Gạo nếp nên ngâm bao lâu

Trước hết, tôi sẽ viết vài dòng về gạo nếp nương cho các anh chị hiểu rõ. Ở Điện Biên vẫn có 2 loại gạo nếp

NẾP NƯƠNG [không hẳn là trồng chỉ ở riêng ĐB, mà có thể là Lai Châu nữa]: Nếp nương chính hiệu thì hạt thường to, tròn! Hạt gạo thường có 2 màu: Trắng trong [Là gạo vụ mới, phơi chưa già nắng]. và trắng đục [cũng có thể là gạo vụ mới, hoặc cũ, nhưng khác biệt là đã được phơi già nắng]. Cá nhân tôi nghiện & ăn món này từ bé thì hạt gạo trắng trong bao giờ cũng ngon, mềm, thơm hơn gạo trắng đục.

NẾP RUỘNG [cũng như trên]: Hạt bé, dài, màu trắng trong hoặc trắng đục. Thường không thể ngon bằng nếp nương được.

Bản thân ở ĐB nếu không biết mua, vẫn vớ phải gạo pha, gạo cũ, kém chất lượng…là chuyện bình thường. Về đến HN lại càng khó tìm gạo tốt [ngay cả gạo tẻ nhé]. Gia đình tôi cả dưới HN & trên ĐB chỉ sử dụng gạo từ 1 nguồn. Dưới HN kể cả hết gạo, chưa kịp gửi ĐB về, cũng chỉ mua gạo miền xuôi ăn tạm, chứ chả bao giờ “MUA GẠO ĐIỆN BIÊN” ở HN cả. Lý do thì tôi xin phép không trình bày, anh chị tự hiểu & suy luận giùm. [Ví dụ, như gạo tẻ ngon trên ĐB bán khoảng 19k/kg, HN bán giao tận nhà cũng chỉ 21 đến 22k/kg. Thế thì lãi thế quái nào được  nếu không có 1 số cách thức kinh doanh không lành mạnh nào đấy, phỏng ạ]!


CÁCH THỨC NGÂM/XÔI GẠO NẾP NƯƠNG

Tôi chia sẻ cách ngâm/xôi gạo nếp nương cho các anh chị tham khảo, tôi không dám nói là hướng dẫn, vì xôi là món cổ truyền của người Việt, hẳn là nhiều anh chị còn rành hơn tôi. Cách thức ngâm/xôi ở đây là cách người Thái ở Tây Bắc áp dụng:

1. Ngâm gạo:
– Ngâm gạo từ 5 -> 6 tiếng trước khi đem xôi, ngâm trong nước lã [lấy luôn nước ở vòi, không pha thêm nước ấm vì sẽ làm hạt gạo tiết ra nhựa – dính, xôi không ngon]! Thời tiết HN lạnh thế này thì ngâm 6 hay 8 tiếng đều được. Nhà em thường ngâm từ 9h tối -> 6h30 sáng bắt đầu xôi.
– Đổ ngập nước nhiều 1 chút vì gạo sẽ hút nước.

2. Xôi:
– Dụng cụ thì có cụ dùng chõ inox, chõ nhôm [hoặc cụ nào kĩ tính thậm chí còn có cả Chõ gỗ]
– Đun nước xôi rồi bắt đầu đặt chõ lên xôi.
– Thời gian xôi trung bình ~30 phút là được. Không cứ hẳn phải là 30 phút vì tùy thuộc vào lửa to/nhỏ, Chõ kín hay hở. Cách đơn giản nhất là được ~25 phút thì ăn thử, xôi mềm, dẻo là được.

3. Xôi chín:
– Sau khi xôi chín, các anh chị đánh tơi xôi lên! để trong chõ khoảng 5 phút cho bớt hơi rồi múc sang Rá, hoặc rổ nhỏ. [Tuyệt đối không nên để xôi vào vật dụng đựng mà kín như bát, hộp]! Ta đựng xôi vào các vật dụng thoáng như rá hoặc rổ sẽ không làm xôi đọng hơi nước bên dưới, vón cục.
– Còn đến khi xôi nguội rồi, các anh chị múc sang đĩa, hay hộp đựng nào đó thì tùy ý.

