Giải thích Vì sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú

1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.

- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.

- Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than [Quảng Ninh], còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu[ vùng biển phía nam].

- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.

- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

- Nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau.

Nhưng tất cả khoáng sản có thể được gộp làm 3 nhóm chính sau đây:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng gồm:

+ Than đá: ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn [Quảng Nam] trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.

+ Than nâu: ta có mỏ than nâu khá lớn trữ lượng hàng trăm triệu tấn là Na Dương [Lạng Sơn]. Mới phát hiện dưới lòng đất ĐBSH có trữ lượng than nâu hàng trăm triệu tấn [980 triệu tấn] nhưng than nâu nằm sâu dưới lòng đất từ 300→1000m.

+ Than mỡ: ta chỉ có một mỏ than mỡ duy nhất ở làng Cẩm, Phấn Mễ [Thái Nguyên].

+ Than bùn: có ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở rừng U Minh [Cà Mau].

+ Dầu mỏ và khí đốt: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:

  • Bể trầm tích phía Đông ĐBSH đã phát hiện có nhiều mỏ khí đốt nằm dọc ven biển Thái Bình trong đó nổi tiếng là mỏ khí đốt Tiền Hải.
  • Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng đã phát hiện có trữ lượng dầu mỏ khí đốt khá lớn nhưng chưa khai thác. Nhưng hiện nay ta đang xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 để đón trước sự khai thác dầu khí ở vùng này.
  • Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo đã phát hiện nhiều dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng, Mỏ Rồng…và đặc biệt mới tìm thấy 2 mỏ khí đốt lớn là Lan Tây, Lan Đỏ.
  • Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long có trữ lượng dầu khí lớn nhưng rất khó khai thác vì các mỏ này nằm ở vùng nước sâu.
  • Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai đã tìm thấy nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng khá lớn như Rạng Đông, Chiến Thắng, Hữu Nghị…nhưng chưa khai thác.

+ Năng lượng thuỷ điện [than trắng]: Tổng công suất thuỷ điện của nước ta từ 20 triệu→30 triệu kW tương đương 260 - 270 tỉ kWh trong đó nguyên hệ thống sông Hồng chiếm 11 triệu kW=>37% tổng trữ năng thuỷ điện cả nước và sông Đồng Nai chiếm 19%. Nhờ vậy trên sông ngòi nước ta đã xây dựng nhiều thuỷ điện công suất lớn như: thuỷ điện Hoà Bình, Trị An…

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm:

+ Quặng sắt: ta có mỏ Trại Cau, Linh Nham [Thái Nguyên], Tòng Bá [Hà Giang], Bảo Hà [Lào Cai], Yên BáI [ven sông Hồng] và đặc biệt có mỏ sắt lớn nhất cả nước là Thạch Khê [Hà Tĩnh].

+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh [Cao Bằng].

+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định [Thanh Hoá].

+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng→Bình Thuận.

+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ lượng bôxit khá lớn.

+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc [Cao Bằng], Sơn Dương [Tuyên Quang], Quỳ Hợp [Nghệ An].+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.

+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.

+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu [Quảng Nam] còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.

- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:

+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường [Lào Cai]

+ Cát thuỷ tinh: ta có nhiều ở Vân Hải [Hải Phòng], ven biển Quảng Bình, Nam Ô [Quảng Nam] và đặc biệt có trữ lượng cát rất lớn ở ven biển Ninh Thuận và Bình thuận.

+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với núi đá vôi Kè Bảng [Quảng Bình]. ở miền Nam rất hiếm đá vôi và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.

+ Đá quý [Rubi, Saphia] có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp [Nghệ An].

+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát vàng, đa ốp lát..

Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.

Answers [ ]

  1. Trả lời

    1.C/m

    Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản

    -Hiện nay đã khảo sát , thăm dò được khảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau , trong đó có nhiều loại đã và đg được khai thác

    -Phần lớn các khoáng sản của nước ta có trử lượng vừa và nhỏ. Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than , dầu khí , apatit ,…

    2. Giair thích

    -VN có lịch sử địa chất , kiến tạo rất lâu dài , phức tạp

    -VN trải qua rất nhiều chu kì kiến tạo lớn

    -VN nằm ở vị trí tiếp giáp của hai vành đai sinh khoáng lớn của thế giới Địa trung hải và Thái Bình Dương

    -Sự phát hiện , thăm dò , tìm kiếm khoáng sản của ngành địa chất nước ta ngày càng có hiệu quả

    Học tốt

    @Thanhnhann

  2. – Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

    – Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit [quặng nhôm].

    Vì địa hình nước ta phong phú và đa dạng và ở đất nước ta có những đồi núi và những hang đẹp và nhiều tài nguyên

    @xin ctlhn

Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.

Lý thuyết đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam Địa lí 8

1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng.

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan [Thái Nguyên], than [Quảng Ninh].

+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm [Thanh Hoá], thiếc, đá quý [Nghệ An], sắt [HàTĩnh].

2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta

a] Giai đoạn Tiền Cambri

Các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý,... phân bố tại các nền cổ, đã bị biến chất mạnh.

b] Giai đoạn Cổ kiến tạo

Sản sinh rất nhiều loại khoáng sản và phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta.

c] Giai đoạn Tân kiến tạo

Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung ở các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long..., các mỏ bôxit [quặng nhôm] ở Tây Nguyên.

3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

a. Thực trạng

- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.

- Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.

- Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường.

b. Biện pháp bảo vệ

- Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

- Cần thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Nhà nước.

  • Em hãy tìm trên hình 26.1 [SGK trang 97] một số mỏ khoáng sản lớn nêu trên.

    Giải bài tập Câu 1 - Mục 1 - Tiết 26 -Trang 96 - SGK Địa lí 8

  • Em hãy tìm trên hình 26.1 [SGK trang 97] các mỏ chính ở nước ta được nêu trong bảng 26.1 [SGK trang 99].

    Giải bài tập Câu 1 - Mục 2 - Tiết 26 -Trang 97 - SGK Địa lí 8

  • Bài 1 trang 98 SGK Địa lí 8

    Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.

  • Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 8

    Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 8

  • Giải bài thực hành 2 trang 63 SGK Địa lí 8

    Dựa vào hình 18.1, 18,2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia Theo các nội dung sau: - Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước. - Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa. - Sông, hồ lớn. - Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp.

  • Giải bài thực hành 1 trang 62 SGK Địa lí 8

    Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào hoặc Cam-pu-chia: Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào? Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.

  • Bài 2 trang 57 - SGK Địa lí 8

    Dựa vào bảng 16.3 [SGK trang 57], hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á

  • Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?

    Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta...

Video liên quan

Chủ Đề