Giáo an Dạy hát Cả nhà thương nhau 24 36 tháng

GIÁO ÁN PHƯƠNG PHÁP ÂM NHẠCChủ đề: Gia đìnhLĩnh vực: Phát triển thẩm mĩĐề tài: Dạy hát bài “Cả nhà thương nhau”tác giả Phan VănMinhI.II.III.Trò chơi: Ai đón giỏiLứa tuổi: 3- 4 tuổiThời gian:Mục đích yêu cầu1. Kiến thức- Trẻ nhớ tên bài hát tác giả- Trẻ nhớ và thuộc lời bài hát “Cả nhà thương nhau”- Trẻ hiểu được nội dung bài bài hát- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc2. Kĩ năng- Trẻ hát đúng giai điệu và cảm nhận được giai điệu bài hát.- Có kĩ năng vỗ tay theo nhịp- Biểu diễn và hát tự nhiên3. Thái độ- Trẻ biết yêu thương gia đình, tôn trọng tình cảm bố mẹ dành chomìnhChuẩn bị1. Đồ dùng của cô2. Đồ dùng của trẻTiến hànhHoạt động của cô1. Ổn định gây hứng thú- Cho trẻ nghe hát bài “Gia đình nhỏ hạnhphúc to”Trò chuyện về bài hát:- Các con vừa nghe hát bài hát gì?- Bài hát nói đến gì?- Con có yêu thương gia đình mình không?- À, gia đình là tổ ấm của chúng ta nuôi dạychúng ta nên người, ba mẹ luôn yêu thươngche chở cho chúng ta.- Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp chúng ta một bàihát cũng nói đến gia đình các con có thíchkhông?2. Bài mớia] Dạy hát bài “ Cả nhà thương nhau” Giới thiệu bài hát:- Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau hát bài hátHoạt động của trẻ- Trẻ nghe hát- Dạ bài gia đình nhỏhạnh phúc to- Dạ có- Dạ thích“ Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan VănMinh. Cô hát mẫu:- Cô hát không nhạc- Cô hát cả bài kết hợp nhạc [ hát đúng chínhxác nhịp điệu, tiết tấu bài hát] Trò chuyện cùng trẻ nội dung bài hát :- Cô vừa hát bài hát tên là gì nào?- Bài hát do ai sáng tác?- Bạn nào cho cô biết bài hát nói đến gì nào?- Giai điệu bài hát như thế nào các con? Dạy trẻ hát- Cô dạy trẻ hát từng câu [Cô hát từng câucho trẻ hát lại]+ Câu 1: “Ba thương con thì con giống mẹ”+ Câu 2: “Mẹ thương con thì con giống ba”+ Câu 3: “Cả nhà ta cùng thương yêu nhau”+ Câu 4: “Xa là nhớ gần nhau là cười”- Cô hát lại liên tiếp hai câu trẻ hát theo+ Câu 1 và câu 2+ Câu 3 và câu4- Cô hát cả bài cho trẻ hát theo- vừa hát vừa vỗ tay [ cả lớp] Luyện tập sửa sai:- Cho các cá nhân lên hát và vỗ tay theo nhịpcô sửa sai cho trẻ [Từ ,giọng hát..] Cũng cố:- Chia lớp hai nhóm cho từng nhóm lên hátbiểu diễn Liên hệ giáo dục:- Ba mẹ rất yêu thương chúng ta, chúng tacần làm gì để gia đình mình luôn vui vẻ hạnhphúc vậy các con?- Cho trẻ đứng lên hát lần nữa.b] Trò chơi “Ai đoán giỏi”- Hôm nay lớp ta rất ngoan cô sẽ thưởng cảlớp trò chơi trò chơi có tên “ Ai đoán giỏi”Cách chơi: Cô gọi cháu A lên bảng, đội mũ kínmắt, cô chỉ định một cháu ở dưới lớp hát[một đoạn bài hát hoặc cả bài]. Sau đó, cô đốtrẻ A, bạn nào hát? Nếu trẻ chưa đoán đúngbạn hát lại trẻ đoán. Kết thúc trò chơi hoanhô lớp.3. Kết thúc.Cô tổng kết giờ học, nhận xét, động viên- Dạ, bài cả nhàthương nhau- Gia đình- Nhẹ nhàng tình cảm- Trẻ lắng nghe- Trẻ chơitrẻ,chuyển hoạt động.

LĨNH VỰC: GDPT THẨM MỸ

Đề tài: DẠY HÁT CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU

Nghe hát: CHO CON

TCÂN: AI ĐOÁN GIỎI                      

I/ Mục đích - Yêu cầu:

-  Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc và hát tốt bài hát, hiểu được nội dung bài hát nói về những người thân trong gia đình. và chơi được trò chơi “ai đoán giỏi”.

-  Rèn kỹ năng hát đúng nhạc.

-  Giáo dục trẻ yêu quý gia đình, yêu thích ca hát.

II/ Chuẩn bị:

-  Nhạc bài hát “Cảu nhà thương nha”, “cho con”

III/ Tiến trình tiết dạy:

v  HĐ 1: Trò chuyện cùng trẻ

-  Gia đình con có những ai? [ 3- 4 trẻ kể]

-  Cuối tuần các con có được ba mẹ đưa đi chơi không?

-  Vậy các con có yêu gia đình mình không?


v HĐ 2: Dạy hát: “Cả nhà thương nhau

-  Cô có một bài hát nói về tình cảm của những người thân trong một gia đình dành cho nhau đấy.Đó là bài hát “ Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh hôm nay co sẽ dạy lớp mình hát nhé!

-  Cô hát mẫu lần1

-  Cô vừa hát bài gì vậy các con?

=> Bài hát nói về tình cảm trong một gia đình dành cho nhau rất đầm ấm và hạnh phúc.Vậy các con có yêu thương gia đình mình không? Các con phải yêu thương bố mẹ, phải biết yêu quý gia đình của mình và nghe lời ba mẹ. Các con nhớ chưa?

-  Để cho bài hát được hay hơn thì cô sẽ hát với nhạc

-  Cô hát lần 2 + Nhạc

-  Cô vừa hát bài gì? Bài hát nói về gì?

-  Bây giờ c/c hát bh này vui tươi cùng cô nha!

-  Cô hát to, chậm, rỏ lời, c/c hát theo cô cả bài

-  Mời tổ, nhóm, cá nhân hát [khi trẻ hát cô sửa sai cho trẻ].

-   Lớp hát lại lần cuối

-  Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả

=> Bài hát cả nhà thương nhau nói về tình cảm gia đình dù đi xa nhưng vẫn nhớ về nhau nhớ về mái ấm gia đình mình ở đó có tình yêu của mẹ tình thương của cha dành cho con đấy các con ạ

v HĐ 3: Nghe hát “Cho con”

-  Cô thấy lớp mình hát rất hay nên cô sẽ tặng cho các con một bài hát cũng nói về tình thương của ba mẹ dành cho các con đó là bài hát: “ Cho con ” của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, thơ Tuấn Dũng.

-  Cô hát lần 1 + Nhạc

-   Cô vừa hát bài hát gì?

=> C/c ơi! Bài hát nói về tình cảm yêu thương của ba mẹ dành cho các con. Sau này khi các con lớn lên dù có đi đâu hay làm việc gì ba mẹ vẫn luôn che chở yêu thương các con.

-  Để hiểu thêm về tình yêu thương của ba mẹ dành cho các con nhiều như thế nào! Thì các con ngồi ở dưới lắng nghe cô hát lần nữa nhé!  Mời c/c ngồi ở dưới cùng lắc lư theo nhạc cùng cô!

-  Lần 2 cô hát + Mời trẻ hưởng ứng theo cô

-  C/c thấy cô hát có hay không?

-  Bài hát nói về gì?

-  Các con có yêu gia đình mình không ?

-  Vì sao chúng mình yêu gia đình mình nhỉ ở đó có ai nhỉ ?

