Giải thích tại sao nói: ấn tượng ban đầu có ý nghĩa quyết định sự thành bạn của cuộc giao tiếp?

Roberto Mancini – Nhà cầm quân người Ý, dẫn dắt đội tuyển Manchester City

Tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu là điều bắt buộc để trở thành một lãnh đạo tài ba. Người Hy Lạp cổ đại đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và viết về tác động của một cá nhân lên người khác. Họ chia quá trình giao tiếp ra làm 3 phần, gọi là ethos [sự chuẩn mực], pathos [truyền cảm, có sức lay động] và logos [hợp lý].

Sự chuẩn mực của cuộc nói chuyện được định nghĩa như là một phần đạo đức. Chúng xoay quanh con người thực của bạn và quan trọng hơn là con người bạn nhận thức được. Nếu bạn là người bán hàng hoặc nhà kinh doanh, cái cách mà người khác nhận thức về bạn tác động phần lớn ảnh hưởng bạn lên người khác, tác động mạnh mẽ tới trình độ khả năng. Trong lĩnh vực cần uy tín cá nhân, quy tắc là phải tính đến mọi thứ. Mọi thứ bạn làm hay không làm đều ảnh hưởng tốt hay xấu đến uy tín của bạn và khả năng ảnh tác động tới mọi người. Ralph Waldo Emerson đã nói, nếu bạn hét lớn vào tai tôi, tôi sẽ không thể nghe một từ bạn nói. Sự chuẩn mực là rất quan trọng.

Ấn tượng đầu tiên nói lên tất cả

Một ví dụ đơn giản của ứng dụng cho quy tắc trên, việc tính đến mọi thứ, liên quan đến hình ảnh của bạn và sự xuất hiện. Chắc bạn đã từng nghe câu nói – sẽ không bao giờ có cơ hội thứ hai để có ấn tượng ban đầu tốt đẹp.

Sự thật là lần đầu tiên bạn gặp một người, người đó sẽ có sự phán đoán về bạn trong khoảng 4 giây đầu tiên, và phán đoán của họ hoàn thành phần lớn trong vòng 30 giây tiếp xúc. Trong một cuộc khảo sát của các thành viên trong ban Tư vấn viên Mỹ  trong số ¾ những người đàn ông và phụ nữ có nhiệm vụ tuyển người cho công ty lớn, thì cả ¾ thành viên thường đồng ý rằng họ đã quyết định thuê hay không thuê một người trong vòng 30 giây ban đầu.

Tính đến mọi thứ: Thực hiện tuyên bố cá nhân

Tất cả mọi thứ tạo nên bề ngoài của bạn là quan trọng. Nếu nó không giúp bạn, nó sẽ làm tổn thương bạn. Trong khi bạn không thể kiểm soát được cảm giác của mình, bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát trang phục của bạn. Sự thật, chúng ta thường thấy rằng một người sáng suốt, họ có sự tuyên bố cá nhân về tất cả các lần xuất hiện của mình và người đó có thể ảnh hưởng đến người khác theo bất kỳ cách nào.

Quần áo của bạn chịu trách nhiệm cho 95 phần trăm những ấn tượng đầu tiên mà bạn tác động lên một người nào đó bởi vì, trong hầu hết các trường hợp, quần áo của bạn bao phủ 95 phần trăm của cơ thể. Trang phục của bạn, kiểu tóc của bạn và những cách khẳng định cho sự xuất hiện của bạn từ cổ trở lên cũng gây ảnh hưởng đến cách mà bạn được cảm nhận, sự chuẩn mực của bạn với một ai đó. Phụ kiện của bạn, chẳng hạn như túi xách hay cặp xách, đồng hồ, cà vạt, nhẫn, bút mực và các yếu tố khác, tất cả làm ra một tuyên bố rằng sẵn sàng hoặc không sẵn sàng giúp đỡ để đưa bạn vào một vị trí gây ảnh hưởng đến mọi người.

Bây giờ, đây là hai điều bạn có thể làm ngay lập tức để biến những ý tưởng thành hành động.

Đầu tiên, điều khiển mọi chi tiết trong lần xuất hiện. Để bạn như một người có ảnh hưởng mạnh mẽ trong tất cả các hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ hai, nghiên cứu thời trang và trang phục phù hợp để bạn biết chính xác những gì mình cần mặc và kết hợp như thế  nào. Đọc một cuốn sách, tham gia một hội thảo hoặc thậm chí thuê một nhà tư vấn hình ảnh. Chỉ một thay đổi nhỏ về ngoại hình của bạn có thể thay đổi cuộc sống của bạn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này về tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng đầu tiên và lý do tại sao phải tính toán tất cả khi trở thành một nhà lãnh đạo. Hãy chia sẻ và bình luận bên dưới!

Nguồn: Dịch từ Briantracy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [146.07 KB, 16 trang ]

Đang xem: Tiểu luận vai trò và ảnh hưởng của ấn tượng ban đầu trong giao tiếp

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU Ở mọi thời đại, mọi xã hội, giao tiếp, ứng xử giữa con người và con người diễn ra liên tục, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong sinh hoạt đời thường cũng như trong công việc. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi con người, vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. Chính vì vậy, giao tiếp phải ứng xử là một mặt cơ bản của công tác giáo dục và đào tạo. “Tiên học lễ, hậu học văn” – lời răn dạy của người xưa từ lâu đã trở thành một trong những nguyên tắc của công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Đúng thật vậy, trong thời đại hội nhập giao lưu văn hóa trên toàn thế giới thì trao đổi thông tin giữa con người với con người thông qua quá trình giao tiếp đòi hỏi mỗi người phải tự hoàn thiện bản thân là kĩ năng sống là rất quan trọng. Chính vì thế giao tiếp là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân và xã hội loài người. Muốn giao tiếp tốt thì việc tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp ban đầu là một việc rất quan trọng. Ấn tượng giao tiếp ban đầu là cửa ngõ quan trọng của quá trình giao tiếp là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển mối quan hệ lâu dài. Vì thế, trong giao tiếp, nếu ngay từ đầu ta gây được ấn tượng tốt đẹp với đối phương thì quá trình giao tiếp sẽ suôn sẻ và thuận lợi và ngược lại Trong công việc và đối với mỗi học sinh sinh viên việc tạo ấn tượng ban đầu thường là tác phong nhanh nhẹn và tự tin khiến người đối diện nghĩ ngay là chúng ta thạo công việc, lành nghề. Việc tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp là một trong những chìa khóa thành công trong quá trình giao tiếp. Vậy đâu là những phương pháp và mục đích đễ dẫn đến một trong những chìa khóa thành công của giao tiếp? Để đạt được những điều đó mỗi người chúng ta cần phải làm gì? Hiểu được tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp chính vì thế em đã quyết định chọn đề tài: “Tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp” Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện và hướng dẫn em trong quá trình làm tiểu luận Tiểu luận gồm có 4 chương ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP CHƯƠNG II. ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG CỦA ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP NÓI CHUNG VÀ TRONG KINH DOANH CHƯƠNG IV. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP ĐỐI VỚI SINH VIÊN

