Vì sao không nên nhịn tiểu thường xuyên

Thông thường, nước tiểu trong bàng quang đạt 250 - 800 ml sẽ gây kích thích và muốn đi tiểu. Việc nhịn tiểu hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, khi nhịn tiểu quá lâu sẽ dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt sẽ tổn thương thận, bàng quang và đường tiết niệu.

Nhịn tiểu bao lâu là có hại?

Không thể xác định được nhịn tiểu bao lâu là ảnh hưởng đến sức khỏe vì khả năng này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang. Tuy nhiên, càng nhịn tiểu lâu thì càng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây hại cùng với việc căng giãn bàng quang quá mức chịu đựng.

Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy các y tá vì tính chất công việc nên thường xuyên nhịn tiểu. Kết quả là bàng quang họ có khả năng trữ nước tiểu gần gấp đôi người bình thường.

Nhịn tiểu quá lâu sẽ khiến bàng quang bị kéo căng cơ, khiến bạn không kiểm soát được sự rò rỉ nước tiểu

Khi nhịn tiểu thường xuyên, không chỉ bàng quang mà các cơ vòng bên ngoài bàng quang cũng bị kéo căng. Những cơ này rất quan trọng, có chức năng giúp bàng quang giữ nước tiểu để tránh chúng bị rò rỉ ra ngoài.

Nếu nhịn tiểu nhiều và việc này diễn ra thường xuyên trong nhiều năm, thì cơ thể có thể sẽ không còn khả năng kiểm soát được các cơ vòng bên ngoài bàng quang. Kết quả khiến nước tiểu thường xuyên bị rò rỉ. 

Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến với sức khỏe, bao gồm nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang hay thận rất cao. Việc liên tục nhịn tiểu sẽ khiến cơ bàng quang suy yếu, ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu. Về lâu dài, hành động này có thể dẫn tới tình trạng bí tiểu khi về già.

Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu khá cao khi bạn nhịn tiểu lâu

Ngoài ra, việc giữ một lượng lớn nước tiểu trong bàng quang quá lâu cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn có hại trong nước tiểu, gây ra hàng loạt chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang.

Những tác hại cụ thể lên hệ cơ quan khi nhịn tiểu lâu

Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Do đó, việc giữ nước tiểu lâu còn dễ dẫn tới nguy cơ sỏi tiết niệu, sỏi thận và suy thận sau một thời gian.

Về lâu dài, việc nhịn tiểu lâu còn ảnh hưởng lên đến thận gây suy thận

Đặc biệt, nhịn tiểu nhiều không chỉ làm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang giảm, phải đi tiểu nhiều hơn mà còn gây chứng bí tiểu. Bí tiểu gây cảm giác khó chịu, người bệnh muốn đi tiểu nhưng lại rất khó tiểu. Thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng, nước tiểu ứ đọng trong bàng quang quá nhiều có thể chảy ngược lại vào thận, dẫn đến suy thận và tử vong.

Vì vậy, để giữ cho chức năng thận được khỏe mạnh, bài tiết tốt, chúng ta cần uống nhiều nước, không nên nhịn tiểu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo chức năng thận của bạn có vấn đề, đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

Mẫn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Ảnh minh họa. Nguồn: rd.com

Đi tiểu là hoạt động bài tiết giúp đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài. Bàng quang của một người bình thường có mức chịu đựng tối đa khoảng 600ml nước. Khi nước trong bàng quang khoảng 250-300ml thì bắt đầu có dấu hiệu căng giãn, gây cảm giác buồn tiểu. Trên 400 ml thì sẽ có cảm giác rất buồn. Nếu đạt 600ml thì sẽ xuất hiện cảm giác đau tức, khó chịu.

Dù vì bất cứ lý do gì bạn cũng không nên nhịn tiểu, nếu nhịn tiểu thành thói quen thì những tai họa dưới đây sẽ rình rập và có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào.

Bệnh sỏi thận "ghé thăm"

Nhịn tiểu thường xuyên khiến cho việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể bị chậm lại, các cặn bẩn, cặn canxi đều không được đưa ra ngoài đúng lúc. Thêm vào đó, nếu nhịn tiểu gây tiểu dắt thì việc đưa các chất độc ra khỏi cơ thể càng kém hơn, những cặn đó lưu lại cơ thể và tạo thành sỏi thận.

Tiểu dắt là điều chắc chắn

Cấu tạo bàng quang của phụ nữ chỉ có một vòng cơ co thắt bằng vân cơ [khác với nam giới có 2 vòng cơ thắt] nên thời gian nhịn tiểu lâu sẽ khiến cho vòng cơ mệt mỏi, nhão, từ đó dẫn đến tiểu dắt, lâu dài sẽ gây ra những bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu.

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống "chăn gối"

Nước tiểu ứ đọng làm bàng quang căng đầy gây sức ép lên tử cung và các cơ quan sinh dục khác. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống "chăn gối", gây nên cảm giác đau khi giao hợp. Từ đó giảm dần và mất hưng phấn "yêu".

