Giá trị sử dụng của thẻ BHYT của trẻ em dưới 6 tuổi?

Ông Huy hỏi, cán bộ phường giải thích như vậy có đúng không? Hiện nay có quy định mới nào về thời hạn sử dụng thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi không?

Về vấn đề này, BHXH  Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 10, Điều 1, Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, “đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ BHYT có giá trị sử  dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó”.

Tuy nhiên, để hoàn thiện dữ liệu quản lý người tham gia BHYT và cấp số định danh cá nhân cho người tham gia BHYT theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật BHYT, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 4911/BHXH-ST ngày 4/12/2015 hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc cấp thẻ BHYT, gia hạn thẻ BHYT sử dụng trong năm 2016 có thời hạn ghi trên thẻ BHYT đến hết ngày 31/12/2016.

Tiếp theo Công văn nêu trên, BHXH Việt Nam có Công văn số 965/BHXH-ST ngày 23/3/2016 hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc cấp mới, gia hạn thẻ BHYT hết thời hạn sử dụng trong năm 2016 [bao gồm cả việc gia hạn thẻ BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi], có thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT theo đúng thời hạn quy định của Luật BHYT số 46/2014/QH13.

Chinhphu.vn


Cấp thẻ bảo hiểm y tế [BHYT] cho trẻ dưới 6 tuổi nhằm tạo điều kiện để mọi trẻ em được hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ miễn phí. Cấp thẻ bảo hiểm y tế, giá trị sử dụng thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi?

Cấp thẻ bảo hiểm y tế [BHYT] cho trẻ dưới 6 tuổi nhằm tạo điều kiện để mọi trẻ em được hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ miễn phí từ ngân sách Nhà nước là chủ trương lớn đang được áp dụng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi lại chưa phát huy tác dụng do phụ huynh thiếu quan tâm.Việc cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ em dưới sáu tuổi được thực hiện như sau:

Bước1: Cha, mẹ hoặc người giám hộ xuất trình giấy khai sinh với UBND cấp xã, phường, thị trấn. UBND xã, phường, thị trấn tổng hợp và lập danh sách gửi về phòng Lao động thương binh xã hội cấp huyện.

Bước 2: Phòng Lao động thương binh và xã hội tiếp nhận, kiểm tra danh sách do xã, phường, thị trấn chuyển lên theo mẫu quy định.

– Trường hợp thủ tục hồ sơ đã đầy đủ thì tiếp nhận và làm thủ tục in cấp thẻ.

– Trường hợp thủ tục còn thiếu hoặc có sự sai sót thì hướng dẫn cơ sở về làm lại, bổ sung theo đúng quy định.

Bước 3: Ký cấp thẻ và giao lại cho UBND các xã, phường, thị trấn trả tận tay cho đối tượng trực tiếp đi làm thủ tục.

Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi bao gồm:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

a] Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh. Trường hợp trẻ em chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;

Xem thêm: Số điện thoại tổng đài tư vấn luật bảo hiểm y tế trực tuyến miễn phí

b] Danh sách hoặc giấy đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ em cư trú.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.

1. Quy định của pháp luật về thẻ bảo hiểm y tế

Luật bảo hiểm y tế năm 2008 quy định về thẻ bảo hiểm y tế như sau:

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:

a] Đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này đóng bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi hoặc người tham gia bảo hiểm y tế quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

b] Đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này đóng bảo hiểm y tế lần đầu hoặc đóng bảo hiểm y tế không liên tục thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế; riêng đối với quyền lợi về dịch vụ kỹ thuật cao thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 180 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

Xem thêm: Độ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân? Bao nhiêu tuổi được làm CCCD?

c] Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.

4. Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a] Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;

b] Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;

c] Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

5. Tổ chức bảo hiểm y tế quy định mẫu thẻ bảo hiểm y tế, quản lý thẻ bảo hiểm y tế thống nhất trong cả nước và chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2014 phải tổ chức thực hiện việc phát hành thẻ bảo hiểm y tế có ảnh của người tham gia bảo hiểm y tế.

2. Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn nhưng trẻ chưa đi học hưởng thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Con em đang phải đi khám bệnh nhưng gặp phải trường hợp như thế này, thẻ bảo hiểm y tế của con em đã hết hạn vào tháng 2 năm 2016. Tuy nhiên cháu lại chưa đến lúc đi học nên việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế không biết áp dụng như thế nào? Vậy cho tôi hỏi nếu gia đình mang thẻ bảo hiểm y tế hết hạn đi có được phép sử dụng không?

Xem thêm: Quyền lợi bảo hiểm y tế khi điều trị nội trú và điều trị ngoại trú

Luật sư tư vấn:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Như nội dung bạn trình bày, con bạn năm nay 6 tuổi nhưng chưa đến kỳ đi nhập học, hiện tại thẻ bảo hiểm y tế của cháu đã hết hạn. Tuy nhiên áp dụng theo quy định mới của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 bên bạn vẫn có quyền sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh cho cháu.

Cụ thể áp dụng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014:

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 5 Điều 16 như sau:

“3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:

a] Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

b] Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;

Xem thêm: Cấp thẻ căn cước công dân có phải cấp đổi lại hộ chiếu không?

c] Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

d] Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.”

Nếu chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bao hiểm y tế mà gia đình bạn đang giữ sẽ có hạn đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.

3. Trẻ em dưới 6 tuổi không có thẻ bảo hiểm y tế có được khám chữa bệnh miễn phí

Tóm tắt câu hỏi:

Con tôi sinh được 4 tháng rồi nhưng UBND xã và BHXH huyện vẫn chưa cấp thẻ BHYT. Vậy con tôi nằm viện có thể xuất trình Giấy khai sinh được không? Nếu cơ sở y tế không chấp nhận Giấy khai sinh yêu cầu phải có thẻ BHYT thì tôi phải làm thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp! Chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế 2008 để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước đóng. Vì vậy, dù chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì trẻ dưới 6 tuổi vẫn được hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đã quy định: trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

Xem thêm: Bổn phận của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016

Như vậy, trong trường hợp con bạn chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì có thể xuất trình giấy khai sinh để được khám chữa bệnh bình thường.

Theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, thì mức hưởng bảo hiểm y tế đối với trẻ dưới 06 tuổi được quy định như sau:

“+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trẻ dưới 06 tuổi khám, chữa bệnh đúng tuyến.

+ 40% chi phí điều trị nội trú nếu tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương.

+ 60% chi phí điều trị nội trú nếu tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2020.

+ 100% chi phí điều trị nội trú nếu tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh từ ngày 01/01/2021.

+ 70% chi phí khám, chữa bệnh nếu tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến huyện từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015.

+ 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến huyện từ ngày 01/01/2016.”

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay

Trường hợp cơ sở y tế không chấp nhận giấy khai sinh thì bạn có quyền khiếu nại nên quản lý của bệnh viện yêu cầu giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho con bạn.

4. Thẻ bảo hiểm y tế của trẻ em hết hạn có được hưởng chế độ không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư . cho em hỏi , sao trẻ dưới 6 tuổi được làm thẻ bảo hiểm y tế là 6 năm nhưng sao con em thì lại làm được có một năm. Vậy khi con em hết hạn bảo hiểm nhưng chưa đủ 6 tuổi thì có được hưởng bảo hiểm nữa không hay phải đi làm lại thẻ bảo hiểm khác mới được hưởng bảo hiểm. Xin cám ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Khoản 6 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 sửa đổi Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 có quy định:

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

a] Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

b] Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

Xem thêm: Bảo hiểm y tế: Mức đóng, mức hưởng, điều kiện hưởng mới nhất

c] Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

d] Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

đ] Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

e] Trẻ em dưới 6 tuổi;

g] Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

h] Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

i] Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

k] Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

Xem thêm: Người bao nhiều tuổi thì được cấp thẻ căn cước công dân?

l] Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

m] Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

n] Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

 Do vậy, trường hợp con của bạn dưới 6 tuổi sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội do nguồn ngân sách nhà nước đóng. Thẻ BHYT của đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi có giá trị từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trẻ đủ 72 tháng tuổi.

Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế có quy định:

2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

Do vậy, căn cứ theo các quy định trên của pháp luật thì khi đưa con đi khám bệnh, bạn phải xuất trình thẻ bảo hiểm của con. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng bạn phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con bạn để bên cơ sở y tế chụp lại và lập danh sách gửi cho tổ chức bảo hiểm xã hội, tổ chức Bảo hiểm xã hội căn cứ danh sách do cơ sở y tế chuyển đến, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc cấp thẻ BHYT cho trẻ. Trường hợp chưa được cấp thẻ thì hướng dẫn cấp thẻ, sau đó trừ chi phí khám bệnh, chữa bệnh vào nguồn kinh phí được sử dụng của cơ sở y tế ghi trên thẻ BHYT của trẻ.

5. Quy định về giá trị sử dụng đối với thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Cấp phó kiêm nhiệm cấp trưởng hưởng lương và phụ cấp thế nào?

Bảo hiểm y tế của trẻ em mới vào lớp 1 mà hết hạn chưa mua lại kịp có đc hưởng Bảo hiểm y tế nữa không a?. Vì từ tháng 4 đã hết hạn phải chờ đến tháng 9 hay sao ạ?

Luật sư tư vấn:

Theo Luật bảo hiểm y tế 2014 thì Khoản 3 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau: 

a] Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế; 

b] Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; 

c] Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế; 

d] Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.”

Xem thêm: Hộ khẩu ngoại tỉnh có xin cấp thẻ căn cước công dân tại TPHCM được không?

Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm y tế qua tổng đài:1900.6568

Do đó, đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì theo bảo hiểm có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi và trong trường hợp chưa đến kỳ nhập học thì thẻ có giá trị đến này 30/9 của năm đó.

Như vậy, trong trường hợp bảo hiểm y tế của trẻ mới vào lớp một hết hạn từ tháng 4 nhưng chưa kịp mua thì nếu trẻ chưa đủ 72 tháng tuổi thì sẽ tiếp tục được hưởng đến khi trẻ đủ 72 tháng tuổi. Thẻ có giá trị tới tháng 9 năm đó chỉ khi hết hạn và trẻ chưa kịp nhập học mà thôi. 

Video liên quan

Chủ Đề