– Đồng bào Tây Bắc có vật dụng đựng xôi rất tuyệt vời, tiếng Thái [Đen hay Trắng] gọi là “Coóng Khảu”, tôi thì chỉ ưa chuộng cái này. Đựng xôi vừa kín, xôi vẫn giữ ấm mà vẫn đảm bảo không bị vón cục, hấp hơi nhão nhoét! Riêng đựng vào cái này, tôi đảm bảo xôi ngon hơn 30% so với đựng bằng bất cứ 1 vật dụng nào khác.

Xôi nếp nương được gói lá Dong thơm lừng. Đúng phong vị Tây Bắc.

4. Sử dụng

– Nếp nương tôi thấy ngon nhất chỉ ăn với cá hoặc thịt nướng [nướng than đấy ạ], hoặc chấm với Chẩm Chéo [món chấm đơn giản mà tuyệt vời, chấm xôi nếp nương, ăn 1 lần không quên]. HOẶC LÀ ĂN KHÔNG, CHẤM VỚI MUỐI CŨNG THẤY NGON RỒI.

– Với cách sử dụng xôi của người thành phố, như cách đun thịt ba chỉ + trứng + giò đun nhừ rồi chan lên Xôi ăn cũng ngon. Nhưng theo tôi để tận hưởng gạo nếp nương ngon thì không nên ăn như thế này. Thi thoảng tôi có ăn xôi ngoài hàng, nhưng luôn nhắc chủ quán không được chan nước thịt! Chan nước thịt vào thì xôi ngon hay xôi dở, nhão đều như nhau hết 😀

Bài viết độc quyền của HOA BAN, mọi trích dẫn yêu cầu ghi rõ nguồn tin từ hoabanfood.com

Tân – HOABANFOOD | Hà Nội – Tháng 9/2012 | facebook.com/mobigraphy

Xôi là một trong những món ăn sáng phổ biến của người Việt. Chính bởi sự ưa chuộng này nên đây là một trong những thị trường kiếm lợi nhuận “béo bở”. Tuy nhiên, việc học hỏi những kinh nghiệm nấu xôi bán đúng chuẩn để mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn là điều không phải ai cũng biết.

1/ Kinh nghiệm nấu xôi bán số 1: Lựa chọn gạo và cách ngâm gạo đúng chuẩn

Kinh nghiệm nấu xôi bán quan trọng đầu tiên mà bạn cần biết đó chính là lựa chọn loại gạo chuẩn để nấu xôi. Có thể nói chất lượng gạo nếp quyết định đến 80% độ ngon của món xôi mà bạn chuẩn bị cho ra lò. Hiện nay có rất nhiều loại gạo nếp khác nhau như nếp dài, nếp ngắn, nếp đen, nếp râu,…

Nhìn chung khi bạn lựa chọn bất cứ loại gạo nếp nào để nấu xôi bán cũng cần lựa chọn loại gạo chuẩn loại 1 và nên là gạo lúa mới, có mùi thơm, độ ngọt tự nhiên, không chứa chất bảo quản, không bị nấm mốc,… Bạn có thể thử gạo bằng cách dùng vài hạt gạo sống để nhai thử. Nếu gạo nếp có độ giòn, săn, sáng bóng và bạn sẽ cảm nhận được độ thơm bùi, ngọt tự nhiên của loại gạo nếp đó.

Lựa chọn gạo nếp nấu xôi hạt tròn, mẩy

Với những loại gạo nếp đạt chuẩn chất lượng khi nấu xôi sẽ mang lại cho bạn một mẻ xôi dẻo, thơm ngon đúng nghĩa. Khi đạt được điều này chắc chắn lượng khách hàng của bạn sẽ đông hơn, khách tới ăn lần 1 và những lần sau đó mang lại doanh thu, lợi nhuận cao hơn cho bạn.

Về cách ngâm gạo nếp chính là bước thứ 2 rất quan trọng. Cho dù bạn có lựa chọn được loại gạo nếp đúng chuẩn ngon nhưng cách ngâm gạo của bạn lại sai thì chính là bước phá hỏng tất cả những bước còn lại và kết quả là món xôi của bạn không ngon.

