Ví dụ về bình đẳng trong giao tiếp

Bình đẳng trong giao tiếp là gì? Ví dụ về bình đẳng trong giao tiếp. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Mời các bạn tham khảo!

Đây là một ví dụ về bình đẳng trong giao tiếp:

Người A: "Anh muốn nói chuyện với cô ấy về vấn đề này."

Người B: "Tại sao không thử nói chuyện với tôi về vấn đề đó thay vì nói với cô ấy?"

Trong ví dụ trên, người B không phản đối người A, mà họ chỉ đề nghị một cách bình đẳng rằng họ cũng muốn nói chuyện về vấn đề đó. Bình đẳng trong giao tiếp là khi hai người đều có cơ hội để phát biểu ý kiến và thảo luận một cách bình đẳng, không ai được ưu tiên hơn người khác.

Muốn hoạt động giao tiếp có hiệu quả thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây: 

a] Đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các bên tham gia giao tiếp

Nguyên tắc này dựa trên một thực tế có tính qui luật về mặt tâm lý của con người. Bất kỳ ai, khi thực hiện các quan hệ giao tiếp đều mong muốn, tin tưởng hoặc hy vọng rằng thông qua việc giao tiếp có thể đạt được một lợi ích nào đó cho mình hoặc cho chủ thể mà mình đại diện. Lợi ích mà con người hướng tới có thể là vật chất [tiền bạc, tài sản...] cũng có thể là lợi ích tinh thần [trình bày ức chế, mong được chia sẻ và cảm thông, hoặc một đề nghị ghi nhận một sự đóng góp của bản thân cho tập thể, cho xã hội…]. Có thể nói, hầu như không một ai thực hiện giao tiếp lại không muốn, hoặc không hy vọng rằng sẽ đạt được mục đích đã đặt ra, ngay cả khi chính bản thân chúng ta biết rằng để đạt được lợi ích đó là hết sức khó khăn. Xuất phát từ tâm lý này, đối tác khi giao tiếp với chúng ta thường ít chuẩn bị tâm lý cho những yêu cầu, đề nghị của họ khi không được đáp ứng, những mong muốn của họ không được chia sẻ và cảm thông. Khi không đạt được những điều như đã dự định, đối tác thường có những phản ứng ở những mức độ khác nhau [có thể bực tức, buồn bã, chán nản, mất lòng tin, tỏ thái độ bất hợp tác thậm chí lăng nhục, chửi bới...]. Những phản ứng này dù ở mức độ nào đi chăng nữa thì đều không có lợi cho 2 phía. Chính vì vậy, một nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp là phải cố gắng đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của 2 bên tham gia giao tiếp. Nguyên tắc này đòi hỏi những người trực tiếp giao tiếp với đối tác phải chú ý những điểm cơ bản như sau: 

- Hiểu tâm lý của đối tác, dành thời gian để tìm hiểu mục đích của đối tượng giao tiếp, đồng thời trong hoạt động giao tiếp này, mình cần đạt được mục đích gì.

- Trong trường hợp lợi ích của đối tượng giao tiếp không được thỏa mãn, cần phải tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ chứ không thể có thái độ hiếu thắng hoặc thờ ơ.

Tóm lại: Hoạt động giao tiếp được thực hiện theo nguyên tắc là sự giao tiếp phải được thực hiện trong sự thông cảm, thống nhất với nhau chứ không phải dưới hình thức tranh đua, đối địch… Sự thành công của giao tiếp không phải là ở sự chiến thắng đối tượng mà là sự đem lại lợi ích càng nhiều càng tốt cho cả 2 bên.

b] Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếp

Trong hoạt động giao tiếp, người làm dịch vụ sẽ gặp phải nhiều đối tượng khác nhau [già - trẻ; nam - nữ; lãnh đạo - nhân viên;...]. Vấn đề đặt ra ở đây là phải bảo đảm sự bình đẳng trong giao tiếp. Thực tế, người làm dịch vụ trong hoạt động giao tiếp có khi gặp phải những tình huống rất khó xử. Để giải quyết tốt vấn đề này thì cách thức tốt nhất là thực hiện nguyên tắc “mọi đối tác đều quan trọng”, nghĩa là mọi đối tượng giao tiếp đều phải được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Dĩ nhiên, nguyên tắc này giúp cho chúng ta tránh được những sai lầm trong giao tiếp khi có quan niệm “người này không quan trọng”, không có ảnh hưởng gì đến bản thân mình, công ty mình thì thờ ơ, thậm chí coi thường.

Một điều chúng ta cần khẳng định là: con người là tổng hòa các mối quan hệ. Một cá nhân, một công ty, một tổ chức muốn tồn tại và phát triển cần phải thiết lập và duy trì nhiều mối quan hệ khác nhau. Nhân viên dịch vụ, thông qua hoạt động giao tiếp trực tiếp với đối tác, giúp Công ty mở rộng mối quan hệ và tăng cường mối quan hệ sẵn có, đồng thời phải thiết lập các mối quan hệ mới chứ không phải, không thể và không được làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa họ với đối tác, giữa Công ty với khách hàng. 

c] Nguyên tắc hướng tới giải pháp tối ưu

Người nhân viên dịch vụ khi giao tiếp với khách hàng, với đối tác cần đưa ra nhiều giải pháp để đối tượng giao tiếp có thể chọn lựa và quyết định.

Nguyên tắc này dựa trên cơ sở nguyên tắc 1. Trong thực tế, để có thể tạo ra một sự hài hòa về mặt lợi ích của các bên giao tiếp không phải là dễ dàng và đơn giản. Điều này, bạn dễ hiểu bởi mong muốn của các bên giao tiếp thì nhiều, nhưng đáp ứng và thỏa mãn những mong muốn đó lại có hạn. Vì vậy, việc một trong các bên hoặc nhiều bên khi tiến hành giao tiếp có thể không đạt lợi ích của mình như mong muốn là chuyện thường tình. Vấn đề ở chỗ là nhân viên dịch vụ phải xử lý công việc như thế nào để không chỉ thỏa mãn một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mọi đối tượng giao tiếp mà còn phải làm cho đối tượng giao tiếp hiểu và chấp nhận thực tế ngay cả khi mục đích của họ không đạt.

Để làm được điều đó, trong quá trình giao tiếp, nhân viên dịch vụ nên đưa ra một số giải pháp để đối tượng giao tiếp có thể chọn lựa và quyết định. Muốn đưa ra các giải pháp thì một bên tham gia vào quá trình giao tiếp cần xác định mục đích [lợi ích] cần đạt được, nhưng đồng thời cũng xác định mục đích đó có thể đạt được ở những mức độ nào [cao, trung bình hay thấp]. Việc xác định những mức độ có thể đạt được sẽ giúp cho các đối tượng tham gia giao tiếp chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng nhượng bộ trong điều kiện và giới hạn cho phép để có thể thương lượng với bên kia khi các điều kiện, tiêu chuẩn lý tưởng không đạt được. Nói cách khác, những người nào khi giao tiếp có ý thức rõ về lợi ích của họ và lợi ích của đối tác trong một cuộc giao tiếp cũng sẽ rất giỏi trong việc dự kiến những cách thức khác nhau để có lợi ích và họ sẽ suy nghĩ đến một sự lựa chọn các giải pháp tối ưu.

