Giá trị nội dung Ông già và biển cả

Nội dung và ý nghĩa Ông già và biển cả [1952] được sáng tác theo nguyên lý “tảng băng trôi” trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Hê-minh-uê. Tác phẩm giống như một tảng băng trôi, nó xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, song phần chìm của nó rất lớn, gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng Đoạn trích là một bức tranh tuyệt đẹp của con người trước biển cả: hình ảnh ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô đơn độc dũng cảm săn đuổi và chiếm được con cá lớn nhất đời mình là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Cuộc giao tranh giữa ông lão và con cá kiếm được nhà văn miêu tả căng thẳng, hồi hộp qua từng vòng lượn của con cá và sự theo dõi sát sao của ông lão để điều chỉnh sợi dây khi thít chặt lại,khi nới rộng ra.Suốt mấy tiếng đồng hồ liền quần nhau với con cá , “mồ hôi ướt đầm người, mệt thấu xương, tay rã rời”, “cảm thấy mình sắp ngất đi, có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào”… nhưng cuối cùng ông lão đã chiếm được con cá, đã giết chết nó bằng một ngọn lao phóng vào tim con cá và kéo nó vào bờ. Ông lão đã khuất phục được con cá lớn nhất đời mình hay đó chính là sức mạnh của “con người trước đại dương”. Thông thường, người đánh cá và con cá chỉ có mối quan hệ “đối thủ” của nhau. Nhưng ở đây, ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình, mà còn có một cảm nhận khác lạ về con cá kiếm trong cuộc săn đuổi gay go, quyết liệt trên biển cả. Qua những lời trò chuyện của ông lão với con cá kiếm [dĩ nhiên không phải là đối thoại trực tiếp mà là đối thoại nội tâm của nhân vật] chẳng hạn: “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng mày, người anh em ạ”. Câu nói đó cho ta thấy ông lão có sự cảm thông, tôn trọng con cá biết chừng nào. Con cá kiếm không đơn thuần chỉ là con mồi trước một ngư phủ, mà ở đây đã trở thành hình ảnh của một ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời. Con cá kiếm đã thành một biểu tượng là như vậy. Và sự khác biệt giữa hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được gợi cho ta suy nghĩ: phải chăng đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực – nó không còn xa vời, khó nắm bắt và cũng chính vì thế, nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước nữa.

Đặc sắc nghệ thuật


Phần nổi của tác phẩm [qua đoạn trích]chỉ là cuộc săn đuổi con cá kiếm trên biển cả của ông lão Xan-ti-a-gô, nhưng phần chìm của nó lại là ước mơ chinh phục những đỉnh cao trong cuộc sống để vươn tới lí tưởng cao đẹp của con người: đỉnh cao đó chính là biểu tượng con cá kiếm đã được nhà văn xây dựng theo nguyên lí nghệ thuật “tảng băng trôi” của mình. Và như vậy, sự chuyển hóa từ bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn đã tạo nên phong cách riêng của Hê – minh –uê trong đoạn trích này.

- Hê-minh-uê tên khai sinh là Ơ-nít Hê-minh-uê, sinh năm 1899, mất năm 1961, tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức

- Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.

- 19 tuổi, ông tham gia đội xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì.

- Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hòa nhập với xã hội đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu.

- Sau đó, ông sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác.

- Năm 1926, ông sáng tác tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và nổi tiếng từ đó.

- Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và nhiều hồi kí, ghi chép.

- Những tác phẩm nổi tiếng của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc [1926], Giã từ vũ khí [1929], Chuông nguyện hồn ai [1940], Ông già và biển cả [1952].

- Hê-minh-uê là nhà văn lỗi lạc nhất nước Mĩ vào thế kỉ XX, ông khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc.

- Ông là người đề ra nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”:

   + Dựa vào hiện tượng tự nhiên: tảng băng trên mặt nước chỉ có ba phần nổi, bảy phần chìm.

   + Nhà văn phải hiểu biết cặn kẻ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ.

   + Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượng, những hình ảnh, … giàu tính tượng trưng đa nghĩa.

- Dù viết về đề tài gì, Châu Phi hay Châu Mĩ, Huê-minh-uê đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

- Ông đã nhận được Giải thưởng Pu-lit-dơ năm 1953 - Giải thưởng văn chương cao qúy nhất của Hoa Kì và Giải thưởng Nô-ben về văn học.