Nguy cơ bị "lãnh án" vô sinh

Bạn sẽ không ngờ thói quen xấu hàng ngày là nhịn tiểu lại chính là hung thủ làm bạn có thể bị vô sinh.

Lý do, cơ quan sinh dục và bàng quang của phụ nữ ở rất gần nhau, khi nhịn tiểu bàng quang tích trữ nhiều nước sẽ gây chèn ép tử cung, làm tử cung đổ về phía sau. Đồng thời, bàng quang chèn ép tử cung, ép vào dây thần kinh ở trước xương cùng, làm cho phần xương cùng đau nhức. Cổ tử cung bị dồn về phía sau thêm phần xương cùng đau nhức khiến nguy cơ vô sinh tăng cao.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nước tiểu có chứa chất độc, nếu lưu trữ lâu trong cơ thể vi khuẩn không được bài tiết ra ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng tiểu.

Người nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể nhận biết bằng màu nước tiểu. Nếu thấy nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm thấy nóng rát khi tiểu thì nên cảnh giác. Cách tốt nhất là nên đi kiểm tra xem có bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc bệnh liên quan đến thận hay không.

Nguy cơ viêm tuyến tiền liệt ở nam giới

Với nam giới, nhịn tiểu cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt gây nên hiện tượng xuất tinh sớm, xuất tinh đau và làm giảm ham muốn tình dục…

Nguy cơ tử vong

Nhịn tiểu khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, lâu có thể gây vỡ bàng quang. Nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong do sốc./.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn [Hội Nội Khoa Việt Nam]

Hầu hết chúng ta đều trải qua một vài lần bắt buộc phải nhịn tiểu vì những lý do như không tìm được nơi đi vệ sinh, đang trong cuộc họp quan trọng hay trong giờ kiểm tra... Tuy nhiên, mọi người không ngờ rằng những lần nhịn này sẽ "tích tiểu thành đại" và gây hại cho sức khỏe của chính bản thân.

Bàng quang có thể chứa tới nửa lít nước tiểu. Những thụ thể nhỏ trên thành bàng quang sẽ phát hiện được lượng nước tiểu có trong đó và gửi thông điệp đến não bộ khi chúng được lấp đầy. Khi lượng nước tiểu không được thải ra khỏi bàng quang trong thời gian dài, các cơ và màng xung quanh bàng quang sẽ bị căng ra như một quả bóng chứa đầy nước. Việc đi tiểu trở nên khó khăn hơn trong tương lai vì bàng quang khó có thể trở lại hình dạng ban đầu. 

Trường hợp nặng là vỡ bàng quang, bệnh nhân cần phải phẫu thuật khẩn cấp để chữa trị. Nếu nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu sẽ chạy ngược vào thận, có thể gây tử vong.

Minh họa bàng quang căng phồng nước như quả bóng nếu nhịn tiểu quá lâu. Ảnh: Gizmodo

Nếu thường xuyên nhịn tiểu, bạn còn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI], hầu hết do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng thường gặp là đau rát và châm chích khi đi tiểu, nước tiểu đậm màu và mùi hăng, những cơn đau bụng dưới bắt đầu xuất hiện. Nên gặp bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng này, nếu để quá lâu, vi khuẩn sẽ phát triển gây nhiễm trùng nặng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp tình huống không tự chủ trong quá trình đi vệ sinh. Một cú hắt hơi hoặc ho có thể làm rò rỉ một ít nước tiểu, trường hợp này thường gặp ở phụ nữ đã sinh con. Nguyên nhân xuất phát từ sự suy yếu của các cơ sàn chậu [phần nằm giữa hai chân, chạy từ xương mu phía trước đến đáy cột sống của cơ thể, có chức năng giữ tất cả cơ quan vùng chậu cố định bao gồm cả bàng quang]. Các cơ bắp sẽ suy yếu nếu con người thường xuyên nhịn tiểu.

Để duy trì hiệu quả chức năng các bộ phận ở vùng hạ thân, bạn nên cố gắng đi vệ sinh lúc cần hoặc tập những bài kegel, tăng khả năng hoạt động sàn chậu.

Sỏi thận là căn bệnh nhiều người gặp nếu thường xuyên nhịn tiểu. Sỏi hình thành từ những chất thải trong máu và chúng sẽ lớn dần theo thời gian. Số lượng sỏi gia tăng nếu bạn thường nhịn tiểu. Hầu hết sỏi nhỏ có thể tự thải ra ngoài mặc dù hơi đau đớn trong quá trình đi tiểu. Sỏi lớn cần phải phẫu thuật để loại bỏ. Triệu chứng của sỏi thận là đau dai dẳng ở vùng lưng dưới, buồn nôn, đau rát khi đi tiểu và có thể gặp tình trạng tiểu ra máu.

Nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải gắn ống thông để đi vệ sinh. Chính vì vậy, dù như thế nào đi chăng nữa, hãy cố gắng "giải quyết" sớm nhất có thể và gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện những bất thường khi đi vệ sinh.

Đăng Như [Theo Foxnews]

Video liên quan

Chủ Đề