Khi giao tiếp các bên tuân thủ nguyên tắc này, sẽ dễ dàng tìm thấy những mục tiêu và lợi ích chung, trên cơ sở đó có thể cùng nhau tìm ra những giải pháp có thể làm hài lòng tất cả các bên.

d] Tôn trọng các giá trị văn hóa

Giá trị văn hóa là một phạm trù rộng lớn; ở góc độ nguyên tắc giao tiếp phải tôn trọng giá trị văn hóa. Vì vậy: ứng xử trong giao tiếp phải mang tính dân tộc và phản ánh truyền thống tốt đẹp, với người Việt Nam, nét văn hóa trong giao tiếp thể hiện: Tác phong, thái độ cởi mở, tế nhị và chu đáo; Một sự hiếu khách [tôn trọng]; Một sự lịch sự và nghiêm túc đối với mọi đối tượng giao tiếp. Bởi vì, giao tiếp là sự tương tác xã hội luôn luôn chứa đựng yếu tố con người và các yếu tố tình cảm. Cần thấy rằng, một thái độ niềm nở, vui vẻ, hòa nhã, tinh thần hiếu khách, phong cách lịch sự và nghiêm túc là những chuẩn mực giao tiếp quan trọng và cần thiết.

Tóm lại:Trên đây là những nguyên tắc trong giao tiếp quan trọng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp. Vấn đề cơ bản nhất là chúng ta phải biết vận dụng các nguyên tắc đó vào trong những trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và chính xác thì mới hy vọng đưa lại sự thành công. Điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, kiến thức và kỹ năng của chúng ta khi giao tiếp.

Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản Trẻ Dương Thành Truyền đã chia sẻ với các thành viên FLI Club [thuộc Học viện Lãnh đạo FPT] về cách giao tiếp hiệu quả trong thời đại ngày nay.

Buổi nói chuyện thu hút hơn 60 khán giả theo dõi tại một quán cà phê ở quận 3, TP HCM. Đa số khán giả tham gia chương trình này là CBNV FPT, sinh viên ĐH FPT và các đối tác của một số công ty thành viên. Ông Dương Thành Truyền gây sự hấp dẫn với người nghe bằng khiếu hài hước và lối diễn đạt rành mạch. Những kiến thức khô khan, quen thuộc về giao tiếp đã được ông lồng ghép những câu chuyện và ví dụ minh họa trực quan.

Ông Dương Thành Truyền không chỉ chuyên nghiệp trong diễn giải, tạo sự thu hút, mà còn gần gũi khi sẵn sàng nghiêng mình để lắng nghe rõ ý kiến từ khán giả.

Diễn giả đã mở đầu buổi nói chuyện bằng câu hỏi: “Giao tiếp dễ hay khó?”. Có người thì bảo dễ, có người lại bảo là khó. Với ông, giao tiếp vừa dễ và khó.

Giao tiếp khó khi phải biết xác định ta là ai và người giao tiếp với ta là ai? Không những thế, trước khi phải giao tiếp với các đối tượng khác, bản thân ta phải giao tiếp với chính mình. Tuy nhiên, khi có sự đánh giá quá thấp về bản thân thì sẽ dẫn đến sự tự ti dẫn đến kém hiệu quả giao tiếp. Và khi đánh giá quá cao về bản thân mình thì chúng ta sẽ tự tạo “tấm gương lồi” làm nảy sinh sự tự tin không cần thiết.

Nhưng giao tiếp cũng dễ. Bởi giao tiếp chúng ta không cần phải học mà trải nghiệm và dần tích lũy qua năm tháng. Do vậy, những người trẻ còn ít trải nghiệm cần phải giao tiếp, hay nói cách khác là họ nên học hỏi từ những người lớn hơn hay chính những người bạn của mình.

Đa số người tham gia đều cho rằng: Giao tiếp hiệu quả là khó!

