Giáo án hoa nào to hoa nào nhỏ lớp mầm năm 2024
Đề tài: Một số loài hoa ( Lớp Mầm ) Độ tuổi: 3-4 tuổi
II. Chuẩn bị: - Một bó hồng, 1 bông cúc vàng, 1 bông đồng tiền. - Một số loại hoa khác: lay ơn, hoa li, cẩm chướng ... - Đàn ghi nhạc đệm bài hát "màu hoa", nhạc và lời: Hồng Đăng. - Một số cảnh hoa ở công viên, hoa trang trí trong nhà, hoa ở đường phố ... cho trẻ xem. - Mỗi trẻ một bông hoa (1 trong những loại hoa cô dạy). III. CÁCH TIỀN HÀNH. 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: Cô cho một nhóm trẻ là đôi văn nghệ của lớp lên biểu diễn bài hát "Màu hoa". - Trong bài hát, hoa có những màu gì? - Cô sẽ tặng mỗi con một bông hoa. Phát cho mỗi trẻ 1 bông hoa: hoa hồng, hoa cúc. 2. Tìm hiểu hoa hồng, hoa cúc: * Hoa hồng: Cô đưa hoa hồng ra cho trẻ quan sát. - Hoa này là hoa gì? (hoa hồng) Cô vừa chỉ vào từng bộ phận của hoa hồng và nói tên từng bộ phận đó. - Đây là cánh hoa hồng, cánh hoa to, mịn màng, màu đỏ. - Đây là cuốn hoa, cuống hoa dài, chắc, màu xanh. - Ngoài ra, hoa hồng còn có màu đỏ, trắng và màu vàng. Cô cho trẻ quan sát nhị hoa và hỏi trẻ: - Những hoa nở to chúng ta thấy nhị hoa có màu gì? ( Nhị màu vàng) - Hoa hồng có một điều đặc biệt đó là mùi hương chúng ta hãy cùng xem nhé. Cô đưa hoa hồng tới gần từng trẻ và cho trẻ ngửi. - Chúng mình thấy hoa có mùi thơm không ? * Hoa cúc: Cô đưa hoa cúc vàng ra cho trẻ quan sát. - Hoa này là hoa gì? (hoa cúc) - Bông hoa hồng này có những bộ phận gì? (có nhiều cánh, có cuống hoa, có lá hoa). - Cánh hoa cúc như thế nào? (cánh nhỏ, dài, nhiều cánh) - Cánh hoa cúc màu gì? ( màu vàng) - Cuống hoa thì sao? (Cuống màu xanh, cứng chắc) - Lá hoa cúc màu gì? (lá màu xanh) - Hoa cúc có những màu gì? (màu vàng, màu trắng) - Hoa cúc màu vàng có cánh dài và nhỏ, rất nhiều cánh xếp lại thành một bông hoa thật là to, cuống hoa màu xanh cứng và chắc, lá hoa cúc màu xanh. Luyện tập và củng cố: * Trò chơi: "Làm theo yêu cầu" Cô có một trò chơi dành cho các con. Hãy nghe yêu cầu của cô: - Những bạn có màu hoa vàng chạy vào vòng tròn, không phải màu vàng chạy vào hình tam giác. Cho trẻ chơi đổi hoa cho nhau. Cô tổ chức cho trẻ chơi theo yêu cầu 3 - 4 lượt. Sau mỗi lần chơi, cô bao quát kiểm tra trẻ. * Trò chơi "Thi nói nhanh" Cô chỉ bông nào nói tên bông đó. Cô nói màu nào, trẻ nói tên màu của bông hoa đó. - Ngoài các bông hoa vừa học, các con còn biết các loài hoa nào khác. Cô giới thiệu một số hoa cô đã chuẩn bị cho trẻ xem: Lay ơn, hoa li, cẩm chướng... Cho trẻ xem một số loài hoa: - Các con nhìn thấy hoa được trồng ở đâu? (Vườn hoa, công viên, ở nhà...) - Hoa dùng để làm gì? (để trang trí) Cô cho trẻ xem hình ảnh hoa trên đường phố, trong công viên, trang trí trong nhà. - Muốn cho hoa đẹp tươi lâu trong nhà phải làm gì? (thay nước cho hoa hằng ngày). Kết thúc: Cô cho trẻ chơi "Thi cắm hoa" Trẻ chơi cắm hoa để trang trí lớp Cắm hoa theo yêu cầu của cô: + Hoa cúc cắm vào lẵng hoa màu xanh. + Hoa hồng cắm vào lẵng hoa màu đỏ. Sau khi trẻ cắm xong, cô cùng trẻ kiểm tra lại hai lẵng hoa vừa chơi. Nhấn vào đây để tải bài giảng