Theo công thức ngâm gạo truyền thống với kinh nghiệm của ông bà ta thường sẽ là cho gạo nếp vào ngâm cùng với nước sạch trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng. Bạn có thể căn cứ tùy vào chất lượng của loại gạo nếp mà bạn sử dụng nấu xôi để điều chỉnh sao cho thật hợp lý để tránh xôi khi hấp bị nát, bã xôi.

Nếu bạn ngâm gạo quá lâu thì gạo nếp sẽ dễ bị chua, biến chất không giữ được chất dinh dưỡng vốn có. Khi đồ xôi, hấp xôi dễ bị nở nát mất đi tính thẩm mỹ, hương vị đúng chuẩn mà món xôi cần có. Một bí kíp khi ngâm gạo nếp sao cho thật trắng, thơm ngon thì cứ khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút hãy thay nước một lần.

Ngâm gạo nếp để đồ xôi khoảng 6-8 tiếng

Tùy thuộc vào nhiệt độ phòng, thời tiết để điều chỉnh phù hợp như mùa hè thì khoảng thời gian này là hợp lý nhưng nếu là mùa đông thì bạn có thể để lâu hơn. Ngoài ra, khi ngâm gạo nếp bạn đừng quên cho một chút muối trắng để giúp khử trùng và tránh gạo bị chua khi chẳng may bạn quên thay nước.

2/ Kinh nghiệm nấu xôi bán số 2: Chuẩn bị lượng nước nấu xôi vừa đủ

Món xôi của bạn khi nấu có bị nhão, khô, cháy,… phụ thuộc khá nhiều vào lượng nước mà bạn căn trước đó. Do vậy, bạn cần căn lượng nước đúng chuẩn trước khi nấu xôi.

Lượng nước được sử dụng khi hấp xôi lý tưởng là chiếm khoảng ⅓ dung tích của nồi. Với lượng nước vừa đủ sẽ giúp cho món xôi của bạn có độ dẻo thơm vừa, không bị nhão hay khê. Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã căn được lượng nước hấp xôi hợp lý thì bạn vẫn nên kiểm tra trong xuyên suốt quá trình hấp xôi.

Để nấu xôi bán hàng thường thì các chủ quán xôi sẽ sử dụng chõ đồ xôi, nồi hấp xôi chuyên dụng. Đối với chõ hấp xôi bằng nhôm truyền thống thì việc căn nước càng phải cẩn thận. Tuy nhiên nồi hấp xôi công nghiệp bằng điện hiện đại ngày nay thì dễ dàng thêm nước, điều chỉnh nhiệt độ đảm bảo cho món xôi ngon nhất.

3/ Kinh nghiệm nấu xôi để bán số 3: Cho gạo vào nồi đúng cách

Chắc chắn bạn đang ngạc nhiên không biết vì sao phải quan tâm đến cách cho gạo nếp vào nồi? Mặc dù đây là một trong những bước rất đơn giản trong xuyên suốt quá trình nấu xôi nhưng nhiều người lại mắc sai lầm. Bạn có thể gặp phải các vấn đề khi hấp xôi như nhão lớp ở giữa, khô ở bề mặt, xôi chín không đều…

Điều này ngoài bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ khi bạn hấp xôi còn do từ chính bạn tạo ra khi đổ gạo nếp vào chõ hấp. Để đảm bảo gạo nếp được chín dẻo đều thì gạo nếp cũng cần một khoảng cách thông thoáng với nhau. Tại sao hạt gạo khi nấu khoảng cách và làm cách nào để làm được điều đó?

Cho gạo nếp vào nồi xôi đúng cách

Khi cho gạo vào nồi hấp xôi có thể bạn đổ cả rổ gạo vào nồi cùng một lúc là một trong những cách làm phổ biến. Tuy nhiên, trên thực tế để đảm bảo được khoảng cách thông thoáng tốt nhất giữa các hạt gạo để giúp nồi xôi được chín đều, ngon thì bạn nên dùng tay hoặc bát lớn múc gạo vào nồi hấp một cách từ từ và dàn đều ở xưởng hấp xôi.

