Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là gì năm 2024

  1. Trang chủ
  2. Tin tức - Sự kiện
  3. Cách ứng phó để giảm thiểu biến đổi khí hậu

Quản trị 26/05/2017 Lượt xem: 6699

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

  • Biến đổi khí hậu được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do hoạt động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trên trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Tóm lại, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển ở hiện tại và tương lai.

Hậu quả của biến đổi khí hậu

  • Biến đổi khí hậu làm kéo theo biết bao nhiêu là thiệt hại về lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống y tế và sức khỏe cộng đồng. Người dân phải chịu cảnh giá cả nhảy vọt; chính phủ và doanh nghiệp đối mặt với việc giảm sút lợi nhuận từ các ngành công nghiệp và du lịch;…và nặng hơn là gây tổn thương nặng nền về mặt thể chất lẫn tinh thần đối với con người và động thực vật. Tiếp theo, hãy cùng với trang web dự báo thời tiết Việt Nam tìm hiểu về những cách để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu nhé

Cách ứng phó để giảm thiểu biến đổi khí hậu

  1. Nên hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ… là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Thay vào đó, con người hãy cố gắng tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều,…
  2. Truyền thông thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho mọi người dân nhất là những khu vực dễ bị tổn thương.
  3. Biết sử dụng tiết kiệm năng lượng như điện, xăng dầu, than củi,… cùng các tài nguyên khác [nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…] trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Mỗi hộ gia đình chỉ cần thay một bóng đèn sợi đốt hoặc neon bằng đèn compact thì trung bình tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ tiết kiệm được 90MW vào giờ cao điểm.
  4. Thay đổi thành các mô hình sản xuất và sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên. Sử dụng các giống cây trồng có khả năng chịu mặn cao, xây dựng các mô hình nhà và các giống ngắn ngày để tránh lũ, tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp trước các thảm họa về biến đổi khí hậu…
  5. Kế hoạch hóa gia đình: mỗi cặp vợ chồng nên thực hiện kế hoạch hóa để giảm nhu cầu tiêu dùng [thực phẩm, quần áo,…] góp phần giảm thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm đến môi trường.
  6. Nâng cấp, cải tiến hạ tầng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các loại nhà thân thiện với môi trường… sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu và giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, đường xá cũng cần được đầu tư thỏa đáng để giảm nhiên liệu tiêu thụ cho xe cộ.
  7. Chính phủ , doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch phải triển khai và áp dụng mô hình công nghệ sản xuất sạch hơn vào trong cả vòng đời của quy trình sản xuất từ lúc lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ và sử dụng sản phẩm.
  8. Làm việc gần nhà để giảm tải việc sử dụng xe máy, ô tô… và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hay đi xe đạp vừa tốt cho sức khỏe lại vừa xanh sạch đẹp cho môi trường.
  9. Nghiên cứu môi trường và các tác động nguy hiểm để có phương pháp ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu vào thực tế.
  10. Tố cáo ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng cây và phủ xanh đồi trọc là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, nạn phá rừng là nguyên nhân chính gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị tác động mạnh mẽ bởi BÐKH, đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng. Trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở nước ta đã tăng khoảng 0,5oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho thiên tai ngày càng khốc liệt, gây nhiều tổn thất về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, tác động xấu đến môi trường sống. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, kéo theo khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.

Nhận thức rõ tác động nghiêm trọng của BÐKH đến sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ đã có những nỗ lực quan trọng ứng phó. Theo đó, từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho ứng phó với BÐKH; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BÐKH và Chiến lược quốc gia về BÐKH; xây dựng các kịch bản BÐKH; triển khai Chương trình khoa học và công nghệ về BÐKH; các bộ, ngành và địa phương triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BÐKH; công tác đàm phán, kêu gọi tài trợ quốc tế được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả khả quan.

Vừa chống, chịu, vừa thích ứng

Tuy nhiên, các hoạt động ứng phó với BÐKH chú trọng nhiều đến các tác động tiêu cực mà chưa quan tâm đúng mức đến việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó với BÐKH song song với phát triển nhằm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong ứng phó với BÐKH của Việt Nam là việc thích ứng cần phải được coi là vấn đề trọng tâm. Thích ứng với BÐKH cần được lồng ghép vào quy hoạch phát triển KT-XH ở các quy mô. Thích ứng sẽ là một quá trình liên tục trong nhiều thập kỷ với những nhu cầu riêng biệt, nhưng liên quan với nhau ở các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đặc biệt là rất cấp thiết ở cấp địa phương. Ðầu tư cho các biện pháp thích ứng, cụ thể là cho cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ giảm được chi phí rất lớn trong tương lai. Cần đánh giá các kế hoạch mở rộng thành phố, khu công nghiệp mới, dịch vụ môi trường và cơ sở hạ tầng. Ðầu tư để tăng cường khả năng chống chịu với BÐKH thông qua việc tạo công ăn việc làm, bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân. Thích ứng trong nông nghiệp cần được quan tâm, thông qua phát triển các loại cây trồng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt, phát triển các cơ chế bảo hiểm và các ứng dụng nghiên cứu và triển khai nông nghiệp. Tăng cường quản lý rủi ro thiên tai cũng là một ưu tiên...