III . Tổ chức hoạt động 1. Gây hứng thú - Cô và trẻ cùng hát bài “ Màu hoa ” và đi đến mô hình vườn hoa - Cô trò chuyện với trẻ về một số loại hoa trong vườn + Đây là hoa gì ? ( Hoa hồng ). Hoa hồng có màu gì ?( Màu đỏ) + Đây là hoa gì ? ( hoa cúc ). Hoa cúc có màu gì ? ( màu vàng ) - Các con hãy quan sát xem ngoài hoa hồng và hoa cúc, vườn hoa của chúng ta còn có các loài hoa gì nữa? ( hoa đào, hoa mai...) - Các bông hoa trong vườn trông như thế nào? ( đẹp) - Muốn có được những bông hoa đẹp, các con phải nhớ ơn ai? Các con biết cần phải làm gì để bảo vệ hoa? ( biết ơn người trồng hoa. Biết bảo vệ các loài hoa, không ngắt lá bẻ cành) - Mỗi loại hoa đều có màu sắc và hương thơm khác nhau, kích thước to, nhỏ khác nhau. Hôm nay cô con mình sẽ cùng nhận biết và phân biệt kích thước hoa to, hoa nhỏ , các con nhé. Các con hãy trở về chỗ để học bài nào 2 . Nhận biết phân biệt hoa to, hoa nhỏ - Cô cho trẻ quan sát hoa hồng và hoa cúc - Cô để 2 bông hoa cạnh nhau và cho trẻ quan sát, nhận biết về kích thước + Bông hoa cúc trông như thế nào? ( to) + Bông hoa hồng trông như thế nào ? ( nhỏ ) + Hai bông hoa này bông nào to hơn , bông nào nhỏ hơn ?
- Cô chia rổ hoa to hoa nhỏ cho trẻ rồi giới thiệu: - Bác nông dân đã tặng cho cô con mình nhiều rổ đựng gì vậy các con? ( Bông hoa) - Bông hoa này có màu gì ? ( màu vàng ) - Cho tập thể và cá nhân nói: Bông hoa màu vàng - Bông hoa này có màu gì ? ( màu đỏ ) - Cho tập thể vá cá nhân được nói nhiều: Bông hoa màu đỏ + Cô đặt 2 bông hoa chồng khít lên nhau, bông hoa màu vàng ở dưới, bông hoa màu đỏ đặt ở phía trên bông hoa màu vàng . Cô yêu cầu trẻ cũng chồng 2 bông hoa lên như cô làm sau đó quan sát và so sánh - Bông hoa màu vàng trông nh thế nào? ( to ). Cho tập thể và cá nhân nói - Vì sao con biết bông hoa màu vàng to? ( vì cánh hoa còn thừa ra ) - Bông hoa màu đỏ trông nh thế nào? ( nhỏ ) - Vì sao con biết bông hoa màu đỏ nhỏ? ( Vì bông hoa đỏ đặt lên trên bông hoa vàng vẫn nhìn thấy phần cánh hoa màu vàng nên bông hoa đỏ có kích thước nhỏ) - Bông hoa màu vàng so với bông hoa màu đỏ, bông hoa màu vàng như thế nào? (to hơn) - Bụng hoa màu đỏ so với bông hoa màu vàng thì bông hoa màu đỏ như thế nào? (nhỏ hơn ) - Cô cho trẻ chọn hoa to, hoa nhỏ và gọi tên + Chọn bông hoa màu vàng -> Trẻ chọn và nói: Hoa to + Chọn bông hoa màu đỏ-> Trẻ chọn và nói: Hoa nhỏ 3 . Củng cố * Trò chơi chọn hoa - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nói cách chơi: Cô chia rổ có hoa to, hoa nhỏ cho trẻ. - Lần 1: Yêu cầu chọn hoa màu vàng-> Trẻ chọn và nói: Hoa to; yêu cầu chọn hoa màu đỏ-> trẻ chọn và nói: Hoa nhỏ - Lần 2: Cô yêu cầu trẻ chọn hoa to-> trẻ chọn và nói : màu vàng Cô yêu cầu chọn hoa nhỏ thì trẻ chọn và nói: màu đỏ * Trò chơi thả hoa vào rổ to- nhỏ - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nói cách chơi: Cô có rổ to và rổ nhỏ . Yêu cầu trẻ chọn và thả hoa to vào rỏ to, chọn và thả hoa nhỏ vào rổ nhỏ 4. Kết thúc: Cô nhận xét về giờ học, nhắc nhở trẻ, rút kinh nghiệm, động viên khuyến khích trẻ kịp thời |