KẾT LUẬN

Đinh Thị Thắm

Page 2

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP 1.Khái niệm giao tiếp. 1.1. Định nghĩa giao tiếp Giao tiếp là một phương thức tồn tại cơ bản của con ngưới, do đó những nghiên cứu về giao tiếp rất đa dạng rất đa dạng và phong phú, bao trùm một phạm vi tương đối rộng, từ lý luận đến những nghiên cứu thực nghiệm, xuất phát từ nhiều quan điểm , quan niệm khác nhau. Dưới quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động thì giao tiếp là một quá trình thiết lập và thực thi mối quan hệ giữa người và người và trong quá trình đó thì con người sáng tạo lẫn nhau. 1.2. Đặc trưng của giao tiếp Giao tiếp mang tính bản chất xã hội. Bản chất xã hội thể hiện ở chỗ bất cứ một giao tiếp nào cũng là một quan hệ xã hội, thông qua sự trao đổi, tiếp xúc giữa con người với con người. Qúa trình tiếp xúc này hình thành nên các chuẩn mực, các giá trị, các nhu cầu, lợi ích… của xã hội cũng như nhóm xã hội và cá nhân tham gia. Mặt khác mục đích, động cơ, phương tiện giao tiếp… của mỗi cá nhân cũng đều do xã hội quy định, chế ước. Đặc trưng của giao tiếp xã hội là tính chủ thể trong giao tiếp. Quá trình giao tiếp được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể. Họ là chủ thể của sự trao đổi hay tác động. Họ là các cặp chủ thể – đối tượng luôn đổi chỗ cho nhau, cùng chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau, chính vì thế người ta nói giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động, nó là một hoạt động mang cấu trúc kép. Thông qua giao tiếp xã hội, người ta trao đổi các kiến thức sự hiểu biết cho nhau, truyền đạt các kinh nghiệm riêng của cá nhân cũng như kinh nghiệm của loài người, như vậy thông qua giao tiếp con người nhận thức về nhau đồng thời nhận thức về xã hội, nâng cao hiểu biết, phát triển thêm nhân cách của mình. Trong giao tiếp xã hội diễn ra các cơ chế của ảnh hưởng xã hội như bắt chước, lây lan, ám thị, thoả hiệp đồng nhất hoá, đặc biệt là sự lây lan, lan truyền cảm xúc tâm trạng. Thông qua các cơ chế đó các chủ thể giao tiếp tác động qua lại lẫn nhau chi phối ảnh hưởng lẫn nhau. 1.3. Chức năng của giao tiếp Giao tiếp có nhiều chức năng khác nhau, nhưng cơ bản nhất là các chức năng thông tin liên lạc, chức năng điều chỉnh điều khiển và chức năng kích động liên lạc – Chức năng thông tin liên lạc: Chức năng này bao quát tất cả quá trình truyền nhận thông tin. Bên cạnh giao tiếp phi ngôn ngữ, với sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai. Chức năng này được phát huy tối đa, có thể truyền đạt được mọi thông tin, phản ánh được sự vật hiện tượng hoặc cảm xúc tâm trạng… một cách rất phong phú đa dạng, vì mọi lĩnh vực, khía cạnh trongđời sống con người. Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi: Chức năng này chỉ có ở con người với sự tham gia của qúa trình nhận thức, ý chí, tình cảm…Khi tiếp xúc trao đổi với nhau, các chủ thể giao tiếp đã hoặc đang ý thức được cả kết quả của quá trình giao tiếp. Để đạt được mục đích đề ra, chủ thể

Đinh Thị Thắm

Page 3

thường linh hoạt theo tình huống, thời cơ của mình để đạt hiệu quả một cách tối đa. Hơn thế nữa các cá nhân không chỉ điều chỉnh hành vi của mình mà còn có thể điều chỉnh được hành vi của người khác. Chức năng kích động liên lạc : Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ truyền tin cho nhau hay điều chỉnh tác động lẫn nhau, mà còn có yếu tố quan trọng là xác định trạng thái cảm xúc của con người. Các loại cảm xúc đặc trưng của con người, mức độ cũng thẳng của cảm xúc được xác định bởi các điều kiện giao tiếp mà trong các điều kiện đó sự làm chủ cảm xúc được thực hiện. Chính trong sự liên hệ với sự cần thiết thay đổi trạng thái cảm xúc của mình làm xuất hiện nhu cầu giao tiếp, kích động con người liên lạc với nhau.

1.4. Một số yếu tố tâm lý cần chú ý trong quá trình giao tiếp 1.4.1. Nhận thức trong giao tiếp Trong giao tiếp các bên tham gia phải nhận thức về nhau. Trong giao tiếp mỗi chúng ta vừa là chủ thể, nhưng cũng vừa là khách thể của qúa trình nhận thức. 1.4.2. Tình cảm xúc cảm trong giao tiếp Những cảm xúc có thể là tích cực hoặc là tiêu cực, chúng có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của các chủ thể trong quá trình giao tiếp. 1.4.3. Trạng thái bản ngã trong quá trình giao tiếp Trong khi giao tiếp con người có thể thể hiện một trong ba trạng thái Trạng thái bản ngã phụ mẫu: Đó là đặc trưng cá tính nhận biết đựơc quyền hạn và thế mạnh của mình và thể hiện sự lấn lướt. Trạng thái bản ngã thành niên: Đó là đặc trưng cá tính biết bình tĩnh và khách quan phân tích sự việc một cách có lý trí trong qúa trình giao tiếp. Trạng thái bản ngã nhi đồng: Đó là đặc trưng cá tính hay xúc động và hành động theo sự xui khiến của tình cảm trong qúa trình giao tiếp. Những trạng thái bản ngã sẽ chi phối hiệu quả của quá trình giao tiếp. Trạng thái bản ngã thành niên là tốt nhất cho giao tiếp. 1.4.4. Kỹ xảo giao tiếp Là sự thành thục, điêu luyện những vấn đề kỹ thuật, hành vi, giao tiếp, kỹ xảo giao tiếp được coi là thành phần cơ bản nhất trong nghệ thuật giao tiếp, bao gồm sự thành thục trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp, sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý trong giao tiếp. 1.4.5. Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp Bên cạnh các yếu tố trên thì ấn tượng ban đầu trong giao tiếp có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giao tiếp về sau, nó có thể làm biến đổi cả thái độ, cả hành vi kỹ xảo của các chủ thể giao tiếp. Ấn tượng ban đầu tốt đẹp chính là chìa khoá

thành công trong giai đoạn tiếp theo.

