Giải pháp nâng cao giá trị của hàng hóa

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. [Ảnh: Danh Lam/TTXVN]

Thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, ngày 20/4, Cục Xúc tiến thương mại [Bộ Công Thương] tổ chức “Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2017” với chủ đề Nghiên cứu phát triển sản phẩm xuất khẩu, giải pháp nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ông Bùi Huy Sơn, Cục Trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu kinh tế trao đổi thông tin, đánh giá cơ hội thị trường cho xuất khẩu, phát triển thị trường, nhằm mục tiêu phát huy năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, đề xuất chính sách xúc tiến xuất khẩu, các giải pháp nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu có năng lực, đáng tin cậy, bền vững. Nội dung chính của Diễn đàn tập trung trao đổi, thảo luận về các biện pháp xúc tiến xuất khẩu, phát triển sản xuất, phát triển thị trường, nhằm mục tiêu phát huy năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Cũng theo ông Bùi Huy Sơn, năm 2016, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu, rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, hạn hán tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt, thể hiện trên cả hai phương diện quy mô và tốc độ tăng so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 176,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, đây là một kết quả khả quan trong tương quan so sánh với năm trước cũng như so sánh với các nước trong khu vực. Là ngành có đóng góp lớn cho xuất khẩu cả nước, cũng như có sự chuyển biến khá rõ về nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Dệt May Việt Nam [Vitas] cho rằng ngành dệt may đã phát triển đúng định hướng là nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Năm 2016, quy mô ngành dệt may xuất khẩu đạt 35 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu 28,3 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa đã tăng lên gần 50%. Tỷ lệ nội địa hóa này đã được cải thiện, nếu so với hơn chục năm về trước. Cách đây 10-15 năm, khi quy mô xuất khẩu của ngành chỉ khoảng 5-10 tỷ USD, thậm chí lúc đó không có nguồn nguyên phụ liệu trong nước nào tham gia được vào chuỗi vì quy mô quá nhỏ, không đủ cho các doanh nghiệp đứng ra đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu. Cho đến nay, khi quy mô xuất khẩu vượt 30 tỷ USD, đã có tới 50% tỷ lệ nội địa trong sản phẩm dệt may Việt Nam.


[Tăng trưởng xanh: Liệu doanh nghiệp có vượt qua mục tiêu lợi nhuận?]

Nói về vấn đề nâng cao giá trị gia tăng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết hoạt động xúc tiến thương mại cũng như xúc tiến xuất khẩu có chức năng xúc tiến bán hàng, gắn kết được cung với cầu hàng hóa, gắn kết sản xuất với thị trường tiệu thụ. Sản xuất nông nghiệp đã có thể tạo ra lượng hàng hóa lớn nhưng tiêu thụ và xuất khẩu lại gặp nhiều khó khăn. Thực trạng đó đòi hỏi xúc tiến thương mại phải vào cuộc tham gia cho hàng hóa nông sản, từ thị trường trong nước đến thị trường xuất khẩu. Theo phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, xúc tiến thương mại là chủ động tìm kiếm thị trường, định hướng cho sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, xúc tiến bán hàng, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Đó là những nhiệm vụ nông dân còn yếu kém nhưng lại là thế mạnh của các tổ chức xúc tiến thương mại. Nông sản Việt Nam còn hạn chế về chất lượng, chế biến, bảo quản thì những hạn chế về thương mại, marketing, nắm bắt thị trường, thị hiếu, về tổ chức, về nghiệp vụ bán hàng còn rất lớn. Do vậy, Cục Xúc tiến thương mại cần có chủ chương cụ thể đổi mới hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản góp phần tích cực vào chủ chương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện nay của Chính phủ./.

Hằng Trần [TTXVN/Vietnam+]

Có thể thấy, những hạn chế và khó khăn của hệ thống logistisc trong nông nghiệp đã tạo nên điểm nghẽn cho đầu ra nông sản. Chính vì vậy, việc chú trọng đầu tư logistics cho nông nghiệp, tăng cường xây dựng các trung tâm dịch vụ logistic cho hàng hóa nông sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sẽ giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông sản của nước ta, đồng thời góp phần tăng thu nhập đối với người nông dân.

Phát triển hệ thống logistics sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cho cả vùng ĐBSCL

Theo đó, một số đề xuất, giải pháp phát triển logistics nông nghiệp nâng cao giá trị nông sản, bao gồm:

Tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống logistics nhằm đảm bảo lưu thông, nâng cao giá trị chuỗi cung ứng nông sản. Bên cạnh chủ trương chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn nữa để cùng người nông dân hình thành nên hệ sinh thái từ khâu tổ chức sản xuất, khâu chế biến, khâu thương mại tạo nên nền tảng logistics trong nông nghiệp ngày càng đầy đủ, khép kín.

Tiếp tục hoàn thiện, duy tu phát triển hạ tầng giao thông, hệ thống các bến cảng lớn, cảng nước sâu đảm bảo cho tàu biển có tải lớn có thể hoạt động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các bến cảng hiện có để đảm bảo các phương tiện có thể lưu thông thuận lợi. Từ đó, rút ngắn thời gian vận tải cũng như chi phí vận tải cho hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản.

Cần có quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistics nông sản, kho lạnh để phân loại, bảo quản, sơ chế nhằm bảo đảm chất lượng nông sản tươi sống, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tăng cường đầu tư hạ tầng logistics cho hàng hóa nông sản, nhất là các vùng sản xuất nông sản chủ lực, tập trung. Trong đó, chú trọng đầu tư vào chuỗi lạnh [kho lạnh, xe lạnh, container lạnh …]. Cùng với đó, cần hình thành các vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến quy mô lớn để phục vụ xuất khẩu.

Có phương án, chính sách và mô hình hiệu quả, kết nối chuỗi cung ứng toàn diện cho hàng hóa nông sản từ khâu canh tác - thu hoạch - thu mua - vận chuyển - làm sạch - lưu trữ cho đến thông quan - xuất khẩu, hướng tới tối ưu hóa chi phí logistics, tăng lợi thế cạnh tranh cho nông sản, tạo đầu ra bền vững cho người nông dân.

Thay đổi tư duy làm chợ đầu mối bằng trung tâm logistics nông sản, là nơi để tập trung nguồn hàng, đầu tư thị trường, bảo đảm được chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nông sản. Xây dựng các trung tâm chiếu xạ, trung tâm kiểm định tại các vùng nông nghiệp trọng điểm… đảm bảo các tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu quốc tế.

Cải thiện kết nối đường thủy, đường bộ, tận dụng tốt đường sắt, phát triển logistics hàng không để phát huy sức mạnh tổng thể logistics.

Bên cạnh đó, để nâng sức cạnh tranh cho hàng nông sản nói riêng và các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Phát triển mạnh hơn nữa đội ngũ doanh nghiệp làm dịch vụ logistics. Khi đội ngũ doanh nghiệp logistics trong nước được mở rộng về số lượng và nâng cao về năng lực thì sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhiều hoạt động kinh tế nông nghiệp.

Ngoài ra, hiện nay thị trường nội địa ngày càng phát triển, cửa hàng tiện lợi tăng nhanh, khiến nhu cầu vận chuyển các sản phẩm cần bảo quản lạnh như: Sữa, rau quả, thực phẩm thịt, cá, hoa tươi… cũng tăng cao. Do vậy, việc áp dụng chuỗi cung ứng lạnh vào sản xuất, kinh doanh là thật sự cần thiết. Chuỗi cung ứng lạnh sẽ giúp kiểm soát nhiệt độ như mong muốn, tăng chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian bày bán của thực phẩm và đảm bảo chất lượng tại các điểm bàn giao từ nhà cung cấp đến nhà phân phối và các cửa hàng bán lẻ… từ đó phát triển và đảm bảo tốt cho hàng hóa nông sản tiêu thụ trong nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo các ngành hàng cần có biện pháp tạo kênh liên kết để kết nối giữa các hãng tàu lớn trong và ngoài nước nhằm ổn định giá cước vận chuyển. Các cơ quan quản lý, các bộ, ngành cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời người nông dân, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong việc tìm kiếm thị trường, tạo thêm những kênh bán hàng mới, đa dạng… đảm bảo hàng hóa nông sản được lưu thông, không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Anh Duy

Thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, ngày 20/4, Cục Xúc tiến thương mại [Bộ Công Thương] tổ chức “Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2017” với chủ đề Nghiên cứu phát triển sản phẩm xuất khẩu, giải pháp nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. [Ảnh: TTXVN]

Ông Bùi Huy Sơn, Cục Trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu kinh tế trao đổi thông tin, đánh giá cơ hội thị trường cho xuất khẩu, phát triển thị trường, nhằm mục tiêu phát huy năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, đề xuất chính sách xúc tiến xuất khẩu, các giải pháp nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu có năng lực, đáng tin cậy, bền vững.

Nội dung chính của Diễn đàn tập trung trao đổi, thảo luận về các biện pháp xúc tiến xuất khẩu, phát triển sản xuất, phát triển thị trường, nhằm mục tiêu phát huy năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng theo ông Bùi Huy Sơn, năm 2016, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu, rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, hạn hán tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt, thể hiện trên cả hai phương diện quy mô và tốc độ tăng so với năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 176,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, đây là một kết quả khả quan trong tương quan so sánh với năm trước cũng như so sánh với các nước trong khu vực.

Là ngành có đóng góp lớn cho xuất khẩu cả nước, cũng như có sự chuyển biến khá rõ về nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Dệt May Việt Nam [Vitas] cho rằng ngành dệt may đã phát triển đúng định hướng là nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Năm 2016, quy mô ngành dệt may xuất khẩu đạt 35 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu 28,3 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa đã tăng lên gần 50%.

Tỷ lệ nội địa hóa này đã được cải thiện, nếu so với hơn chục năm về trước. Cách đây 10-15 năm, khi quy mô xuất khẩu của ngành chỉ khoảng 5-10 tỷ USD, thậm chí lúc đó không có nguồn nguyên phụ liệu trong nước nào tham gia được vào chuỗi vì quy mô quá nhỏ, không đủ cho các doanh nghiệp đứng ra đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu.

Cho đến nay, khi quy mô xuất khẩu vượt 30 tỷ USD, đã có tới 50% tỷ lệ nội địa trong sản phẩm dệt may Việt Nam.

Nói về vấn đề nâng cao giá trị gia tăng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết hoạt động xúc tiến thương mại cũng như xúc tiến xuất khẩu có chức năng xúc tiến bán hàng, gắn kết được cung với cầu hàng hóa, gắn kết sản xuất với thị trường tiệu thụ. Sản xuất nông nghiệp đã có thể tạo ra lượng hàng hóa lớn nhưng tiêu thụ và xuất khẩu lại gặp nhiều khó khăn.

Thực trạng đó đòi hỏi xúc tiến thương mại phải vào cuộc tham gia cho hàng hóa nông sản, từ thị trường trong nước đến thị trường xuất khẩu. Theo phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, xúc tiến thương mại là chủ động tìm kiếm thị trường, định hướng cho sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, xúc tiến bán hàng, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Đó là những nhiệm vụ nông dân còn yếu kém nhưng lại là thế mạnh của các tổ chức xúc tiến thương mại.

Nông sản Việt Nam còn hạn chế về chất lượng, chế biến, bảo quản thì những hạn chế về thương mại, marketing, nắm bắt thị trường, thị hiếu, về tổ chức, về nghiệp vụ bán hàng còn rất lớn. Do vậy, Cục Xúc tiến thương mại cần có chủ chương cụ thể đổi mới hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản góp phần tích cực vào chủ chương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện nay của Chính phủ./.

[TTXVN]

Video liên quan

Chủ Đề