Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại năm nào

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Alexander Graham Bell [03/03/1847 – 02/08/1922] là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách lỗi lạc người Scotland. Sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh, Scotland, ông đã di cư đến Canada năm 1870 và sau đó đến Hoa Kỳ năm 1871, trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1882.

Bell được cấp bằng sáng chế cho phát minh ra điện thoại vào năm 1876. Mặc dù các phát minh khác đã được công nhận nhưng bằng sáng chế của Bell đến nay vẫn còn hiệu lực. Về sau Bell còn có nhiều phát mình khác, có thể kể đến những đột phá trong công tác viễn thông quang học, tàu cánh ngầm và kĩ thuật hàng không. Năm 1888, ông trở thành một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội địa lý quốc gia Mỹ [National Geographic Society].

Chân dung Graham Bell chụp khoảng năm 1914-1919

Thời thơ ấu

Alexander Bell sinh tại Edinburgh, Scotland ngày 03/03/1847. Ông là con thứ hai trong gia đình có ba người con trai. Hai người anh em trai của ông là Melville James Bell [1845-1870] và Edward Charles Bell [1848-1867], cả hai người đều qua đời vì bệnh lao. Cha ông là Giáo sư Alexander Melville Bell, mẹ ông là Eliza Grace [danh xưng Symonds].

Edinburgh, Scotland quê hương của Graham Bell

Mặc dù tên khai sinh của ông là Alexander nhưng khi ông 10 tuổi, ông đã yêu cầu cha mình để có tên đệm giống như hai anh em trai. Vào ngày sinh nhật thứ 11, cha ông đã đồng ý và cho phép ông lấy tên đệm là "Graham", do sự ngưỡng mộ Alexander Graham - một người Canada được cha ông điều trị và đã trở thành bạn của gia đình ông. Riêng những người thân và bạn bè, về sau vẫn gọi ông với tên thân mật là "Aleck".

Phát minh đầu tiên

Khi còn là một đứa trẻ, Bell đã biểu lộ sự tò mò với thế giới tự nhiên bằng việc thu thập mẫu thực vật cũng như thử nghiệm chúng. Bạn thân nhất của ông là Ben Herdman, một người hàng xóm có gia đình điều hành một cối xay bột, nơi mà diễn ra nhiều thí nghiệm đột phá. Cậu nhóc Bell đã hỏi bạn cậu rằng người ta làm những gì trong cối xay gió đó. Bạn ông nói rằng lúa mì phải được tách vỏ trấu qua một quá trình mất nhiều thời gian. Và rồi ở tuổi 12, Bell đã kết hợp cánh quạt với bàn chải móng để tạo ra chiếc máy tách vỏ trấu đơn giản và có thể sử dụng ổn định trong vài năm. Đổi lại, John Herdman đã đầu tư cho hai cậu bé một xưởng nhỏ để "phát minh".

Từ thời thơ ấu, Bell đã rất nhạy cảm và có tài nghệ thuật, thơ ca và âm nhạc, những thứ được mẹ ông khuyến khích. Không được đào tạo chính thức nhưng ông học thêm piano và trở thành "nghệ sĩ dương cầm" của gia đình. Ông thích bắt chước và dùng "thủ thuật giọng nói" na ná với tiếng bụng để làm trò vui cho khách đến thăm gia đình mình.

Bell bị ảnh hưởng sâu sắc bởi việc mẹ ông dần bị điếc, [bà bắt đầu mất thính giác từ khi mới 12 tuổi] nên ông học được một ngôn ngữ hình thể để có thể nói chuyện với mẹ mình chỉ bằng cách khua tay, việc này cũng dẫn ông tới con đường nghiên cứu âm học.

Gia đình ông có truyền thống dạy diễn thuyết: ông nội ông - Alexander Bell ở London, chú ông ở Dublin và cha ông ở Edinburgh đều là những người dạy diễn thuyết. Cha của Bell dạy ông và các anh em của ông không chỉ viết kí hiệu ngữ âm mà còn nhận diện ký hiệu và âm thanh đi kèm với chúng. Bell đã trở nên thành thạo, ông tham gia những buổi diễn thuyết công cộng của cha mình và làm kinh ngạc khán giả với khả năng đó. Ông có thể giải mã ký hiệu ngữ âm của hầu hết mọi ngôn ngữ. Từ tiếng Latin đến tiếng Gaelic Scotland và thậm chí cả tiếng Phạn, đọc một cách chính xác những đoạn văn bản mà không cần bất cứ kiến thức gì về cách phát âm của ngôn ngữ đó.

Học vấn

Lúc còn thơ ấu, cũng giống như các anh em mình, Bell được cha dạy học ở nhà. Đến tuổi đi học, ông theo học tại trường Trung học Hoàng gia Edinburgh, Scotland. Ông bỏ học ở tuổi 15 khi mới chỉ hoàn thành một phần tư chương trình. Hồ sơ ghi lại ông không có gì nổi bật, thường xuyên vắng mặt và lờ đờ trên lớp. Niềm đam mê của ông là khoa học, đặc biệt là sinh học. Với các môn học khác ông thể hiện sự thờ ơ, làm cho người cha khó tính của ông buồn rầu.