Đinh Thị Thắm

Page 4

CHƯƠNG II. ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP 2.1. Định nghĩa ấn tượng ban đầu Trong quá trình con người hoạt động và liên hệ với nhau thì nhận thức về nhau là một yếu tố vô cùng quan trọng. Con người nhận thức về nhau nhờ quá trình tri giác xã hội: họ quan sát, phân tích vẻ mặt, dáng điệu, lời ăn tiếng nói, hành động… của nhau, để từ đó mà nhận thức được người khác. Từ nhận thức đó mà chủ thể giao tiếp xác định những phương thức ứng xử của mình: cách xưng hô, thái độ, cử chỉ hành vi cho phù hợp với đối tượng. Kết quả của quá trình tri giác bị chi phối bởi nhiều yếu tố như ấn tượng ban đầu, sự quy gán hành vi, các định kiến định khuôn khác nhau trong mỗi cộng đồng, mỗi nền văn hoá.. Cũng có khá nhiều cách hiểu khác nhau về ấn tượng ban đầu. Bùi Tiến Quý cho rằng: ấn tượng ban đầu là cái mà “Khi gặp nhau đồng thời người ta vừa nhận xét vừa đánh giá vừa có ác cảm hay thiện cảm ngay từ phút đầu tiên không chờ phải nghiên cứu, khảo sát hay thí nghiệm lại những đánh giá ấy” Hoặc một định nghĩa khác: “Ấn tượng ban đấu thường là một đánh giá một hình ảnh, một nhận xét một thái độ về đối tượng được hình thành ngay từ phút đầu gặp gỡ hay lần đầu tiên gặp gỡ” Với cách hiểu về ấn tượng ban đầu như thế thì định nghĩa của Nguyễn Thanh Hương có thể nói là hợp lý nhất: “Ấn tượng về một người nào đó là hình ảnh tổng thể trên cơ sở ta nhìn nhận họ một cách toàn diện, quaviệc cảm nhận các biểu hiện như: diện mạo, lời nói, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ… . Sau lần tiếp xúc ban đầu, ta sẽ có một ấn tượng nhất định về đối tượng của mình” 2.2. Đặc điểm của ấn tượng ban đầu Đặc điểm nổi bật của ấn tượng ban đầu là có được sau lần tiếp xúc đầu tiên. Nghĩa là trong hoàn cảnh hai bên chưa hề quen nhau, chưa hề gặp gỡ nhau một lần nào cả, có thể đã có một số thông tin về nhau hoặc thậm chí chưa hề có một thông tin gì về nhau. Những thông tin này có được có thể thông qua bạn bè, từ những người xung quanh, đôi khi có những trường hợp hai bên đã biết khá rõ về nhau qua nghiên cứu hồ sơ. Trên cơ sở những thông tin ấy, họ sẽ dùng làm cơ sở để đánh giá phân tích tổng hợp về đối tượng. Vì là buổi tiếp xúc đầu tiên, thời gian chỉ giới hạn trong một buổi tiếp xúc mà chủ thể có những ấn tượng rõ nét hay mơ hồ về đối tượng. Ấn tượng ban đầu là những là những ấn tượng chung, tổng thể về đối tượng, là những nét khái quát nhất về đối tượng chứ không phải là những nét riêng lẻ về đối tượng, chẳng hạn như không phải là một nụ cười rạng rỡ hay một bộ dạng lôi thôi, mà là những nét khái quát nhất trên cơ sở ta nhìn nhận toàn diện về họ , chẳng hạn như đó là một ngươi cởi mở hay lạnh lùng, điềm đạm hay nóng nảy, thông minh hay ngốc nghếch…Như vậy có thể nói ấn tượng ban đầu mang tính khái quát cao, là những hình ảnh chung nhất về đối tượng sau lần tiếp xúc đầu tiên. Ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan cảm tính. Đây cũng là một nhược điểm khó tránh khỏi của ần tượng ban đầu. Do điều kiện thiếu thông tin, thời gian tiếp xúc lại qúa ngắn, cả hai bên sẽ không thể bộc lộ hết mọi tính cách của mìh, sẽ khó khăn hơn khi nhận diện đối tượng . Chỉ dựa vào sự quan sát bề ngoài như tác phong, cử chỉ, lời nói…. Rồi dựa vào kinh nghiệm đẻ phán đoán đối tượng sẽ không

Đinh Thị Thắm

Page 5

trách khỏi sự chủ quan phiến diện. Trong khi đó đối tượng ở đây lại là con người, hết sức phưc tạp, hành động với những động cơ khác nhau, lời nói và suy nghĩ đôi khi không khớp nhau, hòng đánh lừa sự cảm nhận của người khác, nhằm nhưng mục đích này hay mục đích khác. Do đó việc đưa ra những đánh giá về người khác tốt hay không tốt, hay người này là thông minh người kia là ngây thơ… ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên một cách chinh xác quả thật là rất khó. Cái khó không chỉ nằm trong điều kiện chủ quan của người tri giác: kém nhạy cảm, ít kinh nghiệm , bị chi phối bởi những động cơ khác nhau…nó còn nằm ở hoàn cảnh thiếu hụt thông tin về đối tượng, gò bó về thời gian để quan sát đối tượng, và con khó hơn ỏ chỗ các đối tượng thường cố tình nguỵ trang những khuyết điểm của mình. Thông thường những người nhạy cảm, những người có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp thường có những ấn tượng ban đầu khá chính xác , hơn là nhứng người ít va vấp từng trải trong giao tiếp. Ấn tượng ban đầu thể hiện sự đánh giá, thái độ của chủ thể về đối tượng. Thường thường ấn tượng ban đầu mang đậm màu sắc chủ quan, vì chủ thể không có điều kiện soi xét đối tượng từ nhiều phía. Ấn tượng ban đầu chứa đựng sự nhận thức về đối tượng, kèm theo đó là những xúc cảm, tình cảm: quý mến hay gét, thích hay không thích, hài lòng hay không hài lòng. Trừ thái độ đó sẽ chi phối cách ứng xử của những quá trình giao tiếp về sau. Nếu có ấn tượng ban đầu là tốt thì họ sẽ hào hứng tiếp tục quan hệ còn nếu không thi quan hệ tiến triển sẽ rất khó khăn, hoặc không quan hệ nữa, vì người ta thường tìm kiếm những thông tin phù hợp với thái độ sẵn có về đối tượng. 2.3. Vai trò của ấn tượng ban đầu Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa lớn trong giao tiếp. Nếu chúng ta tạo được ấn tượng tốt ở người khác ngay trong lần đầu tiếp xúc, thì điếu đó có nghĩa là họ có cảm tình với chúng ta, họ còn muốn gặp chúng ta ở những lần sau. Đó chính là điều kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng, phát triển mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với họ. Ngược lại, nếu ngay trong lần đầu gặp gỡ mà chúng ta có những sơ suất và để lại nữhng ấn tượng không tốt, thì chúng ta thuờng khó khăn trong những lần gặp sau đó và phải mất không ích công sức mới có thể xóa được ấn tượng đó. Không phải ngẫu nhiên mà trong kinh doanh, người ta ví ấn tượng ban đầu như là phần vốn góp của giới doanh nhân. Để có ấn tượng tốt, chúng ta phải luôn luôn bắt đầu buổi giao tiếp bằng một nụ cười thân thiện. Tất nhiên khi cười thì ánh mắt cũng phải vui vẻ. Đừng cười như người máy. Không được đeo kính râm khi tiếp khách. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn bị che đậy, sẽ tạo ấn tượng giả tạo, mờ ám khi giao tiếp. Ngoài ra, đeo kính râm trong phòng còn là thái độ bất lịch sự, không tôn trọng người khác, dù cho đó là kính đổi màu cũng không nên đeo. Nếu Bạn không phải là vệ sĩ hay người phụ trách an ninh của Công ty thì đừng đeo kính râm khi tiếp khách. 2.4. Quá trình hình thành ấn tượng ban đầu Ấn tượng ban đầu có vai trò quan trọng như vậy cho nên làm thế nào để tạo ấn tượng tốt ở người khác là vấn đề chúng ta quan tâm. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cần nắm một số đặc điểm về quá trình hình thành ấn tượng ban đầu. 2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành ấn tượng ban đầu

