Bao lâu mới lên được cơ trưởng

3 giờ sáng, ông Richard Emuel Jones lại cùng với vợ, cô Phạm Thị Thúy Quyên, khệ nệ mang chiếc drone [máy bay điều khiển từ xa] nặng hàng chục ký lên chiếc xe địa hình để di chuyển đến vườn điều ở tỉnh Bình Phước. Hôm nay, ông Richard có hợp đồng phun thuốc cho một hộ nông dân trồng điều ở đây. Do địa hình đồi núi nên xe chở chiếc drone phải hết sức cẩn thận, không thể chạy nhanh được nên ông và vợ phải thức dậy từ rất sớm.

Ông Richard leo lên giàn giáo đích thân điều khiển trực thăng phun thuốc

Ông Richard trông trẻ trung hơn rất nhiều so với tuổi 59 của mình. Những người mới tiếp xúc với ông không thể ngờ rằng đây lại là một cơ trưởng thâm niên của các hãng hàng không quốc tế. Sinh ra tại Honduras, một đảo quốc vùng Trung Mỹ, ông Richard Emuel Jones trở thành phi công từ rất sớm. Năm 19 tuổi, ông đã tham gia những chuyến bay đầu tiên. Năm 27 tuổi ông được cấp chứng nhận cơ trưởng và trong suốt hơn 20 năm sau đó ông là phi công chính của những hãng hàng không quốc tế. Nhớ lại quãng thời gian làm phi công của mình, ông Richard kể: Tôi từng bay cho các hãng hàng không như TACA Airlines, IndiGo Airlines, và gần nhất là AirAsia. Thời gian đó tôi chủ yếu bay tuyến Malaysia - Ấn Độ, khá gần với Việt Nam nên có nhiều cơ hội để đến thăm đất nước của các bạn. Tôi đã đi nhiều nơi ở Việt Nam và thấy rằng sản xuất nông nghiệp ở đây rất đa dạng, phong phú. Nhưng nông dân lại chưa áp dụng nhiều công nghệ vào sản xuất mà vẫn làm theo kiểu thủ công truyền thống. Từ đó trong tôi ấp ủ một ý định sẽ làm một điều gì đó thật đặc biệt cho đất nước này.

Năm 2018, ông Richard đến Việt Nam tham quan một hội chợ về mỹ phẩm. Ông tìm một người phiên dịch, chính là cô Phạm Thị Thúy Quyên, người vợ sau này của ông. Đó cũng là lúc ông Richard tâm sự về kế hoạch đầu tư của mình tại Việt Nam: Thành lập một đơn vị cung cấp hệ thống máy bay điều khiển từ xa, phun thuốc cho các vùng sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân tiết kiệm được chi phí và đặc biệt là hạn chế được những tác hại đến sức khỏe.

Vợ ông khuyên ông nên cân nhắc kỹ, bởi công việc phi công đang mang lại thu nhập ổn định hàng chục ngàn USD mỗi tháng, thời gian làm việc lại giãn cách và không dãi nắng dầm mưa cực khổ như đi làm nông. Thời điểm đó, ông Richard còn nhận được lời đề nghị của hãng hàng không Maldives, và tiếp theo là lời mời của hãng Bamboo Airways của Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định của ông thật bất ngờ: Bỏ tất cả công việc hấp dẫn để đi lái Drone ở Việt Nam. Lúc đó, tổng số giờ bay tích lũy của phi công Richard Emuel Jones là 21.000 giờ, trong đó, thời gian bay trong quá trình làm cơ trưởng là 14.000 giờ!

Thu bằng 1/10 phi công, vẫn chọn Drone

Năm 2019, ông Richard bắt đầu nhập những chiếc Drone đầu tiên về Việt Nam, chiếc mắc tiền nhất lên đến 500 triệu đồng. Ông bắt đầu cảm nhận được khó khăn khi tiếp cận với những thủ tục xin phép cơ quan quản lý để cất cánh những chiếc trực thăng phun thuốc. Không chỉ như vậy, việc thay đổi nhận thức, cách làm của nông dân mới là điều trở ngại nhất. Ông Richard chia sẻ: Sản xuất nông nghiệp không thể thiếu được khâu chăm sóc, phun thuốc. Việc sử dụng Drone mang lại cho nông dân nhiều lợi ích, phun thuốc nhanh hơn, tiết kiệm nước hơn, hệ thống điều khiển Drone được lập trình linh hoạt, quan sát chi tiết bằng camera và ứng dụng vệ tinh. Nhờ đó Drone có thể né tránh những chướng ngại vật, phun kỹ hơn ở những diện tích sâu bệnh nhiều, và quan trọng nhất là tiết kiệm được chi phí cho người dân đến 60%.

