Giọng điệu của bài thơ Nam quốc sơn hà là gì

Soạn bài Sông núi nước Nam Nam quốc sơn hà

1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích [*] để nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà [bản phiên âm chữ Hán] về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.


2. Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?


3. Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý [bày tỏ ý kiến]. Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó.


4. Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm [bày tỏ cảm xúc] không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? [lộ rõ, ẩn kín]


5. Qua các cụm từ tiệt nhiên [rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác], định phận tại thiên thư [định phận tại sách trời], hành khan thủ bại hư [chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại], hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

Lời giải:
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 trang 64 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích [*] để nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà [bản phiên âm chữ Hán] về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Bài Nam quốc sơn hà là bài thơ chữ Hán được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật :
- Số câu: 4
- Số chữ: 7
- Cách hợp vần: tiếng cuối của câu 1, 2, 4. Đó là cư, thư, hư

Câu 2 trang 64 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào có thểxâm phạm.
Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:
Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam [hai câu đầu].
Kẻ thù không được xâm phạm [hai câu sau].

Câu 3 trang 64 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý [bày tỏ ý kiến]. Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó.

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý bởi đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm. Bố cục như thế rất rõ và chặt chẽ, lời nói chắc nịch dứt khoát theo mạch ý hết sức tự có chủ quyền và bảo vệ chủ quyền.

Câu 4 trang 64 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm [bày tỏ cảm xúc] không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? [lộ rõ, ẩn kín]
Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó.
Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm [bày tỏ, cảm xúc] ẩn kín vào bên trong ý tưởng. Âý là thái độ tin tưởng mãnh liệt vào chân lí và sự thất bại nếu đụng tới chân lí đó.Qua các cụm từ: tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.

Câu 5 trang 64 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Qua các cụm từ tiệt nhiên [rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác], định phận tại thiên thư [định phận tại sách trời], hành khan thủ bại hư [chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại], hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

Qua các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư, ta thấy được bài thơ thể hiện rất rõ giọng điệu hào sảng, đanh thép và đầy uy lực.
Chính bằng cái giọng điệu đanh thép đó, ta cũng đã chứng minh được rằng Nam đế cư là vua của nước Nam, là một ông vua quyết định mọi việc nhưng không dưới quyền cai quản của bất cứ một ông vua nào khác [Hoàng đế Trung Quốc].
II. LUYỆN TẬP

Câu 1 trang 65 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là Nam nhân cư [người Nam ở] mà lại nói Nam đế cư [vua Nam ở] thì em sẽ giải thích thế nào?

Sở dĩ không nóí Nam nhân cư, mà nói Nam đế cư, vì nói Nam đế là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể có đế được. Hơn nữa, xưa kia các vua Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là đế còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu chỉ là các nước nhỏ, vua chỉ được gọi là vương, vì thế nói Nam đế là một cách xem nước ta cũng ngang hàng, cũng có chủ quyền như nước Tàu vậy.

Câu 2 trang 65 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Học thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam [phiên âm và bản dịch thơ]

Học sinh tự học thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam.
Giải các bài tập Bài 5 SGK Ngữ văn 7 Sông núi nước Nam [Nam quốc sơn hà] Phò giá về kinh [Tụng giá hoàn kinh sư] Từ Hán Việt Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Mục lục Lớp 7 theo chương Chương 1: Môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người trong đới nóng - Phần 2: Các môi trường địa lý Chương 1: Số hữu tỉ. Số thực - Đại số 7 Chương 1: Quang học - Giải bài tập SGK Vật lý 7 Chương 1: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song - Hình học 7 Chương 1: Số hữu tỉ. Số thực - Phần đại số Chương 1: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song - Phần hình học Chương 2: Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa - Phần 2: Các môi trường địa lý Chương 2: Âm học - Giải bài tập SGK Vật lý 7 Chương 2: Hàm số và đồ thị - Đại số 7 Chương 2: Tam giác - Hình học 7 Chương 6: Châu Phi - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục Chương 1: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê [thế kỉ X] - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX Chương 2: Hàm số và đồ thị - Phần đại số Chương 2: Tam giác - Phần hình học Chương 3: Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - Phần 2: Các môi trường địa lý Chương 3: Điện học - Giải bài tập SGK Vật lý 7 Chương 3: Thống kê - Đại số 7 Chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy trong tam giác - Hình học 7 Chương 7: Châu Mĩ - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh - Giải bài tập SGK Sinh học 7 Chương 2: Ngành ruột khoang - Giải bài tập SGK Sinh học 7 Chương 3: Thống kê - Phần đại số Chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường thẳng đồng quy trong tam giác - Phần hình học Chương 4: Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh - Phần 2: Các môi trường địa lý Chương 4: Biểu thức đại số - Đại số 7 Chương 8: Châu Nam Cực - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục Chương 4: Biểu thức đại số - Phần đại số Chương 5: Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người vùng núi - Phần 2: Các môi trường địa lý Chương 9: Châu Đại Dương - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục Chương 3: Các ngành Giun - Giải bài tập SGK Sinh học 7 Chương 4: Ngành thân mềm - Giải bài tập SGK Sinh học 7 Chương 10: Châu Âu - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục Chương 5: Ngành chân khớp - Giải bài tập SGK Sinh học 7 Chương 2: Nước Đại Việt thời Lý [thế kỉ XI - XII] - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX Chương 6: Ngành động vật có xương sống - Giải bài tập SGK Sinh học 7 Chương 7: Sự tiến hóa của động vật - Giải bài tập SGK Sinh học 7 Chương 8: Động vật và đời sống con người - Giải bài tập SGK Sinh học 7 Chương 3: Nước Đại Việt thời Trần [thế kỉ XIII - XIV] - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX Chương 4: Đại Việt thời Lê sơ [Thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI] - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX Chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX Chương 6: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
Bài trước Bài sau

Video liên quan

Chủ Đề