Đinh Thị Thắm

Page 6

Quá trình hình thành ấn tượng ban đầu là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản: a] Các yếu tố thuộc đối tượng giao tiếp Ấn tượng ban đầu là hình ảnh về đối tượng giao tiếp cho nên trước hết nó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng giao tiếp, đặc biệt là những đặc điểm bề ngoài như : đầu tóc, ăn mặc, ánh mắt nhìn, nét mặt, nụ cười, tư thế, cử chỉ, đệiu bô, nói năng…Chẳng hạn, trong lần gặp đầu tiên, người Anh đặc biệt chú ý nhiều phần từ cổ trở lên [ cổ áo, cà vạt thế nào, đầu tóc, mặt mũi ra sao], những từ đầu tiên người đó nói [ là từ gì, có từ xin lỗi hay cảm ơn không, phát âm có chuẩn không?], những bước đi đầu tiên [ bước đi dài hay gắn, nhanh hay chậm, tư thế đi, xách cặp tay trái hay tay phải ]. Ví dụ: Trong buổi phỏng vấn về công việc, ngoại hình là yếu tố đầu tiên để các nhà tuyển dụng, trước khi tham gia phỏng vấn người xin việc phải lựa chọn các yếu tố như: Về trang phục: lựa chọn trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp hoàn cảnh, thoải mái và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, không sử dụng trang phục có tông màu tối như nâu, đen, xám…, phụ kiện dườm dà, cầu kỳ. Về vấn đề vệ sinh cá nhân: Hãy đảm bảo mọi thứ sạch sẽ, đặc biệt là đầu tóc và móng tay. Nếu tóc hoặc râu đã quá dài, bạn nên cạo râu, cắt tóc, chỉnh trang lại một cách gọn gàng. Ưu tiên về ngoại hình, trang phục cũng gây ấn tượng không nhỏ đến sự đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn và cũng là yêu cầu để đưa ra quyết định có tuyển dụng bạn. Ngoại hình, trang phục cũng đánh giá sự tôn trọng của bạn đối với các nhà tuyển dụng và quý công ty. b] Các yếu tố ở chúng ta Hình ảnh về đối tượng giao tiếp hình thành trong đầu óc chúng ta không những phụ thuộc vào đối tượng đó mà còn phụ thuộc các đặc điệm của chúng ta, trong đó quan trọng là + Tâm trạng, tình cảm Khi chúng ta ở trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ, thì cảnh vật cũng như những con người xung quanh dường như đẹp hơn, dễ mến hơn, thân thiện, gần gũi hơn. Ngược lại, khi chúng ta buồn bã, căng thẳng, cáu gắt, thì cảnh có đẹp, có nhộ nhịp cũng trở nê ảm đạm, người có tốt có tử tế cũng không dễ gây ấn tượng tốt cho chúng ta. Đúng như Nguyễn Du đã từng đúc kết trong truyện kiều : “người buồn cảnh có vui hơn bao giờ”. Chính vì vậy mà khi ó công chuyện quan trọng đối với một người, người ta thường chọn thời điểm mà người đó có tâm trạng thoải mái để tiếp xúc, gặp gỡ, tránh những thời điểm dễ gây cảm xúc khó chịu, phiền hà [chẳng hạn, giờ nghỉ trưa hoặc đêm đã khuya]. Tình cảm với một người ũng chi phối mạnh hình ảnh về người đó trong chúng ta. Những tình cảm dương tính thường đưa đến những đánh giá thiên vị, tức là diễn ra hiện tượng tô hồng hình ảnh đối tượng giao tiếp. Ngược lại, những tình cảm âm tính lại thường làm trầm trọng them những khiếm khuyết của đối tượng giao tiếp. Người xưa nói : “ yên nên tốt, ghét nên xấu” là vì vậy.

+ Nhu cầu, sở thích thị hiếu

Đinh Thị Thắm

Page 7

Nghười ta nói rằng, con người thường chỉ thấy những cái mà người ta muốn thấy. Hơn nữa, cái hợp với nhu cầu, sở thích, thị hiếu của con người thì dễ gây ấn tượng tích cực, ngược lại, cái trái với chúng – ấn tượng tiêu cực. Ví dụ, một người đánh giá cao nhũng nét đẹp truyền thông của người phụ nữ việt nam thì dễ có cảm tình với những phụ nữ để tóc dài, ăn mặc đoan trang, đúng đắn. Đó chính ví dụ cho thị hiếu đối với mỗi người và mối người đều có thị hiếu riêng và khác nhau. + Tâm thế và sự hình dung về đối tượng giao tiếp Tâm thế của chúng ta trong giao tiếp là cái mà chúng ta đang chờ đợi hoặc cho rằng sẽ xảy ra trong giao tiếp. Nó, một cách vô thức, biểu hiện nhu cầu, mong muốn của chúng ta, cái mà chúng ta quan tâm. Dưới sự chi phối của tâm thế và nhiều yếu tố khác, chẳng hạn kinh nghiệm, chúng ta tưởng tưởng ra đối tượng giao tiếp – con người mà chúng ta sẽ tiếp xúc đầu tiên. Nhiều công trình nghiên cứu trong tâm lí học cho thấy rằng, tâm thế và sự tưởng tưởng của chúng ta về một người trước khi tiếp xúc có ảnh hưởng không nhỏ đến đánh giá, nhận xét của chúng ta về người đó. Chẳng hạn, năm 1982, nhà tâm lí học A.Abođolov đã cho hai nhóm sinh viên xem ảnh của một người đàn ông. Với nhóm thứ nhất, ông giới thiệu người trong ảnh là một nhà khoa học vĩ đại, đã có nhiều đóng góp cho đất nước; vói nhóm thứ hai – là một phạm nhân đặc biệt nguy hiểm. Sau đó, ông yêu cầu mỗi nhóm mô tả và nhận xét về người trong ảnh. Kết quả là, ở nhóm thứ nhất, người trong ảnh được liệt kê những đặc điểm như : vầng trán rộng, mắt sang, ánh mắt sâu thẳm chứng tỏ một trí tuệ tuyệt vời, cái cằm bạnh biểu hiện nghị lưc phi thường…Ngược lại, ở nhóm thứ hai lại nhận xét : ánh mắt sâu chứng tỏ con người xảo quyệt, nham hiểm, còn cái cằm bạnh cho thấy đây là con người lì lợm, lạnh lung…Rõ ràng là ở đây, những tâm thế khác nhau : “trước mắt mình là ảnh một nhà khoa học vĩ đại” và “trước mắt mình là ảnh của một phạm nhân đặc biệt nguy hiểm” đã tạo ra nên những ấn tượng khác nhau về cùng một người. c] Tình huống, hoàn cảnh giao tiếp Tình huống, hoàn cảnh giao tiếp cũng ảnh hưởng đến ấn tượng về người khác trong chùng ta. Chẳng hạn, một đồng nghiệp của bạn trong bộ váy dài lấp lánh tại buổi lể kỷ niệm 25 năm ngày thành lập công ty trông mới tuyệt vời làm sao! Nhưng nếu cũng đồng nghiệp đó trong buổi lao động công ích và vẫn với bộ váy lấp lánh đó thí chắc bạn phải lắc đầu ngán ngẩm. Ngoài những yếu tố nêu trên, còn có một số hiệu ứng cũng chi phối quá trình hình thành ấn tượng ban đầu, ví dụ như : hiệu ứng cái mới, hiệu ứng hào quang… 2.4.2. Thời gian hình thành ấn tượng ban đầu Theo các nhà tâm lí học Mỹ, trong giao tiếp, quá trình hình thành ấn tượng ban đầu bắt đầu ngay từ khi người ta có sự tiếp xúc [ nhì thấy, nghe thấy ] và diễn ra chủ yếu ở những giây phút đầu tiên của cuộc tiếp xúc. Nói cách khác, những giây phút đầu tiên của cuộc gặp gỡ là nhũng giây phút quyết định hình ảnh của chúng ta trong con mắt người khác. Tạo ấn tượng tốt còn là việc tôn trọng khách. Bạn phải đúng giờ. Nếu tiếp tại văn phòng của bạn, nên chấm dứt ngay các công việc khác ngay trước giờ hẹn và trong khi tiếp xúc. Nếu tiếp tại văn phòng của khách, Bạn phải đến sớm trước giờ

