Gia đình có công với cách mạng là gì

Chính sách ưu đãi đối với các gia đình người có công với cách mạng

26/07/2018 | 1162

Ưu đãi người có công với cáchmạng luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ là vấn đề đạo lý, truyền thống mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội; không chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của mỗi người chúng ta là phải quan tâm, thương yêu và giúp đỡ họ".

Trong những năm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhiều lần sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Nhiều chế độ chính sách đã được bổ sung như: chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; chế độ người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng; chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân người có công, Chế độ trợ cấp ưu đãi luôn được quan tâm, điều chỉnh tăng tương ứng với sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội.

Chính sách ưu đãi người có công ngày một hoàn thiện, bảo đảm tính khoa học, công bằng phù hợp với thực tiễn cuộc sống góp phần thực hiện tốt công tác tri ân, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công. Chính vì vậy, năm 2017, kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là: Sớm nghiên cứu, sửa đổi những vướng mắc, bất cập nổi cộm hiện nay để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người có công với cách mạng; nghiên cứu, ban hành Pháp lệnh sửa đổi toàn diện thay thế Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành.

Ảnh: minh họa

Thực thiện Chỉ thị số 14-CT/TW của Ban Bí thư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trong công tác chăm sóc người và gia đình người có công với cách mạng; đồng thời xây dựng Kế tổ chức các hoạt động kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ với các nhiệm vụ trọng tâm là:

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật người có công

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật người có công với cách mạng trong các ngành, các cấp và tại địa phương, triển khai sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng, trong đó tập trung tuyên dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện phong trào Đền ơn đáp nghĩa cũng như gương người có công với cách mạng, thân nhân tiêu biểu, vượt khó giúp nhau vươn lên làm giàu chính đáng.

Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người và gia đình có công với cách mạng.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với cách mạng nhằm tri ân với những cá nhân và gia đình có nhiều cống hiến, đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về công tác người có công với cách mạng

Tập trung phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng kết đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng [Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2000, 2001, 2005, 2012]. Trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng, trình ban hành Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành để hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực người có công với cách mạng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn.

3. Về công tác xác nhận người có công với cách mạng và giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng

Xác nhận người có công theo quy định về điều kiện tiêu chuẩn được quy định trong văn bản quy phạm nhà nước, đến nay số người có công được xác nhận và giải quyết chế độ là 9,1 triệu người, trong đó có 1,4 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng.

Qua các thời kỳ kháng chiến, do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, lâu dài, nhiều trường hợp cơ quan quản lý người bị thương, bị chết không còn lưu giữ được hồ sơ, bản thân quân nhân, dân quân du kích, thanh niên xung phong, người phục vụ kháng chiến cũng không giữ được giấy tờ gốc. Mặt khác, không còn bất kì loại giấy tờ nào ghi nhận sự việc bị chết, bị thương trong kháng chiến... Vì vậy, các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc xác nhận người bị chết là liệt sĩ, người bị thương là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Để giải quyết những trường hợp còn tồn đọng sau chiến tranh, liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.

Tuy nhiên, sau kết quả tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước vẫn còn một số lượng lớn hồ sơ đề nghị xác nhận người có công tồn đọng.

Thực hiện Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ, chỉ đạo tập trung giải quyết các hồ sơ xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh còn tồn đọng tại các địa phương theo trình tự, thủ tục, hồ sơ cụ thể do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, bảo đảm công khai, minh bạch, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 về Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng, đến nay đã xem xét và giải quyết cơ bản số hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công của các địa phương.

Năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển phai thực hiện Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH theo hướng từng bước mở rộng phạm vi giải quyết hồ sơ còn tồn đọng ở các ngành, cấp huyện, cấp xã và trong nhân dân với tinh thần quyết liệt, chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và các cơ quan truyền thông trong việc tham gia giám sát, hạn chế tối đa những sai sót, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi trong quá trình xem xét, giải quyết.

4. Về công tác chăm sóc đời sống người có công

Nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh bổ sung trợ cấp ưu đãi đối với người có công phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công; bảo đảm công bằng về trợ cấp giữa các diện đối tượng. Vì vậy, ngày 08/6/2018, Bộ LĐTBXH đã có Tờ trình số 28/TTr-LĐTBXH trình Chính phủ về tăng mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công. Theo đó nội dung dự thảo, mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng từ 1.417.000 đồng.

Thực hiện lời kêu gọi Đền ơn đáp nghĩa ngày 27/7/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 71 năm qua, nhân dân ta đã không ngừng phát huy truyền thống ăn quả nhớ người trồng cây, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp luôn xác định công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và những người có công với nước là nhiệm vụ chính trị, hoạt động thường xuyên của mình.

Bằng những việc làm thiết thực trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, sự hưởng ứng của các bộ, ngành, đoàn thể và nhân dân cả nước, phong trào đã được thực hiện sâu rộng với các chương trình: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Những phong trào đó đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký kết Chương trình phối hợp số 652/CTr-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 25/7/2012 về việc chăm sóc, tu bổ thường xuyên các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc. Đến nay, có hơn 3000 nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước được các nhà trường, học sinh chăm sóc, tu bổ thường xuyên và tổ chức dâng hương vào những dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ và các ngày lễ lớn của dân tộc. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã ký kết Chương trình phối hợp số 35-CTPH/TWĐTN-BLĐTBXH ngày 27/3/2017 với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó có nội dung: Định kỳ hàng năm tổ chức Tuần lễ "Đền ơn đáp nghĩa", chương trình "Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ" và tổ chức các hoạt động văn nghệ với chủ đề "Màu hoa đỏ" vào dịp 27/7; phát động phong trào mỗi đoàn viên, thanh niên làm một việc tốt nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ và người có công với cách mạng. Qua đó, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

5. Về chính sách hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng

Để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, ngày 18/5/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng [gọi tắt là NQ 494], trong đó quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ gia đình có công với cách mạng đang ở nhà tạm hoặc nhà bị hư hỏng nặng để các hộ gia đình người có công có chỗ ở ổn định, an toàn.

Thực hiện NQ 494, ngày 26/4/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở [gọi tắt là QĐ 22]. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ 22, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định này, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 98/2013/TT-BTCngày 24/7/2013 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát và thanh, quyết toán vốn. Theo trách nhiệm được Thủ tướng Chính phủ giao, trên cơ sở Đề án của các địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thẩm định Tổng số là 393.707 hộ [xây mới là 184.695 hộ, sửa chữa là 209.012 hộ].

6. Về công tác quản lý mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan chức năng liên quan tại địa phương chú trọng tới công tác tu bổ, tôn tạo mộ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ, giữ gìn sạch, đẹp và trang nghiêm, sơn sửa các bia mộ bị hỏng, bị mờ, để thu thập mộ, nghĩa trang liệt sĩ bằng hình ảnh trên phạm vi cả nước.

Xây dựng Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ, dự kiến hoàn thành vào dịp kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ [27/7/1947-27/7/2018].

Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo và công tác xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

7. Phát huy đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ để thực hiện tốt công tác người có công

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác người có công với cách mạng từ Trung ương đến cơ sở gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác này.

Tập trung kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, nhân sự và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng trong toàn ngành theo hướng tinh gọn, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.

8. Cải cách hành chính đối với công tác ưu đãi người có công

Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực người có công với cách mạng; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

Xây dựng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý người có công với cách mạng theo Quyết định 708/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.

9. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công

Phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; đổi mới cơ chế tài chính trong việc cấp, phát, thu hồi, xử lý nguồn tài chính bị thất thoát do vi phạm trong lĩnh vực người có công với cách mạng.

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm trong lĩnh vực người có công là biện pháp tối ưu và tránh không để bị đối tượng xấu lạm dụng, tiêu cực sai trái làm ảnh hưởng đến tính ưu việt của chế độ, bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội Việt Nam./.

Cục Người có công

Nguồn tin: Đảng ủy khối các CQTW

Đáng quan tâm

Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022
4 ngày trước

Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022
6 ngày trước

Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phiên thường kỳ tháng 12/2021
12 ngày trước

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
13 ngày trước

Các bài viết khác

Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong tình hình mới
8 ngày trước

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
13 ngày trước

Quán triệt, triển khai Kết luận và Quy định của Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng
18 ngày trước

Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị: Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung
20 ngày trước

Trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng Ba cho đồng chí Sơn Minh Thắng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy Khối khóa XII [27 ngày trước]

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng [1 tháng trước]

Phát huy thành tích 73 năm, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tập trung nâng cao chất lượng chi bộ góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống [1 tháng trước]

Hội nghị Báo cáo viên Trung ương thông báo nhanh kết quả nổi bật Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII [2 tháng trước]

Thông báo Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII [2 tháng trước]

Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII thành công tốt đẹp [2 tháng trước]

Xử lý nghiêm minh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống [2 tháng trước]

Khẳng định vai trò nòng cốt của các cơ quan nội chính [3 tháng trước]

Tập trung công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân; quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội [3 tháng trước]

Kết luận về tình hình dịch bệnh và các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch [4 tháng trước]

Video liên quan

Chủ Đề