Với cách làm đơn giản này sẽ giúp cho các hạt gạo nếp không bị “bí thở” và cho hơi nước được lưu thông đều. Món xôi của bạn được chín đều, thơm ngon mà nhiều khi bạn không cần phải mở vung liên tục để đảo.

4/ Kinh nghiệm nấu xôi bán số 4: Canh nhiệt độ khi đồ xôi

Để giúp cho món xôi của bạn ra lò được ngon, thơm dẻo thì khi nấu hấp bạn cần căn chỉnh nhiệt độ phù hợp. Bạn nên cho nước vào đun sôi trước sau đó mới cho chõ hấp gạo vào sau để giúp lượng nhiệt ổn định, món xôi của bạn được se dẻo.

Khi nước đã sôi và đạt được nhiệt độ mong muốn thì bạn nên điều chỉnh giảm nhiệt độ và giữ cố định để giúp sức nóng hơi nước bốc lên vừa phải. Như vậy xôi chín từ từ đảm bảo chất lượng xôi ngon nhất.

Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp căn chỉnh nhiệt độ khi hấp xôi sao cho thật phù hợp, chính xác. Thời gian lý tưởng để hấp xôi thường là 40 đến 60 phút, bạn hãy căn chỉnh thời gian để kiểm tra xôi chín hay chưa và tắt bếp khi cần thiết.

Bạn cũng quan tâm tới:

  • Cách ủ xôi nóng lâu để bán mà xôi vẫn dẻo ngon
  • Cách nấu xôi vò dẻo tơi ngon bằng nồi hấp

5/ Kinh nghiệm đồ xôi ngon để bán số 5: Đồ xôi 2 lửa

Một trong những bí quyết nấu xôi ngon, dẻo lâu mà rất ít người biết đó chính là đồ xôi 2 lửa có nghĩa là đồ xôi 2 lần. Khi bạn thực hiện đồ xôi vừa chín tới hãy múc xôi ra ngoài một chiếc mâm to rồi dàn đều ra xung quanh để cho xôi nguội bớt. Sau đó, bạn hãy tiếp tục cho xôi vào chõ hấp thêm một lần nữa. Bạn hãy thử phương thức này đi và bạn sẽ nhận được sự bất ngờ với mẻ xôi dẻo lâu thơm ngon đúng chuẩn.

Xem ngay: Bí quyết kinh doanh bán xôi bánh mì với xe bán xôi tiện lợi, chuyên nghiệp

Đồ xôi 2 lửa để xôi dẻo và ngon hơn

6/ Kinh nghiệm hấp xôi bán số 6: Bí quyết xôi căng bóng

Bí quyết giúp bạn nấu xôi bán hàng đảm bảo vừa ngon lại đẹp mắt đó chính là khi xôi chín tới hãy rưới thêm một chút dầu ăn hoặc mỡ gà, mỡ lợn rồi đảo đều. Hấp thêm khoảng 10 phút nữa để dầu thấm vào xôi, xôi dẻo hơn. Với cách này sẽ cho bạn hiệu quả ngay lập tức với món xôi căng bóng, mướt mềm thơm ngon.

Bạn cũng thấy khi bán xôi ngoài chợ, chủ quán xôi thường rưới thêm chút dầu ăn vào xôi để tạo sự bóng mỡ trông xôi ngon hơn.

Ngoài ra, để bán xôi tăng thêm chất lượng vị thơm ngon bạn hãy kết hợp với cách chuẩn bị thêm các món đi kèm cùng với xôi như hành tím phi thơm, thịt kho tàu, trứng, ruốc, giò chả,… hay đa dạng linh hoạt nấu xôi cùng với gấc, lạc, dừa, đậu đỗ,… Với sự kết hợp linh hoạt này sẽ giúp cho thực đơn món xôi của bạn được đa dạng, phong phú đáp ứng sở thích ăn uống của nhiều lượt khách khác nhau.

Với những kinh nghiệm nấu xôi bán chúng tôi vừa nêu trên hy vọng giúp bạn có thêm những bí kíp kinh doanh hiệu quả đạt được doanh thu và lợi nhuận cao nhất!

Chủ Đề