1. Hoàn cảnh ra đời

- Năm 1952, sau 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê đã cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả

- Trước khi in thành sách, tác phẩm được in trên tạp chí Đời sống

- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê

2. Tóm tắt

Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi, đi đi về vế chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiểu, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: "Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!". Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 - 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, "mơ thấy đàn sư tử". Sáng hôm sau, bé Ma-nô-lín chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.

3. Bố cục [2 phần]

- Phần 1 [từ đầu đến “nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”]: Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

- Phần 2 [còn lại]: Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến

4. Giá trị nội dung

Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng chính là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

5. Giá trị nghệ thuật

- Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

- Hình tượng được lựa chọn kĩ lướng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

Nội dung và ý nghĩa truyện Ông già và biển cả và khái quát về tác giả, tác phẩm sẽ được chia sẻ trong bài viết này. Mời mọi người theo dõi nhé!

Văn học nước ngoài có rất nhiều tác phẩm hay và nổi tiếng. Giá trị của nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời, tồn tại bền bỉ với thời gian. Nhắc đến Ơ. Hê- minh- uê, người ta sẽ nhớ nhiều về tác phẩm Ông già và biển cả. Nội dung và ý nghĩa truyện Ông già và biển cả là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Nội dung và ý nghĩa truyện Ông già và biển cả

Khái quát đôi nét về tác giả tác phẩm

Tác giả

Ơ. Hê – minh – uê là nhà văn lớn có sức ảnh hưởng lớn đối với nền văn học thế giới vào thế kỷ XX. Ông từng đoạt giải Nobel về Văn học vào năm 1954.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức thuộc vùng ngoại ô Chicago. Khi lớn lên và tốt nghiệp trung học, ông học và trở thành một phóng viên. Khi chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, ông gia nhập vào chiến trường Italia nhưng bị thương và chuyển về Hoa Kỳ.

Khi cuộc sống bình yên quay trở lại, ông tiếp tục làm nhà báo. Đáng tiếc thay, ông không hòa nhập được với cuộc sống đương thời nên đã đắm chìm trong men rượu.

Một thời gian sau này, ông quay trở lại Pháp và tiếp tục sự nghiệp báo chí và sáng tác văn chương.

Ông thành công ở nhiều dạng đề tài và dù ở mảng nào ông vẫn luôn tâm niệm “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. Ít ai biết rằng, ông chính là người đề ra nguyên lý tảng băng trôi- nguyên lý nổi tiếng được áp dụng trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, Ơ. Hê- minh- uê cho rằng, ý nghĩa sâu sắc của một câu chuyện không nên thể hiện rõ trên bề mặt mà nên tỏa sáng ngấm ngầm. Nguyên lý này xuyên suốt các tác phẩm của ông và chỉ khi đọc tác phẩm mới có thể cảm thụ được.

Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Vườn địa đàng, Ông già và biển cả…

Tác phẩm

Tóm tắt văn bản

Ông lão đánh cá và biển cả là câu chuyện kể về Xan-ti-a-gô. Ông là người đánh cá người Cu- ba sống một mình trong hoàn cảnh nghèo khó. Ngôi nhà của ông chỉ là một túp lều tranh bên cạnh bờ biển vùng ngoại ô La-ha-ba-na. Suốt tám mươi tư ngày đánh bắt xa bờ, ông vẫn không thể bắt được con cá nào. Chẳng ai xung quanh tin vào vận may đánh bắt của ông nữa, đến cả cậu bé Ma-nô-lin cũng không được qua lại với lão nữa.

Trước sự lạnh nhạt, né tránh của mọi người, lão quyết định đánh bắt cá một mình. Ông tiếp cận đến vùng biển nhiều nguy hiểm nhưng lại có nhiều cá lớn. May thay, đã có một con cá kiếm mắc câu. Và ông bắt đầu cuộc hành trình của mình trong ba ngày liền. Đây là con cá đẹp nhất mà lần đầu tiên ông được gặp. Trong suốt nhiều ngày, ông đã tìm đủ mọi cách để giữ lấy con cá đó. Sau cùng, lão đã cắm được mũi lao vào tim con cá và thuần phục được nó. Ông mừng rỡ trở về và mang theo chiến lợi phẩm của mình. Thế nhưng, ông trời không cho ý nguyện, mùi máu tanh của con cá kiếm đã thu hút đàn cá mập đến rỉa mồi. Ông lại phải dốc sức đánh đuổi cá mập nhưng con cá kiếm lại chỉ còn bộ xương. Cuối cùng, ông lão trở về túp lều tranh cũ nát với tâm trạng mệt mỏi và kiệt sức.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Ông lão và biển cả ra đời vào năm 1952, trong khoảng thời gian sinh sống ở Cu-ba. Đây là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp của Hê- minh- uê. Nó được ví như cuốn di chúc nghệ thuật dành cho ông.

