Giảng viên cần làm gì để phát triển kỹ năng tự học tự nghiên cứu

Walter Scott từng nói rằng “Tất cả những người đáng giá đều có phần tự lập trong học vấn của mình”. Từ đó đề cao tinh thần tự giác học hỏi trong mỗi người chúng ta. Kỹ năng tự học rất quan trọng, đặc biệt hơn khi chúng ta bước chân vào giảng đường. Bởi quãng đời sinh viên được coi là bước chuẩn bị cuối cùng trước khi chúng ta chính thức bước chân vào cuộc chiến ngoài xã hội.

Video dưới đây nói về kỹ năng tự học của sinh viên. Video sẽ đưa ra những tình huống cụ thể, phân tích những ưu điểm mà việc tự học mang lại. Đồng thời là lời khuyên bổ ích của chuyên gia giúp bạn rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả hơn.

Nếu bạn đang là sinh viên, và bạn không biết cách để tự học một cách hiệu quả, những chia sẻ dưới đây được viết ra dành cho bạn.

6 bí quyết rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả

1. Có mục tiêu rõ ràng

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có mục tiêu rõ ràng. Với việc học cũng vậy, bạn cần biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

2. Chủ động lập kế hoạch học tập

Không chỉ trong học tập, mà trong bất kì công việc nào chúng ta cũng cần phải có kế hoạch cụ thể mới hoàn thành tốt được. Kế hoạch giúp bạn tận dụng thời gian, biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Nếu bạn chỉ học mà có kế hoạch cũng giống như đi du lịch mà không có bản đồ vậy. Bạn chỉ tốn thời gian đi lang thang trong khi không đến được điểm cần phải đến.

Kế hoạch học tập mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu học tập của mỗi người. Lập kế hoạch nghĩa là bạn vạch ra tất cả những điều cần phải làm để đạt được mục tiêu. Chúng ta cùng lấy một ví dụ đơn giản. Nếu mục tiêu của bạn là lấy bằng tiếng anh, thì trong kế hoạch có thể bao gồm những mục  như sau: học từ vựng, học công thức, học ngữ pháp,… Ở mỗi mục sẽ bao gồm cách thức để thực hiện.

Đối với mỗi mục khác cũng tương tự như vậy. Khi có những công việc cụ thể, bạn chỉ cần thực hiện theo. Nó tựa như ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho bạn vậy. Tuy nhiên, để thực hiện theo đúng kế hoạch, bạn phải rèn luyện cho mình một tinh thần quyết tâm cao. Đồng thời bạn cũng cần xem xét đánh giá kế hoạch của mình có hiệu quả hay không sau một thời gian thực hiện. Chúng ta cần biết linh hoạt điều chỉnh nếu có bất kì vấn đề gì xảy ra.

3. Lựa chọn thời gian và địa điểm tự học

Thời gian và địa điểm tự học cũng quan trọng không kém so với việc bạn lập kế hoạch học tập. Bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn nếu lựa chọn được thời gian và địa điểm phù hợp.

Về thời gian, khoa học đã chứng minh rằng con người ta sẽ nhớ lâu hơn nếu học vào sáng hoặc vào buổi tối, nhưng buổi tối thì hiệu quả không cao bằng. Nếu có thể bạn nên học vào buổi sáng. Tuy nhiên, vì là sinh viên nên chắc hẳn ai cũng phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống nên thời gian rảnh rỗi không giống nhau. Vì vậy bạn phải tranh thủ thời gian để học. Nếu bạn phải đi làm hoặc đến trường vào buổi sáng, bạn có thể thức dậy sớm hơn khoảng một tiếng để tự học.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn địa điểm học tập. Cho dù có thể học ở bất kì nơi nào, nhưng có những nơi được công nhận là thuận lợi hơn cho việc học. Đó là thư viện, phòng đọc sách, hoặc ở phòng riêng là tốt nhất – vì ở đây bạn sẽ không lo bị người khác làm phiền trong suốt quá trình học. Đôi khi chỉ vì một âm thanh bất ngờ cũng khiến bạn dễ dàng quên mất kiến thức vừa tiếp nhận. Nơi học tập tốt nhất là một nơi không có gì phân tán sự chú ý của bạn.

