Giáo trình kinh tế chính trị mác – lênin (dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị) pdf

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giảPGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sáchGiáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • 3. Tổng quan nội dung sáchKinh tế chính trị Mác-Lênin
  • 4. Nhận xét, đánh giá bạn đọc

1. Giới thiệu tác giảPGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin [Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lí luận chính trị] do PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa chủ biên, cùng tập thể tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm tổ chức biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sáchGiáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin [Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lí luận chính trị]

Tác giả: PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa chủ biên

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật

3. Tổng quan nội dung sáchKinh tế chính trị Mác-Lênin

Thực hiện các nghị quyết của đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 28/3/2014, Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 94 về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Kết luận số 94 khẳng định, đổi mới việc học tập bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược; đồng thời yêu cầu đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, tầm một tiếng mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội; bảo đảm thế hệ trẻ Việt Nam luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Dưới sự chủ trì của Ban tuyên giáo trung ương Đảng, Bộ giáo dục và đào tạo, trực tiếp là ban chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình lý luận chính trị, trong những năm qua, việc tổ chức biên soạn cuốn giáo trình các môn lý luận chính trị được thực hiện nghiêm túc, công phu, cẩn trọng với nguyên tắc cần phân định rõ nội dung của từng đối tượng học, từng cấp học, bậc học, tránh trùng lắp, đồng thời bảo đảm tính liên thông.

Đối với sinh viên đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, phải xây dựng các bài giảng chung, tổng hợp các vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin, trọng tâm là về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của đảng. Sinh viên hệ chuyên lý luận chính trị cần học tập các kiến thức sâu rộng, đầy đủ hơn, phù hợp với yêu cầu đào tạo.

Trong quá trình biên soạn, tập thể các tác giả đã kế thừa nội dung các giáo trình do hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bộ giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn. Đồng thời, ban chỉ đạo, tập thể tác giả đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhiều tập thể cũng như các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong cả nước. Cho đến nay, về cơ bản của cháu chị cháu hoàn thành việc biên soạn theo những tiêu chí đề ra.

Nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy, học tập cho giảng viên, sinh viên các trường đại học theo chương trình mới, bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật xuất bản bộ giáo trình lý luận chính trị dành cho bậc đại học hiệu chuyên và không chuyên lý luận chính trị, gồm năm môn:

- Giáo trình triết học Mác-Lênin

- Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin

- Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học

- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh

- Giáo trình lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong đó Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lenin doPGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa chủ biên, cùng tập thể tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm tổ chức biên soạn.

Nội dung giáo trình gồm 6 chương:

Chương 1cung cấp những tri thức cơ bản về sự ra đời và phát triển của môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin; đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và chức năng của khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin trong nhận thức cũng như trong thực tiễn.

Chương 2cung cấp một cách có hệ thống về lý luận giá trị lao động của C. Mác thông qua các phạm trù cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, năng suất lao độ

Chương 3trình bày ba nội dung: 1] Lý luận của C. Mác về giá trị thặng dư, đây cũng chính là nội dung cốt lõi học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, hòn đá tảng trong lý luận kinh tế chính trị của C. Mác; 2] Tích lũy tư bản [cách thức sử dụng giá trị thặng dư]; 3] Phân phối giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.

Chương 4cung cấp hệ thống tri thức lý luận của V.I. Lênin về độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Chương 5cung cấp tri thức lý luận cơ bản về nền kinh tế thị trường mang đặc thù phát triển của Việt Nam, vấn đề quan hệ lợi ích và bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam.

Chương 6cung cấp hệ thống tri thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó đề cập những nội dung cơ bản như: khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp; khái quát về công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu; tính tất yếu và nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đặc biệt, Chương 6 nhấn mạnh đến những quan điểm và giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Để giúp sinh viên nắm chắc và vận dụng các kiến thức đã học, cuối mỗi chương các tác giả tóm tắt lại nội dung của chương và đưa ra các thuật ngữ cần ghi nhớ, vấn đề thảo luận, câu hỏi ôn tập.

