được đánh giá là một trường đại học đáng để học.

Đầu năm 1998, khóa học I bước vào kỳ thi đầu tiên, lãnh đạo nhà trường thấy có nhiều hiện tượng tiêu cực trong thi cử của sinh viên và giảng viên. Sau kỳ thi, một cuộc họp toàn thể cán bộ giảng viên của trường được tổ chức bàn riêng về vấn đề này. Tại cuộc họp đó, quá 50% số người cho rằng nếu đình chỉ thi đối với sinh viên vi phạm quy chế thi thì sợ trường không còn sinh viên theo học nữa.

Ý kiến này không phải là không có lý. Qua thăm dò ý kiến của 1200 sinh viên thì chỉ có 2 em chưa quay cóp lần nào ở các lớp phổ thông. Sau khi nghe các ý kiến của cán bộ giáo viên dự họp, Hiệu trưởng nhà trường đã quyết định “vì chất lượng đào tạo vì nhà trường phải đào tạo cho sinh viên đức tính trung thực, phải tổ chức thi thật nghiêm túc”. Trước mùa thi sau đó, Hiệu trưởng nhà trường đã trực tiếp nói chuyện với sinh viên và giảng viên, kêu gọi hưởng ứng thi nghiêm túc. Đồng thời tuyên bố bất kể sinh viên nào có tài liệu đem vào phòng thi dù chưa sử dụng cũng bị đình chỉ thi và nhận điểm không.

Hơn 2.000 sinh viên của khóa I thì có tới 834 lượt sinh viên đã bị đình chỉ thi. Không ít sinh viên vi phạm quy chế thi đã nói thẳng “đã là dân lập mà còn làm thế này thì ai thèm học”. Thế nhưng quyết tâm xây dựng một môi trường học nghiêm túc vẫn được Hiệu trưởng nhà trường duy trì đến cả những mùa thi sau này. Quyết tâm này góp phần rèn rũa cho những sinh viên đã, đang học tại trường thói quen sống trung thực. Khẩu hiệu “Học thật, thi thật, để ra đời làm thật” trở thành khẩu hiệu mang nét riêng của Đại học Dân lập Hải Phòng.

Không chỉ vậy, để sinh viên ra trường có kĩ năng về tin học và ngoại ngữ tốt, nhà trường còn đưa chứng chỉ tin học văn phòng quốc tế ICDL và tiếng Anh theo chuẩn TOEIC vào giảng dạy và làm điều kiện tốt nghiệp cho sinh viên. Chương trình đào tạo của trường bị nhận xét là “khắt khe” nhưng rất có ý nghĩa trong việc trang bị kiến thức cho sinh viên trước và sau khi ra trường.

Không chỉ rèn luyện những sinh viên trung thực, giỏi kiến thức học trong trường, nhà trường còn luôn nỗ lực để đào tạo những sinh viên có năng lực nhạy bén trong thực tế và có khả năng hội nhập quốc tế. Nhiều năm qua nhà trường duy trì mối quan hệ chặt chẽ với gần 1.000 doanh nghiệp, cơ quan để tổ chức cho sinh viên thực hành - kiến tập - thực tập nhằm gắn kết chặt chẽ quá trình đào tạo với yêu cầu của xã hội. Để sinh viên có kiến thức trong quá trình hội nhập quốc tế nhà trường còn tổ chức liên kết đào tạo, trao đổi chương trình đào tạo với nhiều trường đại học, các tổ chức kinh tế xã hội của các nước Mỹ, Anh, Úc, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc.... Chính vì thế rất nhiều sinh viên của nhà trường chưa ra trường đã được các doanh nghiệp đã chủ động liên hệ, đề nghị tuyển dụng vào làm việc.

Ghi nhận những đóng góp to lớn của nhà trường với sự nghiệp giáo dục, Nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhân dịp về thăm và làm việc với trường đã xúc động khen ngợi: “Là một trường sinh sau đẻ muộn nhưng nhờ sự định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo nhà trường cùng với khả năng lãnh đạo toàn diện và đầy sáng tạo của đồng chí Hiệu trưởng, trường đã vươn lên, trở thành một điểm sáng trong hệ thống giáo dục ngoài công lập”.

09:52 16/11/2019

Trường Đại học Hải Phòng tiên phong trở thành Trường Đại học đa ngành lớn nhất vùng Duyên hải

Sứ mệnh tiên phong

Nói về truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển của Trường Đại học Hải Phòng, PGS.TS Nguyễn Thị Hiên, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định, trong suốt quá trình phát triển, Trường Đại học Hải Phòng luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn lịch sử, làm tròn sứ mệnh là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các yêu cầu của sự nghiệp cách mạng thành phố Hải Phòng nói riêng, của đất nước nói chung.

Sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, ngày 13-5-1955, Hải Phòng, Kiến An hoàn toàn được giải phóng. Ngay từ năm 1959, cơ sở đào tạo tiền thân của Trường Đại học Hải Phòng - Trường Sư phạm Trung cấp Hải Phòng đã được thành lập theo Nghị định số 379-NĐ, ngày 22-7-1959 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. 

Những ngày đầu thành lập, Trường Sư phạm Trung cấp Hải Phòng đã mang sứ mệnh là một trường sư phạm cấp vùng, chịu trách nhiệm đào tạo giáo viên cấp hai về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên cho các tỉnh Hải Phòng, Kiến An [thành phố Hải Phòng ngày nay], Hồng Quảng, Hải Ninh [tỉnh Quảng Ninh ngày nay] và tỉnh Hải Dương.

Chặng đường 60 năm, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng phát triển đất nước, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các thế hệ thầy và trò nhà trường đã thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.

