Em hiểu thế nào về hai chữ ngồi yên trong câu Bởi tổ quốc cần, anh chẳng thể ngồi yên

chờ chị một chút rồi chị gửi bài em nhé ^^

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ và trở thành mối nguy toàn cầu, Việt Nam đã luôn “đi trước” và vững vàng trong phòng tuyến chống dịch - 257 ca nhiễm, trong đó 132 ca đã khỏi và chưa có trường hợp nào tử vong. Thế nhưng, tâm trạng lo lắng, bất an là không thể tránh khỏi, nhất là khi cả nước bước vào giai đoạn cao điểm không khác gì thời chiến tranh - chúng ta đang đánh nhau với dịch bệnh, một con virus nhỏ bé nhưng vô cùng nguy hiểm. Trong suốt quá trình đó, bên cạnh sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị thì sự hy sinh thầm lặng, nỗ lực quên mình của lực lượng y bác sĩ, bộ đội, công an, dân quân tự vệ trên tuyến đầu chống dịch đóng vai trò quyết định cho diễn biến tiếp theo. Cũng là những người con, người cha, người mẹ trong gia đình, đã bao lâu rồi họ không được về nhà sum họp cùng người thân? Hình ảnh những y bác sĩ ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh bảo vệ tính mạng, sức khỏe bệnh nhân; hình ảnh những người lính căng mình trên các tuyến biên giới ngăn chặn mọi hành vi xuất nhập cảnh trái phép có thể mang theo mầm bệnh; những chú bộ đội trẻ măng chấp nhận “màn trời, chiếu đất” nhường chỗ cho đồng bào trong khu cách ly; những bạn dân quân lưng áo đẫm mồ hôi, cánh tay rã rời vì khuân vác nặng, có thể lăn ra ngủ bất cứ đâu vì kiệt sức khi làm nhiệm vụ trong các khu cách ly… thực sự mang lại cảm xúc dâng trào. Thương và tự hào về các anh, các chị - những người nêu bật phẩm chất Việt Nam nơi tiền tuyến! Xúc động trước những hình ảnh đó, thầy Vũ Quốc Tuấn, một giáo viên dạy Toán ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, đã sáng tác bài thơ “Nếu anh không về” lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội những ngày qua. Những lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía: “Nếu anh không về trong buổi chiều nay/Em đừng buồn và âu lo quá nhé/Nhớ đón con và động viên cha mẹ/Bởi Tổ quốc cần, anh chẳng thể ngồi yên…”,… như nói thay tâm tình những người nơi tuyến đầu chống dịch, cũng là tấm lòng tri ân trân trọng của mỗi người dân đối với những “người hùng” đích thực vào lúc này. Bài thơ gồm 6 khổ với 24 câu thơ. Đứng từ góc nhìn bên trong, câu chuyện phía sau của những người nơi tuyến đầu đang trực tiếp làm công tác chống dịch, tác giả đã nói lên nỗi lòng của họ. Lời thơ không diễn tả bằng những câu từ đao to búa lớn mà bằng sẻ chia nhẹ nhàng trấn an người thân trong gia đình mình. Sau lời trấn an là tâm thế sẵn sàng, quyết tâm lên đường. Và bài thơ là cả tấm lòng tri ân, trân trọng của tác giả, của mỗi người dân đối với bao người nơi tuyến đầu. Khi đọc bài thơ, em đã khóc. Em thử đặt mình vào vị trí của những người nơi tuyến đầu, đặc biệt là các y bác sĩ, tóc bạc đầu, mặt hằn vết khẩu trang hay những chiến sĩ bộ đội ngủ rừng, lán trại với những bữa cơm ăn vội. Em cảm nhận sâu sắc được sự thầm lặng của họ. Có lẽ đọc bài thơ mọi người dễ dàng nhận thấy rõ sự vất vả, gian nan, có thể hiểm nguy đến tính mạng của các “chiến sĩ” nơi tuyến đầu chống dịch. Thông điệp thấu hiểu, sẻ chia với họ cũng hiển hiện trong đó. Bởi bớt một người bị cách ly, bớt một người bị nhiễm bệnh là bớt đi sự lo âu, đặc biệt bớt đi sự nhọc nhằn cho bao người trên tuyến đầu. Hẳn ai sau mỗi ngày lao động vất vả đều mong muốn có buổi tối quây quần cùng gia đình, đặc biệt là được nhìn ánh mắt trẻ thơ đau đáu chờ cha mẹ về. Nhưng, với những người nơi tuyến đầu, khi Tổ quốc gọi, khi sức khỏe đồng bào bị đe dọa, họ sẵn sàng lên đường, bỏ lại sau lưng bao lo toan, bao tình cảm riêng tư. Trong sâu thẳm, em thật sự biết ơn họ. Trong họ có một tình yêu vĩ đại: đó là tình yêu Tổ quốc, lẽ sống cao đẹp sẵn sàng đóng góp sức mình khi Tổ quốc cần. Bài thơ Nếu anh không về được nhiều người biết đến đã thật sự lan tỏa, lay động lòng người; góp phần tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những lực lượng nơi tuyến đầu. Và cũng là lời sẻ chia với hậu phương: Hãy làm thật tốt vai trò của mình để người tuyến trên vơi bớt nhọc nhằn - tuân thủ quy định của Chính phủ, chính quyền địa phương, khuyến cáo của Bộ Y tế. Chỉ cần đoàn kết, tin tưởng và sống có trách nhiệm, Việt Nam sẽ chiến thắng “giặc Covid-19” như đã bao lần đánh thắng mọi kẻ thù!