hẹn khoảng 5 phút. Bạn phải trù tính thời gian và lộ trình đến nơi. Nếu chưa biết rõ

Đinh Thị Thắm

Page 8

văn phòng của khách, nên gọi điện hỏi đường truớc. Mọi lời cáo lỗi do đến trễ dù hợp lý cách mấy vẫn làm mất đi ấn tượng tốt về bạn. 2.4.3. Các cách để tạo ấn tượng tốt Muốn gây ấn tượng tốt trong lần đầu tiếp xúc, bạn cần chú ý tuân thủ các yêu cầu sau : – Trang phục ấn tượng Điều này không còn là mới mẻ bởi chúng ta đều biết “người đẹp vì lụa” thế nhưng đây là sự thật, trang phục là một phần rất quan trọng để giúp bạn tạo ấn tượng. Một bộ trang phục ấn tượng có thể làm cho người mà bạn gặp phải nhớ trong 10 năm. Người ta vẫn nói là “quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Nhưng vấn đề ở đây là ăn mặc thế nào cho ấn tượng. Trang phục của bạn nên thể hiện một phong cách hiện đại nhưng khiêm tốn, sang trọng và thích hợp với con người của bạn. Dù trang phục đẹp đến đâu thì bạn cũng nên nhớ rằng chúng phải sạch sẽ và có mùi dễ chịu. Ví dụ:trong buổi hẹn hò đầu tiên thì ấn tượng đầu tiên về ngoại hình, trang phục là rất quan trọng. Đối phương đưa ra những nhận xét cá nhân của mình thông qua trang phục và có quyết định có nên tiếp tục quá trình giao tiếp hay không. Có cách chọn trang phục thông minh, ấn tượng tùy theo hoàn cảnh cũng là chìa khóa thành công của quá trình giao tiếp.

– Tạo bầu không khí thân mật, hữu nghị:

Hình 1. Tạo bầu không khí thân mật

Ngay trong những giây phút đầu tiên tiếp xúc, chúng ta phải tạo được bầu không khí thân mật, gần gũi, hữu nghị. Trong bầu không khí đó, người đối thoại sẽ cảm thấy tự tin, yên tâm, tin tưởng, nghĩa là chúng ta đã đặt nền móng cho việc xây dựng hình ảnh tích cực về mình. Muốn vậy, trước hết chúng ta cần chú ý đến những biểu hiện bề ngoài của mình như : ánh mắt, nét mặt, nụ cười, tư thế, lời nói, thậm chí cả kiểu bàn ghế được dùng và cách bố trí chúng trong cuộc gặp gỡ, khoảng cách giữa chúng ta với người tiếp xúc…Chẳng hạn, khi khách đến, chúng ta cần nhanh nhẹn đứng dậy, mời khách ngồi, òn bản thân thì chủ động ngồi ở vị rí ngang tầm, không quá xa…Khi trò chuyện, cần tỏ ra nhiệt tình, chân thành, cởi mở, không được