4. Luôn chuẩn bị chu đáo cho giờ lý thuyết

Tự học không phải là một công việc độc lập, mà nó song song với việc học ở trường. Như đã nói, thì việc học ở trường – những gì mà thầy cô giảng dạy cho phép bạn biết bạn cần học những gì khi ở nhà. Bởi kiến thức là vô biên, bạn không thể học hết tất cả, bạn chỉ nên tiếp nhận những kiến thức có ích giúp bạn thực hiện ước mơ của mình. Mục đích của tự học phần nào cũng chính là giúp việc học ở trường đạt kết quả cao hơn. Do vậy, một trong những công việc mà bạn cần làm là chuẩn bị chu đáo cho giờ lý thuyết ở tiết học sắp diễn ra.

Chuẩn bị như thế nào? Bạn có thể đọc trước giáo trình để biết hôm nay học gì, nắm bắt trước những kiến thức cơ bản và dễ hiểu. Nếu trong đó có những thuật ngữ khó hiểu, bạn có thể lên mạng tìm hiểu. Trong lúc giảng dạy đôi khi giảng viên hay sử dụng thuật ngữ chuyên ngành gây khó hiểu. Nắm bắt trước được những thuật ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu hơn. Bên cạnh đó, đọc trước giáo trình sẽ giúp bạn tìm thấy những vấn đề gây khó hiểu, và tìm ra những câu hỏi để hỏi giảng viên vào hôm sau. Lý do mà sinh viên Việt Nam thường quá thụ động trong mỗi tiết học là họ không có gì để hỏi, không phải họ đã biết hết, mà bởi vì họ không biết gì, nên cũng chẳng hay phải đặt câu hỏi ra sao. Đối với sinh viên chưa nắm bắt được kiến thức cơ bản, thì việc biết thêm kiến thức nâng cao chỉ làm họ rối hơn mà thôi.

Nói một cách khác, không có sự chuẩn bị trước, chẳng khác nào bạn ra chiến trường mà không mặc áo giáp, như thế bạn sẽ nhanh chóng thua trận mà thôi.

5. Tự đặt ra những câu hỏi và nghiên cứu

Đã bao giờ bạn ngồi vào bàn học, nhưng rồi lại không biết phải học gì? Tôi chắc chắn là rất nhiều bạn đã gặp phải vấn đề ấy. Nếu chỉ học thuộc những gì có trong giáo trình hay những gì giảng viên cho ghi, thì việc tự học cũng chẳng phần nào có ý nghĩa gì, kết quả kiểm tra của bạn cũng sẽ không cao hơn.

Để kiến thức về một vấn đề nào đó được nâng cao hơn, việc tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi “Vì sao” để nghiên cứu là rất cần thiết và hiệu quả. Sự thật là ngay từ nhỏ chúng ta đã tiếp thu được rất nhiều câu hỏi “Vì sao” của chúng ta dành cho người lớn. Sau khi đặt ra câu hỏi, chúng ta có thể tìm câu trả lời bằng nhiều cách khác nhau: đọc sách, trên mạng, hoặc những người bạn có thể hỏi – như giảng viên chẳng hạn. Không chỉ trong tiết học, mà bạn có thể gặp gỡ hay trao đổi với giảng viên qua email, facebook. Tôi tin rằng không giảng viên nào từ chối một sinh viên hiếu học. Nhờ vào việc tự đặt câu hỏi và nghiên cứu, bạn sẽ thấy việc tự học thú vị hơn rất nhiều.

6. Sẵn sàng sửa đổi để hoàn thiện kế hoạch học tập

Như đã nói, việc lập kế hoạch học tập ở trên sẽ chẳng có ý nghĩa nếu bạn không có quyết tâm cao, không làm hết mình vì nó. Nếu như bạn đặt ra mục tiêu, mục tiêu sẽ vẫn chỉ nằm ở trên giấy nếu bạn không thực hiện. Bạn muốn được điểm cao, thì chắc hẳn bạn phải học nhiều hơn những người khác, phải dành nhiều thời gian hơn cho mục tiêu của mình.

Để có thời gian, bắt buộc bạn phải lấy thời gian ở những công việc khác, đem nó dành cho việc học. Bạn thích chơi game, thích xem phim, thích la cà với bạn bè. Nếu cứ duy trì như vậy thì kế hoạch học tập của bạn sẽ khó lòng có thể thực hiện được. Để bắt tay vào tự học, bạn phải sẵn sàng sửa đổi những thói quen đó.