Vị cựu cơ trưởng hàng không quốc tế say sưa nói về Drone

Theo ông Richard, trên thế giới, các vùng sản xuất nông nghiệp đều áp dụng công nghệ Drone vào sản xuất, nhưng tại Việt Nam thì nông dân chưa hiểu được. Có lần, ông Richard cùng với vợ đang điều khiển máy bay phun thuốc ở một nhà vườn thì người vợ của chủ vườn quan sát hồi lâu rồi yêu cầu ngưng phun. Bà này cho rằng máy bay phun như vậy không ướt cây, không hiệu quả!

Địa hình vùng sản xuất ở Việt Nam cũng không bằng phẳng, chính vì vậy để điều khiển an toàn, ông Richard phải ráp những giàn giáo và trực tiếp leo lên rất cao để quan sát. Công việc nguy hiểm và vất vả, nhưng ông Richard vẫn hăng say đi khắp nơi để liên hệ với nông dân từ Tây nguyên đến biên giới Đông nam bộ. Nhiều lần vất vả quá, cô Thúy Quyên, vợ ông đã muốn bỏ cuộc. Nhưng ông Rechard nói với vợ : Đừng bắt anh phải lựa chọn.

Trao đổi với chúng tôi, Thúy Quyên - vợ ông Richard - tâm sự: Em cũng không hiểu được tại sao ông chồng em lại đam mê Drone như vậy. Ông ấy nói rằng nếu chỉ kiếm được thu nhập từ Drone bằng 1/10 thu nhập của nghề phi công thì ông ấy vẫn tiếp tục làm. Khi dịch bệnh xảy ra, em nghĩ rằng ông ấy sẽ bỏ cuộc, nhưng trong lúc đó thì ông lại tận dụng thời gian để học thêm chứng chỉ quốc tế về Drone. Ông ấy nói rằng sẽ đến lúc Drone trở nên phổ biến ở Việt Nam và các quy định quản lý sẽ ràng buộc chặt chẽ hơn, nên cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ!

Trực thăng điều khiển từ xa phun thuốc tại vườn điều Bình Phước
quang thuần

Tin liên quan

Ngày 24/3, thông tin từ Bệnh viện Quân y 175 [Bộ Quốc phòng] cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và kịp thời cấp cứu cho một bệnh nhân là phi công người Australia [61 tuổi] bị nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa tính mạng

Theo đó, tối 23/3, khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận nam bệnh nhân trong tình trạng đau ngực giờ thứ ba, vật vã, khó thở. Các bác sĩ đã thăm khám, đo điện tim, hội chẩn khẩn cấp nhận định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng rối loạn nhịp tim và sốc tim tiến triển, tiên lượng rất nặng và nguy cơ tử vong cao.

Ngay sau khi được xử trí chống sốc, đặt máy tạo nhịp tim hỗ trợ, bệnh nhân được chuyển thẳng vào phòng thông tim để tiến hành thủ thuật can thiệp mạch cấp cứu. Kết quả chụp mạch cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch vành bên phải đoạn gần, mạch máu tổn thương xoắn vặn, vôi hóa nặng.

Nhờ được can thiệp kịp thời, nam phi công đã vượt qua nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt

Sau gần 1 giờ thủ thuật, nhánh động mạch vành bị tắc đã được tái thông. Triệu chứng đau ngực của người bệnh giảm hẳn, tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim cũng dần hồi phục. Được biết, bệnh nhân có tiền sử bị tăng huyết áp, hút thuốc lá và thừa cân.

Trung tá, Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thanh Liêm, Phó chủ nhiệm phụ trách khoa Can thiệp Tim mạch cho biết: “Nhờ được chuyển vào bệnh viện kịp thời nên cơ hội can thiệp, cứu sống bệnh nhân cao hơn. Bệnh nhân đã được tái tưới máu trong "khung giờ vàng", tức trong khoảng 6 giờ kể từ lúc đau ngực. Qua đó cũng giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng tái hòa nhập với công việc của mình”.

    Phi công là một nghề hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ có sức khẻo tốt và lòng dũng cảm. Tại Việt Nam, theo học nghề phi công có một số trường thuộc các hãng bay đào tạo. Do tính đặc thù của nghề, học phí phi công hiện khá cao.

Tiêu chuẩn học phi công

Để tham gia chương trình học phi công, người dự tuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khoẻ, tiêu chuẩn về bệnh lý, lý lịch tư pháp… khá chi tiết.