Ngày 21-3-1978, nhà trường là một trong 16 đơn vị được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm. Đến năm 1999, sau 40 năm xây dựng và phát triển, các cơ sở hợp thành của Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng [đa cấp, đa hệ] đã đào tạo được 35.037 giáo viên các cấp, đã bồi dưỡng chuẩn hoá trình độ cho 8.532 giáo viên.

Nhiều thế hệ học sinh, sinh viên ra trường đã trưởng thành, giữ những cương vị quan trọng của ngành giáo dục và của thành phố, tiêu biểu là: đồng chí Nguyễn Thị Bảy, nguyên Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; NGƯT.TS Ngô Đăng Duyên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng và trường Đại học Sư phạm Hải Phòng; đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng...

Ngày 20-4-2000, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 48/2000/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Sư phạm Hải Phòng trên cơ sở hợp nhất 4 cơ sở đào tạo: Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng, Trường Đại học Tại chức Hải Phòng, Trung tâm Ngoại ngữ Hải Phòng và Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và Bồi dưỡng giáo viên Hải Phòng, trong đó Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng đóng vai trò nòng cốt.

Xuất phát từ mục tiêu xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo của cả vùng duyên hải Bắc bộ theo tinh thần Nghị quyết số 32- NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 9-4-2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 60/2004/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng, đào tạo đại học đa ngành. Từ đây, Trường Đại học Hải Phòng mang sứ mệnh là cơ sở đào tạo bậc Đại học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho cả vùng Duyên hải Bắc Bộ, giảm tải cho Thủ đô Hà Nội…

Trong suốt chặng đường thực hiện sứ mệnh vinh quang của mình 60 năm qua, nhà trường đã đào tạo được trên 50.000 giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông, gần 10.000 kỹ sư xây dựng, cơ khí chế tạo máy, điện - điện tử, nông nghiệp…, hơn 30.000 cử nhân kinh tế, tài chính, du lịch, ngoại ngữ… Nguồn nhân lực do nhà trường đào tạo đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố và đất nước. 

Trường Đại học Hải Phòng hôm nay khang trang, hiện đại, môi trường giáo dục thân thiện

Định hướng chiến lược

Hải Phòng có vị thế đặc biệt quan trọng trong khu vực trọng điểm phát triển kinh tế phía Bắc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ rõ: xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước. Để sự phát triển của thành phố nhanh, mạnh và bền vững, các ngành, các địa phương, các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần được bổ sung nhiều nhân lực được đào tạo chất lương cao, đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay và những năm tiếp theo.

Ngay từ khi thành lập, Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng đã làm nhiệm vụ của một trường đại học đa ngành. Trường có 4 khối ngành đào tạo: khối sư phạm, khối cử nhân khoa học, khối kinh tế và khối công nghệ - kỹ thuật, các khối ngành này vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển đến ngày nay.

Sau khi bắt đầu đào tạo trình độ đại học đa ngành hệ chính quy, Trường Đại học Hải Phòng đã phát triển nhanh các ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần để thành phố Hải Phòng phát triển nhanh xứng đáng với vị thế một thành phố trung tâm của khu vực đồng bằng Duyên hải Bắc Bộ.

Từ chỗ chỉ đào tạo 8 ngành đại học vào năm 2000, đến nay, nhà trường đã đào tạo được 2 ngành trình độ Tiến sĩ, 5 ngành trình độ Thạc sĩ, 33 ngành trình độ Đại học, 1 ngành trình độ Cao đẳng; từ chỗ nhà trường chỉ có 5 Tiến sĩ, 90 Thạc sĩ, đến nay, Trường Đại học Hải Phòng đã có 1 Giáo sư, 10 Phó Giáo sư, 103 Tiến sĩ, 437 Thạc sĩ [số cán bộ giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên đạt 78%/tổng số cán bộ viên chức, người lao động toàn trường]; hạ tầng và kiến trúc được quy hoạch đồng bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo với quy mô 15.000 sinh viên.

Trong quá trình phát triển đào tạo, lãnh đạo nhà trường và các thầy cô giáo đã tích cực nghiên cứu khoa học, bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, khai thác các tiềm năng, thế mạnh, mũi nhọn, sở trường ngành nghề để đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn; đồng thời góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu của thành phố Hải Phòng.

Từ năm 2013 đến nay, như các trường đại học địa phương trên cả nước, Trường Đại học Hải Phòng bước vào giai đoạn bộn bề khó khăn, quy mô tuyển sinh giảm sút. Song chính trong gian khó, bản lĩnh, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên nhà trường đã bừng lên mạnh mẽ, mang tới những gam màu tươi sáng cho sự phát triển của nhà trường.

Trong giai đoạn này, trường nỗ lực từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, mở thêm 2 chương trình đào tạo thạc sĩ, 2 chương trình đào tạo tiến sĩ. Năm 2016, chuẩn bị cho lộ trình tự chủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị đại học, Hội đồng trường được thành lập. Năm 2018, Trường thực hiện đánh giá ngoài và đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cấp chứng nhận đạt chuẩn chất lượng trường đại học giai đoạn 2018 - 2023.

Tháng 7-2018, PGS.TS Nguyễn Thị Hiên được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Đại học Hải Phòng, đánh dấu giai đoạn chuyển giao thế hệ lãnh đạo, đúng vào thời điểm hướng tới Kỷ niệm 60 năm truyền thống xây dựng và phát triển nhà trường [1959 - 2019]. Chắc chắn điều đó sẽ mang lại luồng sinh khí mới, đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, giáo chức, viên chức nhà trường, là tiền đề rất quan trọng để trường tự tin bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn tự chủ, hội nhập và phát triển.

HẢI HẬU

Video liên quan

Chủ Đề