4. Nhận xét, đánh giá bạn đọc

Giáo trình trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức lý luận cốt lõi của kinh tế chính trị Mác - Lênin trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam và thế giới. Trên cơ sở đó, sinh viên hình thành tư duy lý luận, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp với bản thân; xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác - Lênin, hình thành nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để có thể hoạt động tốt trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận cũng như tham gia các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội.

Cuốn sách được viết khá đầy đủ, chi tiết dễ đọc và dễ hiểu hơn các sách chuyên khảo khác trong cùng lĩnh vực.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sáchGiáo trình kinh tế chính trị Mác-Lenin [dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị]".

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây nội dung của Học thuyết giá trị thặng dư để bạn đọc tham khảo:

Học thuyết giá trị thặng dưđược hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự.

Trong thế giớihàng hóa, xuất hiện loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản trong mối quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê và xuất hiện sự chiếm đoạt giá trị thặng dư. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư.

Sức lao động là toàn bộ những năng lực [thể lực và trí lực] tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa. Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi người có sức lao động hoàn toàn tự do về thân thể có toàn quyền bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất định; khi họ bị tước đoạt mọi tư liệu sản xuất để sống, buộc phải bán sức lao động của mình. Cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.

Giá trị hàng hóa sức lao độnglà toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đủ để duy trì sức khỏe của người lao động ở trạng thái bình thường; chi phí đào tạo tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động; giá trị tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế, tức con cái của công nhân. Tiền công hay tiền lương là sự biểu thị bằng tiền giá trị sức lao động, hoặc là giá cả của sức lao động.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động để sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

Trên thực tế, giá trị của hàng hóa sức lao động biểu hiện bằng tiền công, tiền lương của người công nhân làm thuê do người chủ tư bản trả. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động biểu hiện người công nhân chỉ cần dùng một phần ngày lao động để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa ngang bằng với chi phí nuôi bản thân và nuôi gia đình mình [tiền công], phần còn lại thì làm không công, tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, đó là nguồn gốc lợi nhuận, nguồn gốc giàu có của chủ tư bản. Đó cũng là nội dung căn bản nhất của học thuyết giá trị thặng dư .

Như vậy, tư bản không phải là vật, là tiền mặc dù hình thức biểu hiện ban đầu của nó là một lượng tiền nhất định, mà là một quan hệ sản xuất xã hội. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột người công nhân làm thuê. Sở dĩ tư bản có giá trị này là do người công nhân không có công cụ, phương tiện để vật hóa lao động của mình. Để sống, để tồn tại, người công nhân buộc phải bán sức lao động của mình. Sau khi mua sức lao động, nhà tư bản có quyền sử dụng hàng hóa sức lao động này.

Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Họ thương sử dụng hai phương pháp chủ yếu: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Ví dụ các nhà tư bản thường sử dụng các biện pháp như kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, giảm tiền công…

Sản xuất giá trị thặng dư tương đối do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. Biện pháp mà các nhà tư bản thường dùng là áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động xã hội để thu nhiều giá trị thặng dư. Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối, là cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

Do ưu thế của sản xuất đại công nghiệp, do khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại, năng suất lao động ngày càng cao đã làm phá sản hàng loạt những người sản xuất hàng hóa nhỏ, buộc họ phải tham gia vào đội ngũ những người làm thuê cho nhà tư bản. Từ đó quy mô giá trị thặng dư tăng lên, tích luỹ tư bản càng lớn, thủ tiêu sản xuất nhỏ càng nhanh, sản xuất lớn phát triển và thu giá trị thặng dư ngày càng lớn hơn.

Sự cạnh tranh trong sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường nguyên liệu… là nguyên nhân của những cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô ngày càng lớn..Giai cấpcông nhân và nhân dân lao động bị bóc lột càng nhiều hơn. Tính chất xã hội hóa của sản xuất ngày càng cao mâu thuẫn gay gắt với quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Các hoạt động đấu tranh chống giai cấp tư sản, chống chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất tất yếu sẽ bùng nổ.

Video liên quan

Chủ Đề