Đây chị gửi em ^^ Bài thơ thật sự rất xúc động! Chúc em học tốt ❤️❤️❤️

Page 2

Đất nước Việt Nam ta đang trải qua nhừng ngày tháng khó quên. Chúng ta thường hay đọc truyện, xem phim về những nhân vật siêu anh hùng với năng lực siêu nhiên cứu giúp loài ngoài khỏi thiên tai, hoạn nạn. Nhưng đó chỉ là những nhân vật hư cấu không có thật. Trong thời gian gần đây, khi dịch bệnh đang hoành hành, có lẽ, trong mỗi chúng ta đều được chứng kiến nhiều “con người trần mắt thịt” nhưng hành động của họ nghĩa hiệp và cao đẹp chẳng khác những siêu anh hùng. Những người đứng ở tuyến đầu chống đại dịch chết người, họ là ai? Họ là những nhân viên y tế, là lực lượng cán bộ chiến sĩ công an bộ đội. Là lực lượng nòng cốt, tuyến đầu, những “anh hùng ấy ” đã không quản ngại, khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm để hoàn thành sứ mệnh cao cả, thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ. Chính phủ đã có nhiều biện pháp, cách làm hết sức cụ thể, quyết liệt. Và những cán bộ chiên sĩ là những mắt xịch quan trọng thực hiện nhiệm vụ: Tăng cường chốt chặn, kiểm soát đường mòn, lối mở; thành lập các bệnh viện dã chiến, khu vực cách ly tập trung; phòng độc, khử trùng; tổ chức tiếp nhận, quản lý, giám sát, chăm sóc, cách ly y tế người từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch nhập cảnh vào Việt Nam; phối hợp với các lực lượng công an, y tế thực hiện tốt công tác phát hiện, tìm kiếm, giám sát cách ly đối với những người nhiễm, nghi nhiễm bệnh… Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Quân đội với “những đêm ngủ ngoài bìa rừng”, nhường doanh trại quân đội để lập thành khu cách ly cho nhân dân, “những bữa cơm ăn vội” trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 đã tô thắm thêm truyền thống cao đẹp của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Những hành động và đóng góp nổi bật của toàn lực lượng Quân đội được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, xứng đáng là điểm tựa tinh thần của quần chúng nhân dân, là chỗ dựa vững chắc của đồng bào, đồng chí cả nước trong công cuộc phòng, chống và quyết tâm đẩy lùi, chiến thắng đại dịch COVID-19. Những nhân viên y tế thì sao? Những đôi bàn tay trầy xước, sưng rộp hay nhăn nheo, bợt bạt vì liên tục phải đeo găng tay và chà rửa với hóa chất, dung dịch vệ sinh kháng khuẩn có làm cho bạn xúc động. Kể từ khi dịch Covid-19 được công bố, nhiều cán bộ, nhân viên y tế ăn, ngủ tại bệnh viện, lấy bệnh viện là nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác. Bệnh viện cũng thu xếp một khu nhà ở tạm cho các cán bộ, nhân viên y tế với những điều kiện sinh hoạt tối giản hết mức. Công việc hằng ngày của các y, bác sĩ ở đây là thăm khám, đánh giá toàn trạng của bệnh nhân, các dấu hiệu sinh tồn, triệu chứng lâm sàng…,chăm nom tận tụy cho người bệnh như ngưởi thân của mình. Nguy hiểm luôn luôn rình rập những con người áo trắng này. Cùng đồng hành với