Đinh Thị Thắm

Page 9

làm cho bầu không khí trở nên nặng nề, căng thẳng mà phỉa tạo ra được sự thân mật ấm cúng vui vẻ. – Ngôn từ giao tiếp phải rõ ràng và dễ hiểu Đây là một điểm quan trọng nhất để người khác có hứng thú khi nghe bạn nói một điều gì đó. Để có thể nhấn mạnh điều muốn nói thì trước tiên bạn phải biết thể hiện thật rõ ý. Không còn gì khó chịu hơn là việc phải ngồi nghe một người nào đó nói các vấn đề mà bạn không hiểu gì. Việc diễn tả ý, lời không hiểu là do người đó luôn cắt xén từ ngữ khi nói, vì vậy khi nói bạn nên vận dụng ngữ pháp và câu cho thích hợp. Tuyệt đối nên tránh những từ tiếng lóng và những từ mang hàm nghĩa chửi đổng. Hãy lịch sự và nhã nhặn trong mọi tình huống và mọi thời gian. – Sử dụng tên của người nói chuyện một cách thường xuyên Hãy bỏ ra một vài phút để nhớ một cách rõ ràng tên người bạn đang nói chuyện. Nếu bạn gặp một người nào đó mà người ta nhớ tên bạn sau lần gặp đầu tiên thì rõ ràng bạn rất vui và thích bắt chuyện. Hơn thế nữa, khi bạn nhớ được tên người đó thì bạn thể hiện cho người đó biết rằng bạn rất quan tâm đến họ và họ có một phần quan trọng đối với bạn. Hãy nhớ tên người ta ngay lập tức, bạn sẽ thích nhớ và có ấn tượng với người đó luôn. – Bắt đầu bằng cách nói về những vấn đề quan tâm Trong cuộc sống, có một số người, khi tiếp xúc với người khác, chỉ quan tâm đến những đề tài mà họ cảm thấy hứng thú, không để ý đến yêu cầu của người đối thoại. Những người này thương khó chiếm được cảm tình cảu người khác vì thực ra họ không quan tâm đến người khác. Ngược lại, cũng có những người chỉ lo thỏa mãn người đối thoại, gạt bỏ hứng thú của cá nhân mình, do đó không thể phát huy được ưu thế của bản thân. – Tận dụng sự hài hước Hài hước là một điều gì đó rất tuyệt vời giúp bạn hấp dẫn được người khác, nhưng tất nhiên đó phải là những lời nói hài hước thông minh. Một câu nói hài hước và hóm hỉnh có thể mở ra cho người giao tiếp một suy nghĩ về một hiện tượng và có thể gợi ra một buổi gặp gỡ lần tiếp theo. Hài hước thông minh là một điều rất hay, tuy nhiên nếu bạn không cẩn thận trong khi nói thì sẽ dẫn đến những hậu quả trái với mong muốn. Nếu không khéo léo để hài hước thì bạn có thể gây ra một sự khó chịu cho người khác. Ví dụ:cũng trong lần hẹn hò đầu tiên không chỉ trang phục ngoại hình mới làm ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên cho đối tượng. Thay vì là quý ông lịch sự nhã nhặn thì sự hài hước, hóm hỉnh, thông minh trong cách nói chuyện hoặc kể chuyện cũng là một yếu tố tuyệt vời hấp dẫn được đối tượng hẹn hò – Nắm vững thời cơ và giây phút quyết định của cuộc tiếp xúc Sau khi đã chọn được vấn đề hai bên cùng quan tâm, chúng ta tiếp tục đẩy câu chuyện theo hướng đó. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện dạo đầu nhằm tạo không khí tiếp xúc và tìm hiểu tâm lí người đối thoại, chúng ta không để cho cuộc tiếp xúc trôi mãi theo hướng đó. Chúng ta gặp gỡ người đối thoại không chỉ để trò chuyện cho vui mà là vì công việc, nghĩa là chúng ta phải biết nắm lấy những giây phút quyết định, chọn thời điểm thích hợp để nêu ra vấn đề và giải quyết. Ví dụ: Có một câu chuyện về một phụ nữ tìm mua đệm giường cao cấp hàng ngàn đô như sau: Trước khi đánh giá các cửa hàng cô đã thực hiện khảo sát kỹ càng trên Internet và đã thu hẹp lại một số ít thương hiệu và phong cách. Cô tìm

Đinh Thị Thắm

Page 10

thấy chính xác những gì cô đang tìm kiếm tại cửa hàng đồ nội thất đầu tiên mà cô ghé thăm và giá cả hòan toàn hợp lý. Nhưng cô ta không mua gì ở đó. Thay vì thế, cô ấy lái xe xuyên qua thành phố đến một cửa hàng đồ gỗ, nơi cô đã gặp đại diện bán hàng Gwen. Ở đó, cô ấy mua đúng chiếc nệm mà cô đã nhìn thấy tại cửa hàng đầu tiên kia. Khi đại diện bán hàng gặng hỏi, cô ấy thừa nhận [trong khi cố gắng không nhìn vào chồng] rằng mình đã trả nhiều tiền hơn so với cửa hàng đầu tiên. “Tại sao?” đại diện bán hàng hỏi. Cô trả lời: “Anh chàng ở cửa hàng đầu tiên, hình như tên là Ray, không gây ấn tượng với tôi mấy. Ý tôi là, vào giây phút đầu tiên khi nhìn anh ta, tôi đã không có thiện cảm. Vì vậy, mặc dù anh ta có đúng cái nệm tôi thích, tôi vẫn quyết định sẽ đi chỗ khác. Và Gwen thì hoàn toàn khác. Mặc dù chúng tôi chỉ vừa mới gặp, tôi có thể nói là cô ấy rất quan tâm đến tôi. Cô ấy làm tôi cảm thấy rất dễ chịu”. Thông qua ví dụ trên thì gây cách ứng xử, thái độ là rất quan trọng đối với người khách, vì anh chàng ở cửa hàng đầu tiên tiếp xúc không gây ấn tượng ban đầu cho người khách hàng như sự quan tâm thái độ nhiệt tình. Nên dù chọn được sản phẩm ưng y nhưng người khách hang đó vẫn quyết định đến cửa hang khác lựa chọn sản phẩm đó.còn người bán hàng ở cửa hàng thứ hai biết cách nắm lấy cơ hội thông qua cách xử lí công việc của người bán hàng đã tạo ấn tượng tốt cho khách – Hãy biết lắng nghe. Hãy học cách lắng nghe không nhất thiết là phải nghĩ đến điều đó. Khi đưa ra một quyết định với ai đó thì bạn hãy chắc chắn cho anh ta biết rằng bạn lắng nghe anh ta nói. Đừng e ngại tiếc nuối cái gật đầu khi mà bạn thể hiện sự hoà hợp và đồng ý. Trong tâm lý học người ta gọi đây là sự đồng cảm, biểu hiện qua những câu “tôi hiểu, tôi biết…”. Nếu bạn không hiểu ý người đối diện với mình đang nói gì thì hãy cố gắng nói chuyện với người đó hơn nữa để tìm hiểu. Đừng bao giờ ngắt lời một ai đó và nghi thức xã hội thích hợp là điều quan trọng mỗi khi bạn lựa chọn. Hãy để người khác là trung tâm. Có thể điều quan trọng nhất trong khi giao tiếp là biết chờ đợi và biết “nâng” người khác lên bởi ai cũng muốn khẳng định được cái tôi của mình. Khi bạn chỉ nói về bản thân mình mà không để ý đến những gì xung quanh thì đó là lúc bạn đang dập tắt cuộc hội thoại. Một sai lầm lớn là bạn cứ nói về một điều không cần thiết và bắt người ta phải nghe. Càng ngày người ta càng thấy có nhiều “anh chàng ích kỷ” bởi anh ta chỉ quan tâm đến bản thân. Hãy hỏi thông tin và câu chuyện về người đang nói với mình để họ tự bộc lộ, như vậy bạn không chỉ tỏ ra vẻ lịch sự mà còn biết những gì bạn muốn biết. Bạn sẽ học hỏi nhiều hơn nếu bạn lắng nghe người khác nói và biết đâu thông tin của họ sẽ giúp ích cho bạn. Ví dụ: Ông John Browne, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn dầu khí BP[Bristish Petroleum]: “phải biết nói ít nghe nhiều!” Ông Jack Welch, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn GE [General Electric] nói “công việc quan trọng nhất và khiến tôi bỏ nhiều thời gian nhất là lắng nghe và

động viên nhân viên của mình”.