Trung học Hoàng gia Edinburgh, nơi Graham Bell từng theo học

Sau khi bỏ học, Bell đến London sống với ông nội là Alexander Bell. Trong những năm tháng sống với ông nội mình, tình yêu với việc học đã được bồi đắp trong ông, với hàng giờ thảo luận và học tập nghiêm túc. Cụ Bell già đã nỗ lực tuyệt vời để giúp cậu học trò trẻ học cách nói chuyện rõ ràng và thuyết phục, những tố chất mà cậu Bell trẻ sẽ cần có. Ở tuổi 16, Bell vừa là một học sinh vừa là một giảng viên diễn thuyết và âm nhạc tại Học viện Weston House, Elgin, Moray, Scotland. Mặc dù đăng ký học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp, ông lại tự mình hướng dẫn lớp như một giảng viên và nhận 10£ mỗi buổi.

Vài năm sau, ông đăng ký vào Đại học Edinburgh cùng anh trai Melville, người đã vào học một năm trước đó. Năm 1868, không lâu trước khi tới Canada cùng gia đình, Bell đã hoàn thành kỳ thi tú tài và được nhận vào học tại Đại học London.

Bi kịch gia đình

Năm 1865, khi gia đình Bell chuyển tới London, ông trở lại Weston House với chức vụ trợ giảng. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, ông lại tiếp tục những thí nghiệm về âm thanh của mình bằng một vài dụng cụ ở phòng thí nghiệm. Bell tập trung vào thí nghiệm truyền âm thanh bằng dòng điện và sau đó đã thiết lập được một đường dây điện tín từ phòng của ông ở Cao đẳng Somerset tới chỗ một người bạn.

Tới cuối năm 1867, ông mắc bệnh và tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi. Em trai ông, Edward "Ted", nằm liệt giường vì bệnh lao phổi. Trong khi Bell phục hồi và quay trở lại làm giảng viên tại Cao đẳng Somerset, Bath, Vương Quốc Anh một năm sau đó thì tình trạng của em trai ông lại trở nên xấu đi. Edward đã không qua khỏi, sau cái chết của em trai mình, Bell đã trở về nhà vào năm 1867. Còn anh trai ông Melville đã kết hôn và chuyển ra ngoài. Với tham vọng có được một tấm bằng tại Viện Đại học London [University College London], Bell đã dành những năm sau đó để tự học tại nhà chuẩn bị cho kỳ thi cấp bằng.

Khi anh trai Bell đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực như mở trường dạy diễn thuyết, đăng ký bằng sáng chế phát minh và lập gia đình thì ông vẫn tiếp tục là một giáo viên. Tuy nhiên, tháng 5/1870, Melville chết vì biến chứng do bệnh lao, gia đình ông trở nên lao đao. Cha ông cũng trở nên suy nhược và chỉ dần hồi phục sau đợt nghỉ dưỡng ở Newfoundland. Cha mẹ ông đã lên kế hoạch chuyển đi khi nhận ra đứa con duy nhất còn lại của họ cũng đang ốm yếu. Nói là làm, Alexander Melville Bell hỏi ông về việc bán tất cả tài sản của gia đình và cùng cha mẹ đi tới "Tân thế giới". Bất đắc dĩ, Bell phải chia tay Marie Eccleston, người không sẵn sàng rời khỏi nước Anh với ông.

Chuyển tới Canada…

Năm 1870, ở tuổi 23, Bell cùng chị dâu góa bụa Caroline [Margaret Ottaway] và cha mẹ bắt đầu chuyến đi Canada trên con tàu SS Nestorian. Khi cập cảng tại Quebec, nhà Bell chuyển tuyến để tới Montreal và đáp tàu hỏa tới Paris Ontario sống cùng Reverend Thomas Henderson, một người bạn của gia đình ông. Sau một thời gian sống cùng nhà Henderson, nhà Bell mua một nông trại rộng 10,5 acre [42.000 mét vuông] tại Tutelo Heights [giờ là Tutela Heights] gần Brantford, Ontario. Tài sản lúc đó gồm một vườn cây, căn nhà lớn, chuồng ngựa, chuồng lợn, chuồng gà, và một nhà xe giáp sông Lớn [Grand River].

Căn nhà đầu tiên của gia đình Bell ở Bắc Mỹ

Tại nơi đây, Bell lập xưởng riêng chuyển đổi từ nhà để xe gần nơi mà ông gọi là "nơi mơ ước", một hố lớn phía trong rặng cây phía sau đất nhà ông phía trên dòng nước. Trong xưởng mới,  Bell tiếp tục thí nghiệm của mình dựa theo công trình của Helmholtz với dòng điện và âm thanh.

Mặc dù mệt mỏi khi vừa tới Canada, ông thích thú với khí hậu và môi trường ở đây. Sức khỏe của ông nhanh chóng được cải thiện. Bell tiếp tục đam mê nghiên cứu giọng nói con người và khi ông phát hiện ra khu bảo tồn Six Nations dọc dòng sông tại Onondaga, ông đã học được ngôn ngữ Mohawk và chuyển chúng thành ký hiệu ngữ âm. Với công lao đó, Bell được tặng thưởng danh hiệu Thủ lĩnh danh dự. 

Qua phần đầu này, chúng ta đã hiểu phần nào về cuộc đời của Graham Bell, trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cách ông tạo ra điện thoại. Hãy tiếp tục theo dõi trong loạt bài 18h hàng ngày nhé!

Không hài lòng bài viết

5.873 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề