Giá trị của lời xin lỗi đúng cách 200 chữ

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Có câu nói nói rằng “Một lời xin lỗi vụng về cò tốt hơn sự im lặng”. Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những sai lầm. Quan trọng là biết sửa sai, nhận ra những điều mình làm chưa đúng, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và tha thứ của người khác. Giá trị của lời xin lỗi có sức mạnh to lớn trong việc thể hiện tính cách, phẩm chất của chính bạn.

Có thể bạn quan tâm

Xin lỗi được hiểu đơn giản chính là việc bạn tự nhận ra những khuyết điểm của bản thân mình. Hơn nữa, giá trị của lời xin lỗi nằm ở cách bạn tự nhận ra những lời nói, hành động mà mình đã gây tổn thương cho người khác. Văn hóa xin lỗi là nét đẹp vô cùng cao quý, cần được lan tỏa trong đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể nhận thấy vô vàn giá trị của lời xin lỗi như sau:

Lời xin lỗi giúp cả hai bên thấu hiểu nhau hơn

Trong lúc nóng giận, bạn không còn bình tĩnh để nhận ra những việc mình đã làm sai. Khi đã ổn định cảm xúc trở lại, lời xin lỗi sẽ giúp đối phương cảm nhận được thành ý và thấu hiểu tính cách, nỗi lòng của bạn nhiều hơn. Giá trị của lời xin lỗi được cảm nhận bằng việc xoa dịu nỗi đau của người khác, giảng hòa và duy trì mối quan hệ của hai bên.

Khi nhận được lời xin lỗi, họ sẽ mở lòng hơn, chấp nhận sự chia sẻ và lắng nghe tâm sự của bạn. Chắc chắn, cả hai bên sẽ có nhiều cơ hội cùng trải lòng. Lời xin lỗi giúp chúng ta mở rộng cánh cửa của sự bao dung, kết nối tình yêu giữa mọi người xung quanh.

Xin lỗi mang lại lợi ích cho cả đôi bên

Giá trị của lời xin lỗi còn nhiều hơn thế. Không chỉ mang lại giá trị cho chính bản thân bạn mà còn giúp ích cho người nhận lời xin lỗi. Khi bạn đã dũng cảm nhận lỗi là lúc bạn thể hiện thái độ dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã nói, đã làm, gạt bỏ cái tôi cá nhân để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của cả hai.

Nó sẽ xóa bỏ rào cản về khoảng cách giữa hai người, tạo điều kiện cho hai người mở rộng hợp tác, cùng nhau tạo nên nhiều điều tốt đẹp hơn. Cả bạn và đối phương sẽ có cảm giác thanh thản, xích lại gần nhau. Do đó, lời xin lỗi mang nhiều  to lớn đối với hai người.

Lời xin lỗi giúp bạn hoàn thiện bản thân

Để trở thành một phiên bản hoàn hảo của chính mình, bạn cần phải không ngừng trau dồi rèn luyện bản thân. Và việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi cũng như biết cách nói lời xin lỗi đúng cách chính là phương châm giúp bạn hoàn thiện bản thân mình.

Bạn nên biết cách nói ra lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, cộng với sự tinh tế và khéo léo trong truyền tải thông điệp, chắc chắn, bạn sẽ nhận được sự quan tâm và chia sẻ của mọi người xung quanh.

Giá trị của lời xin lỗi trong cuộc sống

Trong giao tiếp, công việc và đời sống hàng ngày, lời xin lỗi đều mang những giá trị riêng. Cuộc sống của chúng ta sẽ không còn ý nghĩa tốt đẹp nếu toàn dối trá. Bởi vậy, bạn cần phải ý thức về nhân cách của bản thân, không nên giấu diếm những sai lầm của mình. Thay vào đó hãy chấp nhận những hậu quả do việc mà mình đã gây ra trước đó. Giá trị của lời xin lỗi trong cuộc sống có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn những việc làm tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai.

Trong công việc, lời xin lỗi sẽ giúp bạn kịp nhận ra những sai sót, điểm yếu của bản thân để phát triển kỹ năng và nhanh chóng đạt được nhiều thuận lợi, thành tựu.

Bên cạnh đó, lời xin lỗi dành cho bạn bè, người thân sẽ giúp tất cả mọi người hiểu nhau, cùng san sẻ, đoàn kết vượt qua những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống.

Cách nói lời xin lỗi văn minh

Nếu bạn đang rất khó mở lời và chưa biết cách thú nhận với người khác như thế nào, hãy thử tham khảo nguyên tắc: lời xin lỗi bao giờ cũng mang những từ “hối tiếc”, “mong rằng”, “không bao giờ”.

Giá trị của lời xin lỗi còn nằm ở thái độ, sự chân thành của người nói. Nếu bạn gượng ép bản thân với những câu từ “giả trân” thì chỉ gây sự bực mình và thiếu thiện cảm từ người khác. Bạn có thể khéo léo thể hiện lời xin lỗi qua những bước sau:

Chọn không gian xin lỗi: Bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi xin lỗi ở nơi đông người. Hãy tự tạo ra một cuộc hẹn tại nơi yên tĩnh, không gian này khiến bạn cảm thấy nói ra lời xin lỗi dễ dàng hơn.

Chuẩn bị trước lời xin lỗi: Để tránh sự lúng túng khi đối diện với đối phương những sai lầm, bạn có thể suy nghĩ trước những điều mình sẽ nói, sẽ làm khi gặp mặt và nói lời xin lỗi nhé!

Biến lời xin lỗi trở thành thói quen: Lời xin lỗi được sử dụng thường xuyên, đúng thời điểm sẽ có sức nặng chân thành.

Việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi sẽ giúp bạn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, đừng lạm dụng lời xin lỗi bừa bãi, bạn sẽ không nhận được sự cảm thông của mọi người và ngày càng sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm. Chỉ sử dụng lời xin lỗi khi bạn thật sự hiểu ý nghĩa của nó nhé!

Bạn đọc quan tâm

Nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống để thấy rằng “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Trong cuộc đời, không ai sinh ra đã được hoàn hảo bởi “nhân vô thập toàn”. Trên hành trình chinh phục khát khao và mơ ước cũng như sự trải nghiệm trong cuộc sống, mỗi người đều ít nhiều có những sai lầm. Bởi vậy mà lời xin lỗi chân thành là hành động thiết thực giúp giải quyết những hiểu lầm, những sai sót và cũng là làm cho tâm hồn mỗi người được an yên hơn. Bài viết dưới đây của capdoihoanhao.vn sẽ giúp bạn có những ý văn hay khi nghị luận xã hội về lời xin lỗi.

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về lời xin lỗi

Bạn Đang Xem: Đoạn văn 200 chữ về giá trị của lời xin lỗi đúng cách

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu và nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống Dàn ý nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống 

Gợi ý mở đề nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống 

Mở bài 1: Con người sống trong tổng hòa các mối quan hệ. Các mối quan hệ ấy đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, được xây dựng dựa trên sự tôn trọng và tình yêu thương. Và có thể nói không có bất kỳ mối quan hệ nào có thể yên bình nhẹ nhàng mãi, chắc chắn sẽ có những giây phút hiểu lầm, mâu thuẫn. Khi ấy, lời xin lỗi là một chất keo hàn gắn lại những tổn thương đã trải qua. Trong cuộc sống không ai là không từng nói lời xin lỗi.

Mở bài 2: Cùng với sự cảm ơn, lời xin lỗi trở thành lời nói tất yêu trong cuộc sống với nhiều các mối quan hệ dung hòa giữa người với người. Cũng bởi bất cứ ai đi đến thành công cũng đôi lần vấp ngã, sai lầm, vì thế mà nói lời xin lỗi chính là hành động thiết yếu không thể thiếu với mỗi người. Cùng tìm hiểu và nghị luận về lời xin lỗi qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu và nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống 

Giải thích khái niệm xin lỗi là gì?

Lời xin lỗi không còn là một khái niệm xa lạ với mỗi chúng ta. Xin lỗi chính là hành động nhìn nhận về sai lầm hay khuyết điểm của bản thân. Bên cạnh đó, xin lỗi còn mang ý nghĩa về sự đồng cảm và sẻ chia với người bị ta làm tổn thương. Từ “xin lỗi” được sử dụng trong hai trường hợp, đó là khi ta làm điều gì sai lầm hoặc thể hiện cảm giác làm phiền người khác. 

Văn hóa xin lỗi chính là nét đẹp cao quý đáng ngợi ca trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Nhận thấy sự sai lầm, đồng thời chân thành nhận lỗi thể hiện cốt cách cao đẹp cũng như làm vơi bớt nỗi đau, hay sự giận dữ của người khác. Lời xin lỗi thường gặp ở hai trường hợp trong cuộc sống. 

Trường hợp phổ biến nhất, quen thuộc nhất là khi ta làm một điều gì sai trái, dù chỉ là vô ý, nhưng nó làm tổn thương người khác. Khi ấy, ta sẽ thấy hối hận ăn năn, muốn bù đắp. Và sự hối hận ăn năn ấy được hiện thực hóa ra bên ngoài đầu tiên bằng lời xin lỗi. Lời xin lỗi đó phải xuất phát từ sự chân thành của trái tim thì mới có thể đi đến trái tim. Xin lỗi không chỉ là một cụm từ hoa mĩ khuôn sáo mà nó còn phải được thể hiện qua những hành động cụ thể. Như khi bạn không học bài bị thầy cô trách phạt, bạn xin lỗi thầy cô nhưng những lần sau vẫn tiếp tục vi phạm lỗi ấy thì lời xin lỗi của bạn có giá trị gì không. 

Ngoài ra còn một trường hợp trong giao tiếp người ta nói lời “xin lỗi”. Đó là trong một số trường hợp lịch sự, có cảm giác làm phiền đến người khác thì ta sẽ mở đầu câu nói đề nghị bằng từ “xin lỗi”. Như khi bạn vào quán ăn tìm chỗ ngồi, bạn muốn ngồi ở đó nhưng không biết người đối diện có đang chờ ai không, bạn sẽ lịch sự hỏi “Xin lỗi, mình có thể ngồi ở đây không?”. 

Hay như khi bạn gọi điện cho một người bạn vào giờ nghỉ trưa, thì bạn sẽ nói “Xin lỗi đã làm phiền, tôi có chuyện gấp cần bàn bạc”, hoặc khi bạn ghé thăm nhà của một ai đó mà không báo trước bạn sẽ lịch sự nói “Xin lỗi đã đường đột đến đây”. Tương đương với cách dùng của từ “excuse me” trong tiếng Anh. Như vậy trong trường hợp này, lời xin lỗi không được thốt ra vì bạn phạm lỗi gì cũng không vì cảm giác áy náy gì mà đây là phép lịch sự trong giao tiếp.

Ý nghĩa và giá trị của lời xin lỗi đúng cách

Lời xin lỗi được thốt ra, có thể không làm thay đổi được những sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Nhưng lời xin lỗi đôi khi còn có sức mạnh hơn bất cứ hành động hay bồi thường về vật chất. Một lời xin lỗi chân thành xuất phát từ tận trái tim có thể xoa dịu một trái tim đang tổn thương rỉ máu. 

Xem Thêm : Người phương Đông cổ đại đã phát minh ra chữ viết đầu tiên của minh đó là

Như sự kiện Paris bị ném gây ra cái chết cho rất nhiều người. Tuy không phải do người dân Paris thực hiện vụ đánh bom ấy nhưng họ vẫn xin lỗi các nạn nhân về sự việc khủng khiếp trên và sẵn sàng mở cửa cho các khách du lịch ở lại qua đêm. Lời xin lỗi ấy giúp cho người bị tổn thương cảm nhận được bạn là một người có trách nhiệm, có ý thức. 

Một lời xin lỗi chân thành còn cho thấy tấm lòng của bạn, cho thấy bạn là một người cư xử có văn hóa. Khi làm việc sai trái dù đó chỉ là vô tình nhưng bạn lại không xin lỗi thì nó chứng tỏ bạn là một người kém tinh tế và bất lịch sự. Tuy chỉ là một lời nói nhỏ nhưng nó còn phản ánh được nền văn hóa và giáo dục của quốc gia bạn. 

Ở một số đất nước, lời xin lỗi không chỉ dừng lại ở lời nói mà nó còn kèm thêm một vài hành động trang trọng như quỳ gối để cầu xin tha thứ, chấp tay lạy để mong được tha thứ. Hay đơn thuần đó là hành động của con nít khi phạm lỗi chúng phải khoanh tay lại và nhận lỗi. Người lớn cũng thế khi phạm sai họ sẽ bày tỏ sự hối lỗi không chỉ qua lời nói còn qua hành động, qua một số cử chỉ, điệu bộ và đặc biệt qua ánh mắt. 

Xin lỗi đã trở thành một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp và được nâng lên thành văn hóa xin lỗi, biểu thị cho văn hóa của cả cộng đồng dân tộc. Đôi khi bạn xin lỗi không phải vì bạn phạm sai, lỗi lầm thuộc về bạn. Bởi lẽ trong mọi mâu thuẫn lỗi lầm thường đều xuất phát từ cả hai phía. Việc bạn mở lời xin lỗi trước cho thấy bạn trân trọng mối quan hệ này, trân trọng người đang đối diện với bạn. 

Như sự kiện nhân viên hãng hàng không Vietnam Airline tại sân bay Tân Sơn Nhất cúi đầu xin lỗi hành khách với lí do chuyến bay bị hoãn lại do tình hình thời tiết. Tuy có thể thấy tình hình thời tiết là yếu tố khách quan, chuyến bay bị hoãn lại không phải do lỗi của các nhân viên sân bay nhưng họ lại sẵn sàng nhận lỗi. Đây là một nét đẹp cần được phát huy. Bởi lẽ hành động này cho thấy sự quan tâm chân thành đến khách hàng tham gia chuyến bay ngày hôm đó. Một chuyến bay bị hoãn lại ảnh hưởng đến công việc, thời gian của rất nhiều người, khiến hành khách dễ nảy sinh tâm trạng mệt mỏi khó chịu. Nhưng với hành động của nhân viên nơi đây, các hành khách dễ dàng cảm thông, vui vẻ chờ đợi chuyến bay được thực hiện.

Như vậy một hành động nhỏ nhưng chân thành lại tác động mạnh mẽ đến mọi người khiến mọi người đối xử với nhau tốt hơn, tôn trọng nhau hơn. Lời xin lỗi còn có sức mạnh hàn gắn, kết nối con người lại với nhau. Bạn có bao giờ nghỉ chơi với bạn bè chỉ vì một lỗi lầm rất nhỏ? Bạn có từng thấy nuối tiếc một mối quan hệ?. Khi ấy, giá như một trong các bạn cất tiếng xin lỗi trước thì mối quan hệ này sẽ được cứu vãn không phải đi đến kết thúc. Thế nhưng cái tôi của chúng ta quá cao dù biết mình sai nhưng vẫn mong chờ người kia nhận lỗi. 

Như đã nói lời xin lỗi thể hiện được bạn trân trọng đối phương đến chừng nào. Lời xin lỗi không phải để hạ thấp bản thân mà nó còn nâng cao thêm giá trị của bản thân. Lời xin lỗi ấy xuất phát từ sự chân thành. Mọi người đều bình đẳng trước quyền được nhận lời xin lỗi cũng như nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi ấy không phân biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, sang hèn, giai tầng. 

Như khi ba mẹ làm sai, vô tình la mắng con khi chưa hiểu rõ nguồn gốc sự việc thì đừng nghĩ vì là người lớn, vì là cha mẹ mà không cần xin lỗi con cái. Chính cha mẹ là tấm gương quan trọng nhất để con trẻ noi theo. Vì vậy khi đã làm sai thì phải xin lỗi dù đó chỉ là một đứa trẻ. Hay khi bạn hiểu lầm người khác và la mắng họ, rồi khi bạn hiểu ra sự việc thì lại lập lờ cho qua không nhận lỗi trực tiếp. Đã sai thì phải biết nhận lỗi…

Một ví dụ điển hình đó là nước Nhật Bản. Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vừa từ chức vì những cáo buộc có liên quan đến việc vi phạm luật bầu cử. Sự việc ấy tưởng chừng chỉ là lỗi của vị bộ trưởng kia, nhưng thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo lại đứng ra xin lỗi toàn thể nhân dân Nhật Bản vì thủ tướng Abe cho rằng ông là người chịu trách nhiệm bổ nhiệm nên ông có trách nhiệm trong sự việc này. 

Lãnh đạo quốc gia lại đi xin lỗi nhân dân vì một việc không do ông làm. Có thể thấy lời xin lỗi ấy chính là trách nhiệm của ông đối với đất nước, với trọng trách đang gánh vác trên vai. Lỗi lầm đôi khi không cần là hành động mà chỉ cần một thái độ bạn đã có thể gây tổn thương cho người khác. Nên đừng cho rằng chỉ khi phạm lỗi nặng nề về vật chất mới cần xin lỗi đối phương. Nhiều khi chỉ một lời nói vô ý đã tạo nên một vết thương đau đớn trong tâm hồn con người. 

Như sự kiện nữ ca sĩ Hàn Quốc Sulli tự tử. Những lời thóa mạ, lăng nhục của cư dân mạng đã làm tổn thương dẫn đến căn bệnh trầm cảm. Nhưng sau tất cả cô vẫn không nhận được lời xin lỗi nào. Nếu tất cả mọi người yêu thương đối xử tốt với nhau thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp biết bao….

Xem thêm: Trigonometric Identities – Solve For X Cos[2X]+3Sin[X]=2

Thử tưởng tượng bạn sống trong một xã hội mà con người không biết hối lỗi không thốt ra lời xin lỗi thì xã hội ấy sẽ vô cảm đến thế nào? Những người biết nói lời xin lỗi sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng. Vì khi đã biết nói lời xin lỗi thì đó không thể nào là một người xấu một người ích kỷ được. Lời xin lỗi thể hiện con người bạn nhiều hơn cái cách bạn cố chứng tỏ bản thân cho người khác thấy.

Phê phán bộ phận chưa nhận thức ý nghĩa của lời xin lỗi 

Xem Thêm : Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt bằng 12 cm và 18 cm độ dài cạnh hình thoi độ là

Tuy lời xin lỗi quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng biết cách nói lời xin lỗi. Có vài người chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời xin lỗi. Họ luôn tìm cách ngụy biện cho hành động sai trái của mình. Luôn đặt cái tôi quá cao, xem sĩ diện của bản thân là điều quan trọng nên không bao giờ chịu hạ mình xin lỗi người khác dù là họ làm sai. Họ vờ lơ đi hành động sai trái của mình mà không chịu nói lời xin lỗi. 

Bên cạnh đó, cũng có những người nói lời xin lỗi một cách hời hợt xem đó chỉ là khuôn sáo không có ý nghĩa. Còn có người lại có sự phân biệt đối xử khi nói lời xin lỗi. Cụ thể họ có thể nói lời xin lỗi với những người thuộc tầng lớp cao hơn, quý phái sang trọng nhưng lại chấp nhất và không chịu nói lời xin lỗi với những người có hoàn cảnh địa vị xã hội thấp hơn họ. Còn có người có thể cúi đầu nói lời xin lỗi với người khác nhưng không bao giờ xin lỗi người thân trong gia đình. Điều đó thật là sai lầm. Như đã nói khi bạn xin lỗi chứng tỏ bạn xem trọng đối phương.

Mở rộng vấn đề và bài học phải biết nói lời xin lỗi

Thế nhưng một lời xin lỗi còn cần đi liền với hành động thực tế. Bạn làm mất một món đồ, bạn xin lỗi nhưng bạn lại không đi tìm món đồ ấy. Vậy thì lời xin lỗi có ý nghĩa gì? Điều bạn cần làm là đi tìm lại món đồ ấy, dù không tìm được nhưng nó thể hiện đó là lời xin lỗi chân thành từ trái tim của bạn, đồng thời cho thấy bạn để tâm đến cảm xúc của đối phương. 

Lời xin lỗi nếu cứ nói mãi rồi cũng sẽ trở thành khuôn sáo trống rỗng không còn ý nghĩa. Xin lỗi phải kèm với hành động và điều quan trọng đừng bao giờ phạm phải lỗi lầm ấy thêm một lần nào nữa. Hãy xin lỗi một cách chân thành nhất có thể, vì bạn không biết điều bạn làm đã tổn thương sâu sắc đến người đối diện như thế nào. 

Một lời xin lỗi muộn màng còn hơn là sự im lặng hối lỗi. Như nhóm nhạc TARA của Hàn Quốc từng vì bị tẩy chay một cách vô lí dẫn đến con đường nghệ thuật của nhóm bị đóng băng hoàn toàn. Giờ đây nhóm tan rã, những cô gái đã đánh mất tuổi thanh xuân, tài năng bị lãng phí ấy như thế nào. Xã hội hiểu ra nhưng các cô gái ấy vẫn không nhận được một lời xin lỗi chính thức nào từ cộng đồng đã từng tẩy chay họ. 

Bên cạnh đó, cũng đừng suốt ngày cúi đầu nhận lỗi một cách vô tội vạ như thế sẽ khiến lười xin lỗi mất đi giá trị thật sự của nó. Và nếu đối phương đã nói lời xin lỗi chân thành thì hãy chấp nhận tha thứ đừng cố chấp khăng khăng bắt người khác xin lỗi bạn mãi như thế. Bởi lần đó sẽ không còn là sự chân thành nữa.

Gợi ý kết đề nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống 

Kết bài 1: Lời xin lỗi thật sự rất quan trọng trong cuộc sống này. Đừng xem đó là một gánh nặng hay một sự hạ mình hèn hạ. Đôi khi có những lời xin lỗi có thể cứu vãn cả một mối quan hệ, cả một đời con người. Và chúng ta suốt cuộc đời này luôn phải học cách xin lỗi và tha thứ.

Kết bài 2: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” – Dân gian xưa từng có lời khuyên như vậy. Quả thật, lời xin lỗi mang đến giá trị và ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Lời xin lỗi giúp cuộc sống thêm đẹp và đáng sống hơn!. 

Dàn ý nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống 

Có thể thấy, cảm ơn và xin lỗi là những lời nói thiết thực và thường gặp với mỗi chúng ta. Đặc biệt, lời nói xin lỗi mang đến giá trị và ý nghĩa tinh thần cho trái tim bị tổn thương. Để nắm rõ các ý trong bài viết trên, hãy cùng tham khảo dàn ý nghị luận về lời xin lỗi dưới đây. 

Mở bài nghị luận suy nghĩ về lời xin lỗi

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống.Có thể dẫn dắt bằng câu nói hay lời khuyên dân gian, hoặc thể hiện suy nghĩ bản thân về ý nghĩa của lời xin lỗi.

Thân bài văn nghị luận xã hội về lời xin lỗi

Nêu khái niệm xin lỗi là gì?.Giá trị và ý nghĩa của lời xin lỗi như nào?.Lên án, phê phán bộ phận chưa nhận thức vai trò của xin lỗi.Mở rộng vấn đề và nêu bài học rút ra về lời xin lỗi.

Kết bài viết đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi

Nhấn mạnh lại ý nghĩa cùng giá trị của lời xin lỗi.Bày tỏ quan điểm và suy nghĩ về lời xin lỗi trong cuộc sống. 

Như vậy capdoihoanhao.vn đã cùng bạn bàn luận về khái niệm xin lỗi là gì và tìm hiểu giá trị ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp cho bạn việc cần phê phán bộ phận chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời xin lỗi cũng như mở rộng vấn đề bàn luận. Nếu có bất cứ thắc mắc liên quan đến chủ đề nghị luận về lời xin lỗi, đừng quên để lại ở phần nhận xét bên dưới. Chúc bạn luôn học tập tốt!. 

Nguồn: //quatangtiny.com
Danh mục: Blog

Video liên quan

Chủ Đề