Ông đã tiếp tục đặt câu hỏi để khơi ngợi người nghe vào chủ đề của FLI Club tháng này: “Theo bạn, đâu là thứ quý giá nhất ngoài thân mà chúng ta có được?”. Những câu hỏi mà ông đặt ra luôn tạo nên không khí tranh luận. Lần này, có nhiều khán giả cho rằng đó là sức khỏe, tính mạng, ngôn ngữ, gia đình… Nhưng theo nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ TP HCM thì mối quan hệ chính là tài sản ngoài thân quý giá nhất. Bởi khi có những mối quan hệ tốt sẽ giúp bản thân mỗi người thành công dễ dàng hơn và đứng lên từ những thất bại cũng dễ dàng hơn. Và để có được những mối quan hệ tốt đẹp này, chúng ta cần phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

“Giao tiếp hiệu quả cần tuân theo 5 nguyên tắc”, diễn giả khẳng định.
Những nguyên tắc này được ông diễn giải qua 10 bài học cụ thể.

Bài học đầu tiên bắt đầu từ những cái bên ngoài. Theo ông, ấn tượng đầu tiên với đối tác là điều quan trọng. Vì nếu mặc những trang phục không phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ gây phản cảm và bị từ chối giao tiếp. Dù vẻ bề ngoài là quan trọng nhưng bản thân mỗi người không nên dùng nó để suy xét người khác, đó là bài học thứ hai mà ông chia sẻ.
Giao tiếp hiệu quả là hướng đến sự bình đẳng nhưng không có bình đẳng tuyệt đối. Đó là nguyên tắc thứ hai của giao tiếp hiệu quả. Từ nguyên tắc này, mỗi người tham gia buổi gặp gỡ có được thêm hai bài học. Bài học thứ ba, vị thế tâm lý ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp. Do vậy, mỗi người trước khi giao tiếp hãy xác định rõ vị thế của bản thân là như thế nào, ở đâu? Các vị thế thường thế được ông chỉ ra là: Tuổi tác, giới tính, của cải, địa vị xã hội, năng lực, kinh nghiệm, nhu cầu và tình huống giao tiếp.

Ông lấy ngay ví dụ khi giao tiếp giữa người đàn ông và người phụ nữ. “Trong trường hợp này, người phụ nữ ở vị thế tâm lý cao hơn. Bởi từ bé người phụ nữ đã nuôi dạy, dưỡng dục chúng ta và đến tận ngày hôm nay phụ nữ vẫn tiếp tục quan tâm, lo lắng cho chúng ta”.

Do cái khó của giao tiếp hiệu quả và sự thu hút của diễn giả mà khán giả tập trung mọi ánh nhìn về sân khấu, chăm chú theo dõi.

Bài học 4, đối tượng giao tiếp cần hướng đến sự bình đẳng những vẫn giữ đúng vai. Khi ta ở vị thế cao thì những vị thế thấp luôn phải khiêm nhường, cẩn trọng. Vì thế người ở trên nên hướng đến việc tiến gần đến sự bình đẳng để tạo sự thoải mái cho người dưới. Tuy nhiên, khi đạt được ngưỡng bình đẳng thì người trên cũng phải “hòa nhi bất đồng”, có nghĩa là người trên hòa nhập nhưng không được lẫn và sánh bằng với người dưới. Vì nếu sánh ngang bằng, nhất là trong quan hệ sếp - nhân viên, sẽ rất dễ làm cho cấp dưới mất đi việc giữ lễ cần thiết.

Cách truyền thông là bài học thứ 5. Truyền thông là phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất. Để truyền thông tốt thì lời nói khi phát ra phải từ trái tim, chất chứa cảm xúc. Ngoài dùng lời nói, đối tượng giao tiếp có thể dùng thêm cử chỉ biểu thị phi ngôn từ để tránh sự đơn điệu và nhàm chán trong quá trình đạt đến sự hiệu quả trong giao tiếp. Những cách thức này phải thoả mãn nguyên tắc ABC. Trong đó, A [accuracy] là chính xác; B [brevity] là ngọn gọn, súc tích và C [clarity] là rõ ràng. Tuy vậy, giao tiếp không chỉ là nói, mà người tham giao tiếp còn phải biết lắng nghe. “Người biết lắng nghe là người giao tiếp hiệu quả nhất”, ông Dương Thành Truyền nhắc đến bài học 6. Hiện nay, hầu như chúng ta đều dùng tâm của mình để mà cảm nhận điều người khác nói. Nhưng theo ông, điều đó là không tốt. Và để nghe tốt thì nên hiểu theo ý của đối phương. Cũng trong bài học này, ông nhắn nhủ: Các bạn hãy lắng nghe theo vị trí mà đối tác đang đứng để đạt được sự cảm nhận tốt nhất.