những bác sĩ nơi tuyến đầu trong “cuộc chiến” chống dịch Covid-19, những cán bộ y tế làm công tác dự phòng cũng vất vả, hiểm nguy không kém. Họ phải đến từng thôn xóm, vào từng hộ gia đình, hướng dẫn người dân cách phòng bệnh. Nếu không cẩn thận, nguy cơ nhiễm bệnh luôn tiềm ẩn. Bởi, những người dân trong vùng dịch mà họ tiếp xúc, những góc nhà, ngõ xóm mà họ đi qua, rác thải mà họ thu gom có ai dám chắc không có vi rút gây bệnh. Hình ảnh cán bộ y tế cùng các cán bộ, chiến sĩ ở địa phương đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng nhằm phát hiện sớm các nguy cơ lây lan dịch bệnh; những người thầy thuốc sẵn sàng quên mình chăm sóc người bệnh tại các khu vực điều trị, cách ly hay miệt mài trong phòng xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm, nghiên cứu về virus... đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc, được nhân dân cả nước khen ngợi. "Những chiến sĩ áo trắng" không những đã phát huy truyền thống, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh rất đáng tự hào của ngành y tế mà còn góp phần quan trọng tạo dựng niềm tin, sự an tâm, tiếp thêm động lực để cả nước đồng sức, chung lòng phòng chống dịch thành công. Mọi người dân Việt Nam ta cùng nhau đoàn kết chiến đấu. Người góp công, người góp của, giúp đỡ phụ trợ lẫn nhau lúc khó khăn. Đó là truyền thống mà thế hệ trẻ chúng ta có quyền tự hào về dân tộc. Hãy thôi mơ mộng về những siêu anh hùng không có thật. Vì ngoài kia, nhiều người đã đang và sẽ mãi là những anh hùng “trần gian” giúp đỡ mọi người mà không cần được ca ngợi. Họ cũng chỉ là con người như chúng ta, sức có hạn. Hãy chung tay giúp đỡ cộng đồng từ những việc nhỏ nhất. Cùng nhau đoàn kết, Đất nước ta sẽ chiến thắng đại dịch.

Bài thơ Nếu anh không về lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội những ngày qua bắt đầu như thế đó [xem bài thơ Nếu anh không về].

Bài thơ gồm 6 khổ với 24 câu thơ. Đứng từ góc nhìn bên trong, câu chuyện phía sau của những người nơi tuyến đầu đang trực tiếp làm công tác chống dịch, tác giả đã nói lên nỗi lòng của họ. Lời thơ không diễn tả bằng những câu từ đao to búa lớn mà bằng sẻ chia nhẹ nhàng trấn an người thân trong gia đình mình. Sau lời trấn an là tâm thế sẵn sàng, quyết tâm lên đường. Và bài thơ là cả tấm lòng tri ân, trân trọng của tác giả, của mỗi người dân đối với bao người nơi tuyến đầu.

Vũ Tuấn - tác giả bài thơ Nếu anh không về

Tác giả bài thơ là anh Vũ Tuấn, một giáo viên dạy Toán ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Anh kể, sáng 20-3, sau khi thức dậy xem báo mạng, thấy thông tin nước Italy, Iran có thêm hơn ngàn người ra đi vì dịch bệnh, Tây Ban Nha cũng tăng người nhiễm virus SARS-CoV-2, và hình ảnh các y bác sĩ, các chiến sĩ công an, bộ đội nước nhà đang vất vả nhọc nhằn trong các khu cách ly, khu điều trị… đập vào mắt anh. Lòng anh cứ nghẹn ngào, rưng rưng. Thế rồi, những câu thơ cứ ngân lên trong tim. 