Một thói quen khác mà sinh viên cũng cần sửa đổi để việc học trở nên hiệu quả hơn, chính là sự mất tập trung trong quá trình học của mình, mà một trong những nguyên nhân gây ra chính là mạng xã hội. Bạn có thể nghe nhạc khi học bài, nhưng phải tuyệt đối tránh xa mạng xã hội vì chúng có khả năng khiến bạn xao nhãng cao. Nếu không việc tự học của bạn cũng chỉ làm mất thời gian chứ không mang lại lợi ích gì.

Tổng kết

Kỹ năng tự học là vô cùng quan trọng đối với sinh viên, là chìa khóa thành công ở giảng đường mà bất kì sinh viên nào cũng cần. Vì vậy nếu chưa có, bạn cần phải rèn luyện để biến tự học thành thói quen của mình. Như Les Brow từng chia sẻ: “Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác”.

Bài 2: KỸ NĂNG TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU1.Khái niệm và vai trò của tự học, tự nghiên cứu1.1. Khái niệm tự học, tự nghiên cứu- Khái niệm tự họcTrong tập bài giảng chuyên đề “Dạy tự học cho SV trong các nhà trườngTrung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học”, GS – TSKH Thái Duy Tuyênviết: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mìnhđộng não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ [quan sát, so sánh,phân tích, tổnghợp…]cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vựchiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nóthành sở hữu của chính bản thân người học”.Thực chất tự học là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức khôngtrực tiếp có giáo viên. Đó là "lao động khoa học", vất vả hơn nhiều so với quá trìnhhọc có thầy bởi vì người học phải tạo cho mình cách học và sử dụng hợp lý cácđiều kiện, hình thức, phương tiện học tập để đạt được kết quả mong muốn.- Khái niệm tự nghiên cứuVề khái niệm tự nghiên cứu, tác giả Diệp Thị Thanh – Trường Đại học Ngoại ngữ [Đại học Đà Nẵng] cho rằng: Đây là quá trình “người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới [chỉ mới đối với người học] và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân”.Trong quá trình học tập của sinh viên bao giờ cũng có tự học. Trong tự học, sinh viên thường có nhiều khúc mắc nhưng đó lại là động lực thúc đẩy sinh viên tư duy để tìm tòi, nghiên cứu khoa học. Việc nghiên cứu khoa học dĩ nhiên tác động trở lại việc học và có phát triển tự học lên đến nghiên cứu khoa học thì mới có thựctiễn để hiểu sâu mối quan hệ giữa tư duy độc lập và tư duy sáng tạo. Như vậy, tự học và tự nghiên cứu chính là hai quá trình có sự tác động, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình tự học nảy sinh những vấn đề tự nghiên cứu. Ngược lại, kết quả của quá trình nghiên cứu đó sẽ giúp cho việc xác định hiệu quả của quá trình tự học của sinh viên.1.2. Vai trò của tự học, tự nghiên cứuTự học, tự nghiên cứu có ý nghĩa, vai trò to lớn đối với bản thân sinh viên vàđối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà trường.Tự học, tự nghiên cứu là phương pháp, cách thức cơ bản để lĩnh hội kiếnthức. Phương hướng chủ yếu của trường cao đẳng, đại học trong giai đoạn này lànhanh chóng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo mà thực chất là làmcho sinh viên tự hoàn thiện và làm phong phú thêm vốn tri thức bằng sự nỗ lực tựhọc, tự nghiên cứu. Sinh viên cao đẳng, đại học, học phương pháp là chủ yếu. Thầycô giáo đóng vai trò là những người hướng dẫn học tập. Các giờ lên lớp, thầy, côchỉ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và chỉ dẫn tài liệu cho sinh viên. Việchọc tập của sinh viên là phải tự học, tự nghiên cứu. Tự học, tự nghiên cứu giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời.Mỗi sinh viên ra trường đều muốn có một công việc ổn định và hoàn thànhtốt công việc của mình nhưng chuẩn bị tốt cho việc đó là làm tốt phần việc củangày hôm