Sau đây chỉ là những nét tổng quát:

  • Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Trình độ: Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên
  • Trình độ tiếng Anh: TOEIC 550 trở lên còn hiệu lực hoặc tương đương
  • Tuổi đời [tính theo năm sinh]: từ 18 đến 33 tuổi
  • Chiều cao: Đối với Nam từ 1m65 trở lên, đối với nữ từ 1m60 trở lên
  • Cân nặng: Đối với Nam từ 54kg trở lên, đối với nữ từ 48 kg trở lên
  • Ngoại hình cân đối, không khuyết tật; ưa nhìn
  • Giao tiếp tốt, mạnh dạn, tự tin, nói và viết tiếng Việt lưu loát; không nói ngọng, nói lắp
  • Đạt tiêu chuẩn sức khỏe đối với phi công dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam
  • Lý lịch bản thân, gia đình rõ ràng
  • Không có tiền án, tiền sự [theo xác nhận lý lịch tư pháp].

Phi công cần học môn gì

Để trở thành phi công, học viên cần tham gia khóa học phi công tại cơ sở huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn.

 Học viên phi công được đào tạo tại các khóa ngắn hạn. Khi được tuyển vào trường phi công, người học sẽ được Huấn luyện cơ bản, huấn luyện lý thuyết nâng cao, huấn luyện kỹ năng bay sử dụng thiết bị, huấn luyện kỹ năng bay nâng cao, sử dụng thiết bị.

Như tại Bay Việt, Chương trình đào tạo được chia làm 3 giai đoạn bao gồm huấn luyện lý thuyết ATP dài 24 tuần [trong nước], huấn luyện bay dài 44 – 52 tuần [ở Mỹ, Australia, New Zealand, châu Âu] và huấn luyện phối hợp tổ bay MCC dài 3 tuần [trong nước].

Phi công thi học trường nào

Trường Phi công Bay Việt [Viet Flight Training]

Được thành lập bởi Vietnam Airlines, hiện là đơn vị đào tạo và cung cấp phi công lớn nhất cho ngành Hàng không Việt Nam kể từ năm 2008.

Chi phí đào tạo một học viên phi công cơ bản tại trường Bay Việt khoảng 1,8 tỷ đồng trong khoảng thời gian 18-20 tháng

Trong đó, giai đoạn huấn luyện bay ở nước ngoài chiếm nhiều chi phí nhất khoảng 57.000 USD-65.000 USD [1,3-1,6 tỷ đồng]. Học phí của giai đoạn huấn luyện lý thuyết là 134 triệu đồng còn huấn luyện phối hợp tổ bay khoảng từ 99 triệu đồng.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là con số lý tưởng trong trường hợp quá trình học của học viên suôn sẻ, không phải đóng thêm học phí cho những phân môn phải học lại.

Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không thuộc Tập đoàn Vingroup

Tổng chi phí đào tạo học viên phi công của Vinpearl Air là 120.000 USD trong 26 tháng [gần 2,8 tỷ đồng]. Theo Vingroup, chương trình này phi lợi nhuận,  tất cả các học viên sẽ được ngân hàng cho vay tới 75% học phí, ân hạn trả gốc đến 26 tháng và trả dần khi bắt đầu đi làm.

Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup sẽ đứng ra bảo lãnh cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vay ngân hàng, được hỗ trợ 100% lãi vay; những trường hợp đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ kinh phí lên đến 50.000 USD/học viên, trong đó một phần sẽ được trích để trả lãi ngân hàng, một phần được trừ vào học phí phải đóng.

Công ty hàng không Tre Việt [Bamboo Airway]

Được cấp giấy chứng nhận đào tạo phi công. Bamboo Airways phối hợp với một số trường đào tạo phi công nước ngoài [ở Úc, Anh] để tuyển dụng và đào tạo phi công người Việt ở trường này. Dự kiến, chi phí đào tạo phi công tại các nước phát triển khoảng 50 – 100 nghìn USD tuỳ khoá học. Chi phí học ngành phi công thông qua Bamboo Airways sẽ giảm được khoảng 50% so với việc học toàn bộ tại nước ngoài về chi phí ăn ở, chi phí đào tạo.

Stanford Aviation international Company [SAIC]

Là trung tâm đào tạo liên kết với ROYHLE FLIGHT TRAINING [Philippines] được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép hoạt động. Học phí một khoá huấn luyện phi công cơ bản khoảng  72.000 USD [Khoảng 1,7 tỷ đồng] cho khoảng 14 tháng.

Câu hỏi thường gặp về phi công

Ngành phi công lấy bao nhiều điểm

Có sẹo có được làm phi công

Trên người phi công không được có sẹo hoặc sẹo quá to.

Như chúng ta đều biết càng lên cao không khí càng loãng, áp lực càng thấp, khiến cơ thể người nở ra. Điều tất yếu là các vết sẹo mới hay cũ đều nở ra, hở miệng và toét lớn. Độ lớn của vết sẹo tỉ lệ nghịch với khả năng chịu áp lực. Do đó, khả năng vết sẹo bị vỡ ra và chảy máu là rất cao. Không khí ở độ cao 2000 mét so với mặt nước biển nên không gây nguy hiểm cho người có vết sẹo.

Video liên quan

Chủ Đề