Trích đoạn này nằm ở phần cuối tác phẩm, kể về hành trình săn cá kiếm của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.

Bố cục tác phẩm

Trích đoạn Ông lão đánh cá và biển cả được chia làm hai phần.

Phần đầu từ đầu đến “nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền” kể về cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô.

Phần còn lại diễn tả về hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá về bờ và kết cục.

Nguyên lý tảng băng trôi trong Ông già và biển cả

Ông già và biển cả là tác phẩm được Ơ. Hê-minh-uê áp dụng tảng băng trôi. Ông phát hiện nguyên lý này dựa vào hiện tượng tự nhiên. Giả sử tảng băng có mười phần thì phần nổi phía trên chỉ có ba phần. Phần còn lại đều chìm dưới mặt nước, không thể nhìn thấy được.

Để viết được tác phẩm có chiều sâu, phải hiểu biết nhiều về những nội dung muốn thể hiện. Những chi tiết không cần thiết nên được lược bỏ và chỉ giữ lại phần cốt yếu. Miễn sao vẫn đảm bảo được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

Người đọc muốn hiểu được tác phẩm cần phải suy nghĩ, nhìn nhận sâu rộng vấn đề. Bởi hầu hết hình ảnh, hình tượng đều mang tính đa nghĩa.

Áp dụng vào tác phẩm, ta có thể thấy rằng, phần nổi ở đây chính là hành trình đi tìm con cá kiếm. Đó là hành trình gian nan, khó khăn và nhiều chông gai, thử thách. Thậm chí, ông đã đánh đổi bằng nhiều thứ nhưng thứ có được lại chỉ là một bộ xương. Phần chìm nằm ở chính quyết tâm chinh phục cái đẹp. Đó cũng là ước mơ, khát vọng và hoài bão muốn biến ước mơ thành hiện thực.

Giá trị nội dung và ý nghĩa của hình tượng Ông lão và biển cả

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Ông lão đánh cá được xây dựng hình tượng cô đơn nhưng dũng cảm. Ông dám một mình lăn xả vào vùng biển nguy hiểm để săn đuổi con cá kiếm. Đây là biểu tượng của giấc mơ vĩ đại và hành trình chinh phục ước mơ đó. Bức tranh xem qua có vẻ trần trụi, chân thực nhưng lại ẩn chứa hàm ý sâu xa.

Ơ. Hê-minh-uê diễn tả sự vật, sự việc theo cách chân thực, giản dị nhất. Mỗi một hình tượng được đưa ra đều phải chọn lựa kỹ càng và mang tính biểu tượng cao. Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm được đẩy lên đến đỉnh điểm.

Ý nghĩa hình tượng Ông già và biển cả

Có ba hình tượng nổi trội xuyên suốt câu chuyện. Đó là ông già nghèo Xan-ti-a-gô, đàn cá mập và biển cả. Mỗi hình tượng mang một ý nghĩa riêng tạo điểm nhấn cho tác phẩm.

Ông lão đánh cá là đại diện cho những con người kiên cường, dũng cảm. Dám đấu tranh chống lại khó khăn, thử thách, mong cầu một ngày chạm đến thành công. Biết được giới hạn của mình để kịp dừng lại đúng lúc.

Con cá mập là biểu trưng cho những khó khăn, thử thách đang kìm hãm sự phát triển con người. Đây là hình ảnh đại diện cho những cái xấu, cái ác cần phải được lên án gay gắt. Ngay thời điểm tác phẩm ra đời, giới tư sản đang tìm mọi cách để cướp lấy thành quả lao động của những người lao động nghèo.

Biển cả là môi trường đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng là nơi để con người vẫy vùng, thể hiện khát khao, lý tưởng lớn.

Nội dung và ý nghĩa của Ông già và biển cả bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Các nội dung đó đã được tổng hợp một cách đầy đủ và chi tiết. Hy vọng các em có thể nhờ vào nguồn tài liệu này để phục vụ học tập tốt hơn.

Xem thêm: Cách làm bài văn nghị luận xã hội về quan niệm của hạnh phúc

Văn Học Lớp 12 -

Video liên quan

Chủ Đề