nay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xã hội ngày càng phát triển càngcần có những con người toàn diện, qui luật khắc nghiệt của cuộc sống sẽ đào thảinhững ai không theo kịp, tụt hậu so với nó. Sinh viên sau khi tốt nghiệp, họ phảiđáp ứng được những đòi hỏi của xã hội tri thức. Họ cần có tiềm năng để học tập,nghiên cứu [tiềm năng này dựa trên đào tạo chuyên môn] kết hợp tư duy phê phán,giải quyết vấn đề, có năng lực đổi mới tư duy và học lại trong suốt cuộc đời. Tự học, tự nghiên cứu còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thànhnhân cách cho sinh viên. Việc tự học, tự nghiên cứu rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ,độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, sáng tạo trong cuộc sống,giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự họcthúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnhcao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Qua đó có thể nói rằng tự học củasinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ýnghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên. Do vậy, mỗi sinh viên hãyxây dựng cho mình một thói quen, một phương thức tự học, tự nghiên cứu thíchhợp nhất.2. Các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cần thiết2.1. Kỹ năng tự học- Lập kế hoạch học tậpTrên cơ sở mục tiêu, nội dung, chương trình môn học vào đầu mỗi học phần,sinh viên lập kế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phù hợp với điều kiện, khảnăng của mình. Kế hoạch có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi. Mọi kế hoạch phải được xây dựng trên những mục tiêu cụ thể và hoàn toànphấn đấu thực hiện được. Do đó trong kế hoạch phải có sự phân biệt rõ việc chínhviệc phụ, việc làm ngay và việc sẽ phải làm. Sinh viên cần chú ý cách sử dụng thời gian để khỏi bị động trước khối lượngcác môn học và các công việc khác. Thời gian học ở nhà, thời gian lên thư viện đọctài liệu, thời gian trao đổi nhóm, thời gian làm đề cương ôn tập cần được bố trímột cách khoa học, theo tiến độ học tập các môn học.- Nghe giảng và ghi bài trên lớp Kĩ năng nghe giảng và ghi chép góp phần không nhỏ vào kết quả học tập củasinh viên. Mỗi người có khả năng nghe và ghi chép không giống nhau ở nhữngmôn học khác nhau. Mỗi người đều phải tự mình rèn luyện thói quen ghi chép đểcó thể có được những thông tin cần thiết về môn học để phục vụ quá trình tự học,tự nghiên cứu. Hiện nay, sinh viên vẫn có thói quen học thụ động, nhiều sinh viênvẫn chỉ chờ giảng viên đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học. Như vậy,đòi hỏi sinh viên phải tập trung tư tưởng cao độ để có khả năng lĩnh hội vấn đề đầyđủ. Để ghi chép kết hợp được với quá trình nghe giảng đem lại hiệu quả cao choquá trình lĩnh hội kiến thức trên lớp, ngay từ buổi học đầu tiên, trên cơ sở phươngpháp giảng dạy của mình giảng viên phải hướng dẫn sinh viên cách ghi chép. Phảiyêu cầu sinh viên rèn luyện để có khả năng huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghichép nhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽnhững ý chính, các luận điểm quan trọng mà giảng viên nhấn mạnh, lặp lại nhiềulần là điều vô cùng cần thiết. - Tự học bài ở nhàTự học ở nhà sinh viên cần vận dụng, phân tích, tổng hợp và bình luận đánhgiá từng kiến thức. Từ đó có cách tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạotrong mối quan hệ hệ thống của các kiến thức. Khi nghiên cứu một vấn đề, cần bắtđầu từ những khái niệm, các nội dung chính, từ đó đi vào những nội dung cụ thể.Sinh viên có thể vận dụng phương pháp “Cây kiến thức” để biết cách hệ thống kiếnthức và đặt ra những câu hỏi xoay quanh chủ đề.