-  Trò chơi: “Ai đoán giỏi”

-   Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi đó là trò chơi “ ai đoán giỏi”

-  Cách chơi như sau: một bạn lên đội mũ chóp kín và cô sẽ mời 1 bạn ở dưới đứng lên hát và nhiệm vụ của bạn đội mũ là phải đoán xem ai mới hát. Nếu đoán đúng sẽ nhận được 1 phần quà xinh xắn nhé!

-  Cho trẻ chơi 2-3 lần .


v  Kết thúc: Nhận xét tuyên dương

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Chào mừng các bạn đến với chương trình “  Tài năng gia đình”

Đến với chương trình hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có các cô giáo và quan trọng nhất không thể thiếu đó là các thành viên của ba gia đình đó là :

+ Gia đình số 1

+ Gia đình số 2

+ Gia đình số 3.

Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt chương trình này cùng các gia đình.

- Đến với chương trình này ba gia đình phải trải qua 4 phần sau.

+ Phần thứ I là phần: Tìm hiểu.

+ Phần thứ II là phần: Tài năng gia đình.

+ Phần thứ III là phần: Cảm thụ nghệ thuật.

+ Phần thứ IV là phần: Vui cùng âm nhạc.

- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần “ Tìm hiểu”.

Các bạn hãy nổ một tràng vỗ tay để cổ vũ ba gia đình nào.

Phần I: Tìm hiểu.

- “Nhìn xem, nhìn xem”

- Xem cô có tranh vẽ gì đây?

- Trong gia đình có những ai?

- Tranh vẽ gia đình đông con hay gia đình ít con?

- Con hãy kể về gia đình của mình? Có mấy thành viên? Thuộc gia đình đông con hay ít con?

- Cô chốt lại các ý của trẻ, giáo dục trẻ và dẫn dắt vào phần 2 của chương trình.

2. Hoạt động 2:

Phần II: Tài năng gia đình.

* Dạy hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác nhạc sĩ Phan Văn Minh

- Cô hát lần 1.

+ Giới thiệu tên bài, tên tác giả.

+ Giảng nội dung bài hát.

- Cô hát lần 2.

+ Hỏi trẻ tên bài, tên tác giả.

- Cả lớp hát kết hợp nhún chân

- Từng đội hát.

- Nhóm hát

- Cá nhân trẻ hát.

- Trong lúc trẻ hát cô cho trẻ nhận xét xem bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn? Bạn trai hay gái, bạn mặc áo màu gì? Bạn ở phía nào?...

- Cô lắng nghe, sửa sai cho trẻ.

- Cô luôn động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ.

- Cô hỏi lại tên bài hát

- Cô củng cố lại: Trong một gia đình chúng ta phải biết yêu thương nhau nhé.

3. Hoạt động 3:

 Phần III: Cảm thụ nghệ thuật.

* Nghe hát “Chỉ có một trên đời”, sáng tác nhạc sĩ Trương Quang Lục

- Cô giới thiệu nội dung bài hát.

- Cô hát cho trẻ nghe:

+ Lần 1: Vừa hát vừa múa minh họa.

Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

+ Lần 2: Cho trẻ h­ưởng ứng cùng cô.

Hỏi lại trẻ tên bài, tên tác giả.

- Cô củng cố lại và dẫn dắt trẻ đến với phần 4 của chương trình.

4. Hoạt động 4:

Phần IV: Vui cùng âm nhạc.

- Trò chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật ”

- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô bao quát và khuyến khích trẻ chơi .

- Cô hỏi lại tên trò chơi.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Cô trao quà cho các gia đình.


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nghe

- “Xem gì, xem gì”

- Vẽ gia đình

- Trẻ kể

- Trẻ trả lời

- Trẻ kể

- Trẻ nghe

- Trẻ nghe

- Trẻ trả lời

- Lớp hát

- Đội hát

- Nhóm hát

- Trẻ hát

- Trẻ quan sát và nhận xét

- Trẻ nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Lắng nghe

- Trẻ nghe và quan sát

- Trẻ hưởng ứng cùng cô

- Trẻ trả lời

- Lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ nhận quà

Video liên quan

Chủ Đề