Đinh Thị Thắm

Page 11

CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG CỦA ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP NÓI CHUNG VÀ TRONG KINH DOANH 3.1. Vai trò của ấn tượng ban đầu trong giao tiếp nói chung. Như đã phân tích, ấn tượng ban đầu là một hình ảnh tổng thể về người khác

trên cơ sở nhìn nhận họ một cách toàn diện từ hình dáng tác phong bề ngoài cho tới

Xem thêm: Cách Đổi Inch Sang Cm Trong Excel 2010 2013, Word 2003, Đổi Inch Sang Cm

đặc điểm nhân cách bên trong có được từ buổi tiếp xúc đầu tiên. Do vậy ấn tượng ban đầu có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp. – Thứ nhất nó là điều kiện quan trọng để tiến hành những cuộc giao tiếp tiếp theo. Trong cuộc sống hàng ngày có vô số các cơ hội để gặp gỡ người này hay người khác, cho nên nếu trong lần tiếp xúc đầu tiên mà đối tượng không gây được cảm tình đối với ta thì sẽ khó có thể có lần giao tiếp tiếp theo và như vậy mối quan hệ giữa hai người sẽ không thể thiết lập, nhưng nếu có ấn tượng tốt, người ta sẽ có mong muốn được gặp lại đối tượng và như thế là một yếu tố quan trọng để người ta xây dựng các mối quan hệ với nhau. – Thứ hai: Nó định hướng cho việc tìm kiếm những những thông tin về đối tượng trong những cuộc giao tiếp tiếp theo, vì ấn tượng ban đầu cho ta ý niệm chặt chẽ vì đối tượng, nó là cơ sở để cho ta chọn lọc những thông tin phù hợp với những gì ta đã biết bì đối tượng và định gía những thông tin không phù hợp. – Thứ ba: ấn tượng ban đầu giúp ta nắm bắt được những đặc trưng của người khác, nắm bắt được những phản ứng của chúng ta và quyết định những hành vi sắp tới mà không sợ mắc quá nhiều sai lầm. 3.2. Vai trò của ấn tượng ban đầu trong giao tiếp trong kinh doanh. – Cũng giống như giao tiếp thông thường, trong giao tiếp kinh doanh ấn tượng ban đầu cũng có ảnh hưởng tới việc có hay không có sự tiếp xúc, hợp tác tiếp theo. Chẳng hạn một khách hàng đến mua hàng ở một cửa hàng, có ấn tượng ban đầu không tốt về nhân viên bán hàng: cẩu thả, coi thường người khác… có thể sẽ quyết định không bao giờ tới của hàng đó. – Ấn tượng ban đầu trong buổi giao tiếp xúc đầu tiên sẽ tạo ra tâm thế, thái độ chủ thể đối với những thông tin thu được trong buổi giao tiếp tiếp theo. Thái độ đó sẽ chi phối việc thu nhận những thông tin đối tác, thường người ta chỉ thu nhận những thông tin phù hợp thái độ sẵn có của mình. Do đó nó trở nên đặc biệt quan trọng. Ấn tượng ban đầu mà chủ thể tạo ra được ở đối tượng sẽ có tác dụng chi phối điều khiển thái độ, hành vi của đối tượng thực hiện được theo mục đích của mình. Ấn tượng ban đầu giúp nhà kinh doanh nắm bắt được những đặc trưng của đối tác tạo ra sự tự tin khi đưa ra những ứng xử của mình, yên tâm rằng những hành vi đó sẽ khải trả giá thấp nhất vì nó phù hợp với những đặc trưng của đối tượng. Vì đặc điểm của hoạt động kinh doanh là đòi hỏi phải nhanh chóng đưa ra những quyết định chính xác. Việc nắm bắt được đặc điểm đặc trưng của đối tượng sẽ giúp chủ thể đưa ra được những quyết định của mình một cách quyết đoán tự tin. ấn tượng ban đầu sẽ giúp chủ thể định hướng, điều khiển, lựa chọn những phương

thức hành vi thích hợp nhất với đối tượng để đạt được mục đích cuối cùng của mình

Đinh Thị Thắm

Page 12

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP ĐỐI VỚI SINH VIÊN 4.1 Thực trạng Tạo ấn tượng đầu tiên trong giao tiếp cũng có nhiều mục đích và con người chính là chủ chủ thể thực hiện hành vi trao đổi giao tiếp với nhau. Đặc biệt đối với sinh viên khoa kế toán thì tạo ấn tượng trong giao tiếp là rất cần thiết trong giao tiếp hằng ngày và ứng dụng vào công việc theo nghành học mang lại nhiều lợi ích to lớn. – Thực trang đối với sinh viên theo suy nghĩ của bản thân Do xuất thân trong những hoàn cảnh khác nhau, mỗi người có quá trình nhận thức và tiếp thu khác nhau nên phân làm 2 loại thái độ tích cực và thái độ tiêu cực trong nhận thức. a] Thái độ tích cực Tập trung có sự tập trug cao độ trong việc lắng nghe và tiếp thu thông tin từ người đối diện.điều này cũng tạo ấn tượng khá tốt đối với việc để lại ấn tượng đầu tiên cho người khác; Có sự nhiệt tình khéo léo lấy được thiện cảm trong lần gặp đầu tiên. Sự nhiệt tình trong cuộc giao tiếp đầu tiên của sinh viên là yếu tố quan trọng trong việc quyết định ảnh hưởng cái nhìn của người khác về bạn nhất là về ấn tượng đối với nhà tuyển dụng khi đi xin việc Một lưu ý nhỏ là có vài điều mang lại ấn tượng về sự nhiệt tình không chân thành; Phong thái tự tin được điều khiển bởi hình ảnh của sinh viên, kiến thức về về kĩ năng trong cuộc sống, thái độ,phong cách ăn mặc, sức khỏe, và thậm chí cả tâm hồn của sinh viên, tạo lên ấn tượng tốt đẹp cho người đối diện; Năng động, thông minh ứng biến ,khéo léo xử lí thông tin linh hoạt với mọi hình thức trong giao tiếp của sinh viên cũng để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đói với người giao tiếp. b] Thái độ tiêu cực Sinh viên khoa kế toán ứng dụng khá tốt kiến thức học được trong quá trình giao tiếp nhưng lại vận dụng khá yếu ngôn ngữ cơ thể trong quá trình giao tiếp như ánh măt, nụ cười, giọng nói, cử chỉ,nét mặt, cử chỉ… Không đúng giờ không đúng giờ là điều tối kỵ trong ấn tượng đầu tiên trong giao tiếp vì thói quen lề mề, ỷ lại của sinh viên. Chúng ta hãy sắp xếp thời gian để có thể đến địa điểm phỏng vấn sớm khoảng 15-20 phút để thêm thời gian chuẩn bị, chỉnh trang lại trang phục, đầu tóc, sẵn sàng xuất hiện với hình ảnh tốt nhất. 4.2 Biện pháp rèn luyện đối với sinh viên Cũng giống như các cách tạo ấn tượng đầu tiên trong giao tiếp. Đối với sinh viên những người mang nhiều khát vọng, làm chủ tương lai của đất nước: Trước mắt cần phải rèn luyện tốt khả năng giao tiếp mà khởi đầu là tạo ấn tượng ban đầu

– Luôn coi người đối diện là trung tâm :

Đinh Thị Thắm

Page 13

Hãy coi đối tác của bạn là trung tâm của cuộc trao đổi. Sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải đó là đề cao mình hay coi trọng bản thân quá mức. Hãy tạm lánh mình sang một bên để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với đối tác. Biết lắng nghe : Hãy nói ít đi và lắng nghe người khác nhiều hơn. Đây là cách để bạn thu thập thêm nhiều thông tin hơn và cũng bày tỏ được sự tôn trọng đối với người khác. Hãy thể hiện rằng, bạn đang lắng nghe người khác nói bằng cách gật đầu, thỉnh thoảng nói những câu như “tôi hiểu”, “vâng”, “vậy à”,… Tuy nhiên, bạn nên nhớ, ánh mắt cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vậy, nếu bạn thực sự quan tâm đến họ và câu chuyện của họ, hãy chăm chú nhìn họ khi họ nói và thi thoảng có những câu bình luận thích hợp, thể hiện sự quan tâm và hiểu biết của mình.

Hóm hỉnh, hài hước Sự hài hước luôn gây ấn tượng nếu được sử dụng khôn ngoan và đúng lúc, đúng chỗ. Một chút hóm hỉnh sẽ thay đổi ít nhiều bầu không khí trang trọng trong buổi giao tiếp ban đầu. Nếu đối tác của bạn đang gặp phải tình huống khó xử hoặc vừa gây ra việc gì đó không hay, bạn có thể vận dụng khả năng hài hước của mình để giúp họ gỡ rối. Tuy vậy, không phải lúc nào bạn cũng nên nói đùa. Luôn luôn cợt nhả khiến bạn đánh mất sự nghiêm túc cần thiết. Đùa quá đà đôi lúc còn khiến người khác cảm thấy khó xử và bự mình. Vì vậy, trước khi đưa ra một câu nói đùa, hãy suy nghĩ cho kỹ mọi hậu quả mà nó có thể mang lại.

Nói năng rõ ràng Không gì gây bực bội hay khó chịu hơn việc phải giao tiếp với một người mà bạn không thể hiểu họ đang nói gì. Nếu nói quá nhỏ, người đối diện sẽ phải căng tai ra và luôn luôn phải hỏi lại xem bạn đã nói gì. Nếu nói quá to thì tất nhiên là bất lịch sự. Bạn cũng đừng nói quá nhanh hay quá ề à, vì điều này sẽ gây ức chế cho người nghe. Tóm lại, việc nói rõ ràng, dễ hiểu, vừa phải cũng không quá khó, chỉ cần bạn chú ý tập luyện một chút là được.

Ăn mặc ấn tượng Thật ra, ăn mặc ấn tượng luôn có lợi trong mọi hoàn cảnh và điều đó càng có lợi hơn trong giao tiếp kinh doanh. Ấn tượng ở đây không có nghĩa là gây sốc. Bạn nên ăn mặc làm sao để thể hiện sự nền nã, sang trọng, lịch sự nhưng vẫn toát lên được cá tính của riêng mình. Điều quan trọng hơn cả là hãy diện một bộ đồ vừa vặn với mình, làm tôn lên vẻ đẹp cơ thể vì cái đẹp luôn tạo ấn tượng tốt. Hơn nữa, khi bạn mặc đẹp, bạn chắc chắn được ghi thêm điểm ở sự tự tin.

Đinh Thị Thắm

Page 14

KẾT LUẬN Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh, nó được sử dụng gần như là một công cụ, phương tiện để thực hiện mục đích kinh doanh,và trong đó thì ấn tượng ban đầu đóng một vai trò quan trọng đối cới kết quả của quá trình đó. Từ những điều đã phân tích, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau: Ấn tượng ban đầu là kết quả của quá trình tri giác của các chủ thế sau buổi tiếp xúc đầu tiên; Sự hình thành ấn tượng ban đầu bị chi phối bởi các yếu tố như các cặp đặc điểm trung tâm , các lý thuyết về nhân cách ngầm ẩn, các hiệu ứng tri giác chi phối ấn tượng về người khác. Sự hình thành ấn tượng ban đầu trong giao tiếp kinh doanh cũng chịu sự chi phối bởi những cơ chế đó, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các đặc điểm hoạt động kinh doanh,đặc biệt là động cơ lợi nhuận của cac chủ thể trong giao tiếp kinh doanh; Ấn tượng ban đầu có vai trò quan trọng trong giao tiếp nhất là trong thời buổi kinh tế thị cạnh tranh gay gắt, ấn tượng ban đầu giúp cho chúng ta rút ngắn được thời gian giao tiếp, có được những nhận định ban đầu về nhân cách, năng lực, trình độ của đối tượng giao tiếp, và từ đó có thể tự tin quyết đoán khi đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời, để thực hiện hiệu quả mục đích kinh doanh đã đề ra. Một nhà kinh doanh giỏi sẽ luôn trau dồi kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử đẻ có thể tạo ra một phong cách giao tiếp lịch sự, chủ động,tự tin để có thể tạo ra những ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho đối tác. Sự nhìn, nhận đánh giá chính xác đối tượng qua ấn tượng ban đầu cũng không đơn giản dễ dàng, cần các chủ thể giao tiếp phải có nhiều kinh nghiệm giao tiếp ứng xử, có được sự nhạy cảm, tinh tường trong việc xét đoán con người qua cách ứng xử của người khác, từ đó tìm được con người thật

của đối tượng giao tiếp.

Đinh Thị Thắm

Page 15

Tài liệu tham khảo: 1.Th.s Tiêu Thị Minh Hường, Th.s Lý Thị Hàm, Th.s Bùi Thị Xuân Mai; Tâm lí học đại cương[ tập 2]; Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội. 2.Lại Thế Luyện; kĩ năng giao tiếp ứng xử. 3. //www.tamlyhoc.net/thread-143.html 4.

//www.hoclamgiau.vn/blog/4650/51346/An-tuong-ban-dau-trong-giaotiep

Đinh Thị Thắm

Page 16

Tài liệu liên quan

Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp 14 6 15

Cách Tạo Ấn Tượng Ban Đầu Hiệu Quả ppt 3 1 5

Ám thị – Trạng thái bản ngã trong giao tiếp docx 5 634 1

Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp pot 3 447 0

Ám thị – Trạng thái bản ngã trong giao tiếp potx 3 551 1

Ám thị – Trạng thái bản ngã trong giao tiếp pptx 4 455 0

Làm sao để tạo ấn tượng trong giao tiếp pps 4 526 3

Tự rèn luyện kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp của sinh viên lớp K5A khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục 75 2 3

Tiểu Luận Kĩ Năng Tạo Lập Mối Quan Hệ Trong Giao Tiếp Của Sinh Viên Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội [Cơ Sở II] 23 1 2

Xem thêm: Đồ Án Thiết Kế Nội Thất Chung Cư, Hình Ảnh Workshop Cbs

tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp 16 8 47

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận

Video liên quan

Chủ Đề