Chuyển sang bài học thứ 7, diễn giả gợi cho người nghe về giao tiếp tại những nơi chưa từng đến. Điều đầu tiên, bản thân phải biết “học ăn, học nói, học gói, học mở” của văn hóa tại nơi đến để thích nghi và là tiền đề có cuộc giao tiếp hiệu quả. Còn không biết thì bản thân cũng đừng ngại mà hãy hỏi những người hiểu rõ về điều mà bạn quan tâm. Ông ví dụ về thủ tục mời, chào của văn hóa hai miền để cho người nghe hiểu rõ hơn. Khi đi Bắc, nếu gia chủ bảo là: “Mời xơi cơm” thì đấy không phải là lời mời cơm mà đó là chào trịnh trọng. Còn lúc vào Nam, nếu chủ nhà bảo: “Ạn cơm nào” thì đấy chính là lời mời cơm. Do vậy nếu ở phía Bắc, khi không biết mà dùng ngay là phạm lễ; còn ở phương Nam, khi không quan tâm đến văn hóa mà từ chối là không tôn trọng chủ nhà. Đó là bài học 8 mà ông muốn nhắn gửi: “Nhập gia tùy tục”.

Ngoài chăm chú lắng nghe, có nhiều khán giả còn ghi chép cẩn thận lại điều mà ông Truyền chia sẻ "để tiện vận dụng khi cần thiết".

Ở bài học thứ 9 và 10 là không nên chỉ khăng khăng nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác. Nguyên phó TBT báo Tuổi Trẻ TP HCM mở rộng vấn đề sang cách bán hàng, theo ông, người bán hàng xuất sắc là biết cách tạo dựng mối quan hệ sau bán hàng chứ không phải cố bán được hàng.

“Khi mới bắt đầu một quá trình giao tiếp, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động bắt chuyện, làm quen bằng cách hỏi tên, địa chỉ, gia đình, công việc, sở thích, ý tưởng”, Ông Truyền đáp lại câu hỏi của anh nhân viên FPT Telecom chi nhánh Tân Bình.

Anh Trần Văn Lợi, nhân viên công ty FPT Telecom chia sẻ về buổi trò chuyện: “Anh Truyền nói chuyện rất thu hút, nội dung truyền đạt súc tích và dễ hiểu. Tôi học được rất nhiều từ anh ấy”.

“Tôi học được cách phải làm như thế nào để người đối diện cuốn theo những lời nói của mình. Tôi sẽ áp dụng vào những bài dạy của mình tại trường đại học”, anh Nguyễn Anh Tuấn, giảng viên tiếng Anh của ĐH FPT cơ sở TP HCM nói.

Diễn giả cùng một khán giảchụp ảnh lưu niệm.

Còn chị Phạm Thị Kim Cúc, công ty DW Network, đối tác của công ty hệ thống thông tin FPT miền Nam [FPT IS South, thuộc FPT IS] thì hào hứng cho biết: “Dù kiến thức này khá là cũ và được nhiều người biết nhưng qua cách mà diễn giả truyền đạt tôi thấy sự mới mẻ. Qua buổi này, tôi cũng sẽ cố gắng thay đổi để bản thân tốt hơn từng ngày”.

Chương trình giao lưu, đối thoại của FLI Club sẽ được tiếp tục trong tháng 3 tới.

 

Chủ Đề