Rào cản, thách thức và cơ hội

Sau Hội nghị BÐKH toàn cầu lần thứ 17 tại Nam Phi năm 2011, trên thế giới đang hình thành các chính sách về giảm phát thải khí nhà kính [KNK] có thể tạo ra các rào cản mới trong thương mại. Một số chính sách về vấn đề này như: EU và Hoa Kỳ dự kiến đưa loại rào cản "điều chỉnh biên giới các-bon" nhằm tạo ra sự cân bằng về sân chơi cho các nhà sản xuất trong nước đối với hàng hóa nhập từ các nước đang phát triển thiếu những quy định nghiêm ngặt về phát thải KNK. Ô-xtrây-li-a công bố kế hoạch đánh thuế 23 đô-la Ô-xtrây-li-a cho mỗi tấn khí thải các-bon. Pháp dự kiến đánh thuế 17 ơ-rô vào mỗi tấn khí thải các-bon. EU áp dụng thuế các-bon trong lĩnh vực hàng không, quy định các chuyến bay đến khu vực này phải "mua lại" 15% lượng khí thải của mình. EU dự kiến sử dụng "thuế quan xanh" đối với hàng hóa được một số tổ chức phi chính phủ chứng nhận là "bền vững";...

Những rào cản đã, đang và sẽ hình thành trên quy mô khu vực, toàn cầu sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, vốn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và lợi thế lao động rẻ. Trong tương lai gần, mô hình sản xuất tiêu thụ nhiều năng lượng, làm tăng lượng phát thải KNK của nước ta sẽ không phù hợp với xu thế chung, đòi hỏi mỗi quốc gia, kể cả các nước phát triển và đang phát triển phải có những hành động giảm phát thải KNK. Từ góc nhìn đó, giảm nhẹ BÐKH nên được coi là cơ hội kinh tế, xã hội và môi trường. Giảm phát thải trên một đơn vị GDP nên là hướng tiếp cận, theo mô hình tăng trưởng xanh - các-bon thấp, đặt mục tiêu giảm nhẹ phát thải để bảo đảm an ninh năng lượng. Chiến lược phát triển các-bon thấp cần có những ưu tiên rõ ràng và có hệ thống giám sát và báo cáo. Các hành động giảm nhẹ phù hợp của quốc gia [NAMA] có thể sẽ đóng vai trò quan trọng để nhận sự hỗ trợ tài chính và công nghệ quốc tế.

Chiến lược đầu tư cho thích ứng và giảm nhẹ BÐKH là cần thiết, khuyến khích các cơ chế sáng tạo, gồm cả tài chính, để cạnh tranh và bảo đảm đầu tư quy mô lớn, kết hợp các nguồn tài chính khác nhau. Thích ứng có thể sẽ chủ yếu do đầu tư công, được sắp xếp ưu tiên theo thời gian, địa lý và theo từng ngành, và cần có kế hoạch vận động hỗ trợ quốc tế. Giảm nhẹ BÐKH chủ yếu có thể sẽ do đầu tư từ các doanh nghiệp. Cần có các chính sách tài chính và các quy định để vừa ứng phó với BÐKH vừa tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Có nhiều cơ hội thu hút tài chính quốc tế có thể tận dụng, gồm: đầu tư trực tiếp; thị trường các-bon; và các cơ chế song phương và đa phương, bao gồm Quỹ Khí hậu xanh, Quỹ Môi trường toàn cầu, Quỹ Thích ứng BÐKH, và Quỹ Ðầu tư khí hậu.

An ninh năng lượng và giá năng lượng sẽ là các yếu tố chi phối kinh tế toàn cầu. Các công ty dầu mỏ lớn đã chuẩn bị đầu tư cho các nguồn năng lượng mới, nhiều nước đã đặt mục tiêu năng lượng tái tạo để thay thế phần lớn hoặc hầu hết điện năng vào năm 2050. Có nhiều cơ hội cho các ngành kinh doanh ít các-bon, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà một trong những nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn trên thế giới sẽ được xây dựng. Ðầu tư như vậy sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn và tăng năng lực cạnh tranh cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô lâu dài. Ngành công nghiệp ít các-bon đòi hỏi phải đo được phát thải, sử dụng năng lượng ở cấp cơ sở; thực hiện các mục tiêu giảm năng lượng và kiểm toán năng lượng cho các cơ sở chính; xây dựng được các thủ tục báo cáo sử dụng năng lượng và khí thải ở cấp cơ sở.

* Ứng phó với BÐKH đòi hỏi có sự thay đổi trong tư tưởng, chiến lược và quan điểm về BÐKH nhằm xây dựng một nền tảng phù hợp với sự thay đổi trong hệ thống KT-XH, môi trường, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên. Do đó, công tác nghiên cứu, dự báo vô cùng quan trọng, không chỉ cung cấp thông tin và giải pháp cho phòng, tránh thiên tai kịp thời mà còn bảo đảm các căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách lâu dài trong nước cũng như quan hệ quốc tế để thích ứng với BÐKH, đồng thời giảm nhẹ phát thải KNK, góp sức cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu khác nhau như thế nào?

Các khái niệm về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho thấy giảm nhẹ BĐKH sẽ giảm tất cả các tác động [tích cực và tiêu cực] của BĐKH và do đó giảm các cơ hội thích ứng; trong khi đó thích ứng BĐKH có thể phát huy các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực của BĐKH.

Muốn giảm nhẹ biến đổi khí hậu chúng ta cần phải làm gì lấy ví dụ chứng minh?

10 Hành động thay đổi lối sống giúp giảm thiểu vấn đề biến đổi khí hậu.

Tiết kiệm năng lượng. ... .

Sử dụng phương tiện ít ô nhiễm. ... .

Hạn chế thực phẩm từ thịt. ... .

Giảm thiểu rác thải. ... .

Mua sắm thông minh. ... .

Trồng nhiều cây xanh. ... .

Sử dụng năng lượng tái tạo. ... .

Tham gia vào các hoạt động vận động..

Khái niệm về biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

Thiên tai do biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.

Chủ Đề