- Học nhómCùng với việc tự học một mình, tùy theo từng môn học, sinh viên có thểtham gia học nhóm. Sinh viên cần thảo luận, nêu vấn đề phản biện, học cách giaotiếp, cách trình bầy diễn giải bằng lời, cách thuyết phục, cách quản lý và tổ chức từmột nhóm nhỏ học tập đến một hội thảo đông đảo, cách tham khảo trí tuệ của bạnhọc Khi học nhóm, mỗi sinh viên cần nêu cao tinh thần tự giác, lắng nghe, hợptác với các thành viên khác. - Đọc sáchThứ nhất, tìm nguồn sách, tài liệu. Đây là bước quan trọng đầu tiên khi đọc sách. Sinh viên xác định những yêucầu về chủ đề, nội dung cần đọc để tìm nguồn sách, tài liệu phù hợp để đọc. Thôngthường, trong giáo trình cũng như sau các bài giảng của giảng viên đều đã nêu lêndanh mục những tài liệu bắt buộc phải tham khảo. Song không phải lúc nào cũngcó sẵn và có một cách đầy đủ, cập nhật. Vì vậy, sinh viên phải biết cách tìm nguồnsách, tài liệu qua sự gợi ý, chỉ dẫn của giáo trình và của giảng viên đồng thời phảichủ động tìm thêm những sách, tài liệu liên quan tới chủ đề, nội dung cần đọc.Thứ hai, cách đọc.Đọc sách- đó là cách học tập tốt nhất. Nhưng sách chỉ bổ ích với nhữngngười nào biết cách đọc. Có nhiều cách đọc sách: Đọc lướt, đọc nhanh để nắm bắtđược nội dung cơ bản của cuốn sách; đọc chậm, đọc kỹ để thông hiểu, ghi nhớthông tin và đào sâu nghiên cứu… Tuỳ theo nội dung, tính chất của cuốn sách vàmục đích đọc mà hướng dẫn sinh viên lựa chọn cách đọc cho phù hợp. Song khiđọc sách điều đầu tiên là hiểu và nắm vững nội dung đã học. Tiếp đó là suy nghĩ vềnhững điều đã học, ghi chép những điều gì cần ghi nhớ và xem cuốn sách vừa đọccó những điều gì mới mẻ.Thứ ba, cách ghi chép lại những điều cần thiết khi đọc sách.Chúng ta tiếp thu và nhớ được những điều đã học một cách dễ dàng hơn nếuta vừa đọc vừa ghi chép, nhận xét hoặc viết tóm tắt. Có thể ghi chép bằng nhiềucách, tuỳ theo mục đích ghi và tính chất của cuốn sách:Một là, chép nguyên văn hay đánh dấu lại [gạch dưới, đóng khung…] nhữngđiều lí thú nhất, quan trọng nhất, cần thiết nhất để nhớ hoặc để sau này dùng đếnkhi trích dẫn. [khi ghi chép những đoạn dùng để trích dẫn bao giờ cũng cần chú ýghi rõ: Tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang…].Hai là, ghi chép theo kiểu luận đề, nghĩa là dưới dạng những lập luận ítnhiều có tính chất kết luận, diễn đạt được những tư tưởng chính của tác giả trongcác phần, các chương, các mục. Ghi chép dưới dạng này đòi hỏi sự biên tập lại mộtcách sáng tạo lời lẽ của sách và giúp cho chúng ta hiểu biết một cách thấu đáo. Đâylà cách ghi hay nhất, vì nó vừa dễ diễn đạt được ý của tác giả vừa có thể phản ánhđược ngay cả quan điểm, thái độ của người đọc sách đối với những ý kiến của tácgiả. Ba là, ghi chép những vấn đề đọc được theo hệ thống nội dung trình bàytrong sách ở dạng tóm tắt. Nghĩa là, rút gọn nội dung mấy trang trong mấy câu,một chương trong mấy trang, tuỳ theo yêu cầu và trình độ của người đọc. Cách ghinày đơn giản, nhưng việc tiếp thu nội dung có tính thụ động nhiều hơn, tính chấtsáng tạo có yếu hơn.Bốn là, tự vẽ một sơ đồ lô gíc hay dàn bài, mô hình sau khi đọc [theo ý củamình]. Điều này giúp chúng ta dễ ghi nhớ và vận dụng sau này. Dù bằng hình thứcnào thì ghi chép cũng phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác, phản ánh được các ý chínhcủa sách và có thái độ trung thực khoa học khi sử dụng.Thứ tư, tư duy khi đọcĐọc để học không phải là đọc cho vui, cho biết mà đọc để hiểu, để ghi nhớ,để phân tích, tổng hợp và vận dụng. Bởi vậy, khi đọc phải biết tập trung tư tưởngđể suy nghĩ về những điều đã đọc. Phần lớn, những tài liệu, giáo trình đều cungcấp thông tin, chuyển tải những nội dung cơ bản đến người học. Nếu người đọckhông biết vận dụng các kĩ năng tư duy, cố gắng hồi ức liên tưởng, tìm ra ý nghĩađằng sau mỗi “con chữ” trong sách thì không thể thu nhận và hiểu được ý nghĩanội dung của tài liệu. Sinh