“Khi viết bài thơ, tôi khóc. Tôi đã thử đặt mình vào vị trí của những người nơi tuyến đầu, đặc biệt là các y bác sĩ, tóc bạc đầu, mặt hằn vết khẩu trang hay những chiến sĩ bộ đội ngủ rừng, lán trại với những bữa cơm ăn vội. Mình cảm nhận được sự thầm lặng của họ. Có lẽ đọc bài thơ mọi người dễ dàng nhận thấy rõ sự vất vả, gian nan, có thể hiểm nguy đến tính mạng của các “chiến sĩ” nơi tuyến đầu chống dịch. Thông điệp thấu hiểu, sẻ chia với họ cũng hiển hiện trong đó. Bởi bớt một người bị cách ly, bớt một người bị nhiễm bệnh là bớt đi sự lo âu, đặc biệt bớt đi sự nhọc nhằn cho bao người trên tuyến đầu”, anh Vũ Tuấn trải lòng. 

Anh Vũ Tuấn chia sẻ thêm: Hẳn ai sau mỗi ngày lao động vất vả đều mong muốn có buổi tối quây quần cùng gia đình, đặc biệt là được nhìn ánh mắt trẻ thơ đau đáu chờ cha mẹ về. Nhưng, với người nơi tuyến đầu, khi Tổ quốc gọi, khi sức khỏe đồng bào bị đe dọa, họ sẵn sàng lên đường, bỏ lại sau lưng bao lo toan, bao tình cảm riêng tư. Anh nói: “Trong sâu thẳm, tôi thật sự biết ơn họ. Trong họ có một tình yêu vĩ đại: đó là tình yêu Tổ quốc - Cả thế giới chìm một màu tang tóc/ Lo quê nhà, trái tim anh chợt khóc/ Sợ dịch đến mình, sợ mất một người thân/ Anh không về, vì dân tộc đang cần…”.

Bài thơ Nếu anh không về được nhiều người biết đến đã thật sự lan tỏa, lay động lòng người; góp phần tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những lực lượng nơi tuyến đầu. Và cũng là lời sẻ chia với hậu phương: Hãy làm thật tốt vai trò của mình để người tuyến trên vơi bớt nhọc nhằn. 
Ngoài bài thơ Nếu anh không về, trong thời gian này, anh Vũ Tuấn còn viết khoảng 14 bài thơ sẻ chia về những gian nan vất vả của người nơi tuyến đầu, về tinh thần lạc quan, tin yêu giữa thời điểm dịch Covid-19 có nhiều chuyển biến phức tạp. Những bài thơ đã lan tỏa mạnh mẽ như: Tổ quốc mình đẹp lắm em ơi!, Đất nước mình có tên anh tên em, Tiếng gọi trái tim, Ý thức mình đáng giá được mấy xu, Quê hương… 

“Từ nhỏ, tôi đã thích thơ. Những bài thơ thuộc dạng tự do được học trong chương trình phổ thông tôi đều thuộc lòng. Vì thế, thơ chính là tâm hồn tôi. Sau này, đứng trước những điều xảy ra xung quanh mình, thơ tự nhiên chảy tràn từ bên trong tâm hồn như thế đó. Tôi muốn dùng thơ để khơi dậy tình yêu Tổ quốc, đánh thức sự nhân văn sâu thẳm trong trái tim mọi người…  Khi biết bài thơ Nếu anh không về được lan tỏa đến mọi người, tôi thấy vui. Không phải vì bài thơ hay, mà vui vì sự nhân văn, vì tình yêu Tổ quốc trong mỗi người dân Việt là vô cùng to lớn”, anh Vũ Tuấn tâm sự.

TIỂU TÂN

Vũ Tuấn tác giả bài thơ Nếu anh không về

Video liên quan

Chủ Đề