viên hiện nay thường có thói quen là chỉ đọc những gìđược trình bày trên trang sách và cố gắng “đọc hiểu” nó, tuân theo sách vở mộtcách xuôi chiều, chưa biết liên hệ hoặc xem xét nó một cách có phê phán. Muốnlàm được điều này, khi đọc sinh viên cần gắn liền với việc “tìm” và “phát hiện”những ý tưởng chủ đạo, cốt lõi; chắt lọc những điều quan trọng của sách; biết chấtvấn văn bản [đặt câu hỏi]; biết xem xét nó một cách có phê phán; biết bổ sung vănbản; biết phân tích văn bản, liên hệ nó với hiện tượng khác và tổng quan văn bản. Thứ năm, trình bày lại nội dung sau khi đọc sách.Đọc sách với cây bút trong tay cũng như tư duy khi đọc sách là một trongnhững cách đọc có hiệu quả, song nếu sinh viên biết trình bày lại nội dung của sáchthì điều đó mang lại hiệu quả hơn nhiều. Bởi vì, chỉ khi nào sinh viên nắm bắt, ghinhớ được thông tin, thông hiểu nội dung của sách thì mới có thể trình bày lại đượcnội dung của sách. Việc trình bày có thể dưới dạng văn viết hoặc diễn đạt bằng vănnói. Giảng viên yêu cầu sinh viên trình bày bằng một báo cáo tổng quan, một bảntóm tắt những nội dung chính, một sơ đồ khái niệm, một lời giải đáp cho một câuhỏi …Nếu sinh viên thực hiện được yêu cầu này một cách thường xuyên, liên tụcsẽ nâng cao được khả năng và kỹ năng đọc sách.- Tìm kiếm thông tin trên internet:Internet được gọi là thư viện lớn nhất trên thế giới. Một bộ sưu tập toàn cầuvới các mạng máy tính gắn kết với nhau. Trên Internet, bạn có thể đọc phiên bảnmềm của các tạp chí, báo nổi tiếng trên thế giới. Bạn cũng có thể tiến hành thămquan các thư viện lớn nhất Châu Âu, có được những bản in mới nhất của CNN vàReuters. Bạn có thể tiếp cận thông tin của các chính phủ và các tập đoàn lớn. Bạncó thể kiểm tra giá chứng khoán trên thị trường, tìm kiếm tất cả những số liệu vềcác chủ đề liên quan đến mặt trời. Mỗi địa chỉ trên mạng Internet đều có rất nhiềutư liệu. Chọn được từ khóa để tìm trên mạng sẽ giúp bạn tìm được tư liệu thamkhảo có liên quan. Bạn có thể ghi chép, in lại, để tham khảo. Phương pháp này rấttốt vì tư liệu trên mạng bao giờ cũng mới hơn tư liệu đã in thành sách- Chọn lọc, sử dụng vốn kiến thức cũ để học kiến thức mới Muốn nhận thức kiến thức mới có hiệu quả bắt buộc phải liên hệ các kiếnthức cũ, các kiến thức khoa học liên ngành khác làm cơ sở cho hoạt động tư duycủa sinh viên. Kỹ năng này thúc đẩy quá trình nhận thức kiến thức mới cũng nhưviệc tự học của sinh viên. Để làm được điều này, có thể tiến hành theo các cách sau: + Khi học các kiến thức mới cần phải tái hiện những kiến thức cũ có liênquan để làm sáng tỏ các kiến thức mới; + Kiến thức cũ có thể là những tình huống giáo dục thường gặp trong thực tếđã nhận biết được. Dùng kiến thức này để chứng minh cho các kiến thức mới đanglĩnh hội; + Dùng kiến thức có trước kết hợp với các kiến thức mới tiếp theo để hìnhthành những vấn đề nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đó. 2.2. Kỹ năng tự nghiên cứuThứ nhất, cách chọn vấn đề: Trước khi nghiên cứu một vấn đề sinh viên cầnbiết chọn vấn đề theo ý nghĩa khoa học hay ý nghĩa thực tiễn; vấn đề theo sở thíchhay theo hệ thống nghiên cứu của thày, của bạn Giảng viên sẽ là người hướng dẫncho sinh viên lựa chọn vấn đề phù hợp.Thứ hai, cách nghiên cứu vấn đề: sinh viên xây dựng đề cương nghiên cứu;thu thập tư liệu; viết tổng quan; phân tích, tổng hợp và bình luận đánh giá các tàiliệu thu thập được và đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề Thứ ba, cách giải quyết vấn đề: Khi giải quyết vấn đề cần chọn lọc phươngpháp giải quyết vấn đề, các bước cần thiết triển khai giải quyết vấn đề, các thửnghiệm giải quyết vấn đề, cách kiểm tra đánh giá kết quả giải quyết vấn đề. 3. Thực hành: Nội dung giảng viên tự chọn

Video liên quan

Chủ Đề