Glucose máu là gì

Glucose máu là chỉ số biểu thị nồng độ đường glucose trong máu. Chỉ số này quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe. Do đó, xét nghiệm glucose máu được các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện định kỳ, đặc biệt là với những có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Glucose là gì? Vai trò và hoạt động của glucose trong cơ thể

Glucose là một loại đường đơn được cơ thể tạo ra qua quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm đường, bột. Quá trình di chuyển của glucose vào máu để đến các tế bào sẽ hình thành nên khái niệm đường huyết [glucose máu].

Glucose được tạo ra nhiều lần trong ngày sau mỗi quá trình bạn nạp thức ăn vào cơ thể. Lúc này, các enzyme tiêu hóa được sinh ra và phá vỡ các đường đa trong thực phẩm tạo thành đường glucose và thẩm thấu vào máu.

Nồng độ glucose máu tăng lên sẽ kích thích tuyến tụy tiết ra hormon insulin. Hormone này giúp cân bằng đường huyết bằng cách ức chế quá trình sản xuất glucose từ gan, tăng lưu trữ glucose ở gan, cơ và xương. Bên cạnh đó, một phần glucose sẽ được vận chuyển vào trong tế bào để để tạo ra năng lượng, nước và CO2.

Bất kỳ nguyên nhân nào khiến tuyến tụy không tiết đủ insulin hoặc insulin tiết đủ nhưng gan không nhận diện được đều có thể gây tăng đường huyết và dẫn đến bệnh đái tháo đường. Lúc này, người bệnh buộc phải áp dụng các biện pháp để kiểm soát glucose máu để ngăn chặn các tổn thương cho các cơ quan.

Có thể thấy, glucose có mặt ở hầu hết các cơ quan trọng cơ thể. Do đó, vai trò của chúng là không thể thay thế:

  • Tạo năng lượng trực tiếp: Glucose là thành phần trực tiếp tạo ra đồng tiền năng lượng ATP phục vụ cho mọi hoạt động của cơ thể. cho cơ thể mà không cần trải qua nhiều chuyển hóa phức tạp. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, glucose kích thích cảm giác ngon miệng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Dự trữ năng lượng cho cơ thể: Tại gan và cơ, glucose được dự trữ dưới dạng glycogen. Nguồn năng lượng dự trữ này giúp duy trì hoạt động của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng chất. Đây cũng là lý do vì sao cơn đói chỉ xuất hiện khoảng 30 phút rồi trở về bình thường ngay cả khi bạn chưa ăn gì.
Glucose là một loại đường đơn được cơ thể tạo ra qua quá trình tiêu hóa.

 ☛ Đọc hiểu thêm thông tin qua bài viết sau nếu thấy có ích cho bạn: Glucose trong máu bao nhiêu là cao?

Chỉ số glucose máu là gì?

Glucose máu [Glycemic Index – GI] là chỉ số biểu thị cho nồng độ đường glucose trong máu. Chỉ số này có thể thay đổi liên tục tùy vào từng thời điểm trước, trong hoặc sau khi ăn.

Chỉ số glucose máu được xác định thông qua 2 đơn vị quốc tế là milligrams/deciliter [mg/dL] hoặc millimoles/liter [mmol/L]. Bạn có thể thực hiện chuyển đổi giá trị giữa 2 đơn vị bằng cách:

  • mg/dL= [mmol/L] :18
  • mmol/L = [mg/dL] x 18

Chỉ số glucose máu [GI] được phân thành các mức cao, trung bình, thấp. Những thực phẩm có GI cao chứa đường glucose dễ hấp thu. Sau khi ăn, thực phẩm này khiến glucose máu tăng vọt rồi giảm nhanh chóng. Ngược lại, thực phẩm có GI thấp khiến đường huyết tăng chậm và giảm chậm hơn. Nhờ vào cách phân loại này, chuyên gia dinh dưỡng có thể lựa chọn thực phẩm phù hợp với người bệnh tiểu đường.

Glucose máu là chỉ số biểu thị cho nồng độ đường glucose trong máu.

Các phương pháp xác định glucose máu

Đường máu thường được xác định bằng phương pháp xét nghiệm máu tại 3 thời điểm như sau:

  • Xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Xét nghiệm glucose máu lúc đói: Được thực hiện sau khi bệnh nhân nhịn ăn 8 – 14 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Xét nghiệm glucose máu sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp glucose 75g đường uống: Bệnh nhân cần nhịn ăn qua đêm, sau đó, uống dung dịch chứa 75g đường glucose và lấy máu xét nghiệm sau 24h.
  • Xét nghiệm chỉ số HbA1c: Đây là xét nghiệm đường huyết ước đoán giúp xác định nồng độ glucose máu trung bình 3 tháng gần nhất.  Xét nghiệm này có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Bạn không cần quá lo lắng xem mình nên chọn loại xét nghiệm nào trong số những xét nghiệm trên. Lý do là trước đó, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và chỉ định xét nghiệm phù hợp.

Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, bạn cần lưu ý một số thông tin dưới đây:

  • Xét nghiệm đường đói: Bạn buộc phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Trong thời gian này, bạn chỉ có thể uống nước lọc hoặc nước đun sôi. Vì vậy, xét nghiệm này được khuyến cáo nên làm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Chú ý tinh thần: Những người quá lo lắng có thể làm đường máu tăng cao. Do đó, hãy cân bằng cảm xúc để có tinh thần lạc quan nhất trước khi xét nghiệm.
  • Thông báo cho bác sĩ những loại thuốc đang dùng: Một số thuốc có thể gây ảnh hưởng đến glucose máu như: thuốc chống viêm corticoid, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc chống viêm steroid và non – steroid,…

Lưu ý: Xét nghiệm glucose máu giúp sàng lọc tiểu đường được khuyến cáo thực hiện ở những người trên 45 tuổi, người thừa cân [BMI > 25] hoặc có yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường.

Xét nghiệm glucose máu giúp sàng lọc tiểu đường.

Chỉ số glucose máu cảnh báo nguy hiểm khi nào?

Ở người bình thường, chỉ số glucose máu lúc đói dao động trong khoảng 90 – 120 mg/ dL. Đây được coi là chỉ số tiêu chuẩn để đánh giá glucose huyết bình thường hay không bởi nó ít chịu động của tâm lý, chế độ ăn uống nhất.

Cảnh báo nguy hiểm về chỉ số glucose máu được phân thành nhiều mức khác nhau. Ở mỗi mức, bệnh nhân cần có sự xử trí phù hợp để tránh gặp phải nguy hiểm. Cụ thể:

  • GI < 50mg/ dL: Đường huyết quá thấp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc phù hợp.
  • GI từ 70 – 90 mg/ dL: Đường huyết thấp. Bệnh nhân nên thăm khám để có sự tư vấn từ chuyên gia y tế. Với những người đã được tư vấn, cần xử trí đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • GI từ 120 – 160 mg/ dL: Đường huyết khá cao. Bệnh nhân nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia y tế.
  • GI từ 160 – 240 mg/ dL: Đường huyết cao. Bệnh nhân cần giảm đường trong máu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • GI từ 240 – 300 mg/ dL: Đường huyết cao bất thường có thể do tiểu đường không được kiểm soát tốt. Bạn cần thăm khám sớm nhất tại cơ sở y tế.
  • GI > 300 mg/ dL: Đường huyết rất cao có thể gây ra biến chứng cấp tính. Bạn cần đến cơ sở y tế ngay để được nhân viên y tế trợ giúp.
Chỉ số glucose máu tăng cao cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm.

Ý nghĩa của chỉ số glucose máu trong chẩn đoán bệnh tiểu đường

Có thể nói, ý nghĩa quan trọng nhất của chỉ số glucose máu là để chẩn đoán, theo dõi và đánh giá bệnh tiểu đường. Nhờ chỉ số glucose máu, bạn có thể biết mình đang bình, đang trong giai đoạn tiền tiểu đường hay đã mắc tiểu đường.

Chẩn đoán tiểu đường có thể dựa vào kết quả glucose máu của một trong số những xét nghiệm dưới đây:

Xét nghiệm glucose lúc đói

  • Người bình thường: GI < 100 mg/ dL [5,6 mmol/ L]
  • Người tiền tiểu đường: GI từ 100 – 125 mg/ dL [5,6 – 6,9 mmol/ L]
  • Người tiểu đường: GI> 125 mg/ dL [6,9 mmol/ L]

Nghiệm pháp dung nạp đường glucose 75g đường uống sau 2h

  • Người bình thường: GI < 140 mg/ dL [7,8 mmol/ L]
  • Người tiền tiểu đường: GI từ 140 – 199 mg/ dL [7,8 – 11 mmol/ L]
  • Người tiểu đường: GI> 199 mg/ dL [11 mmol/ L]

Xét nghiệm glucose máu tại thời điểm bất kỳ

  • Không áp dụng để xác định trường hợp bình thường hoặc tiền tiểu đường.
  • Người tiều đường: GI> 199 mg/ dL [11 mmol/ L]

Xét nghiệm HbA1C

  • Người bình thường: HbA1C < 5,7%
  • Người tiền tiểu đường: HbA1C từ 5,7% – 6,4%:
  • Người tiểu đường: HbA1C > 6,4%:

Những trường hợp được chẩn đoán mắc tiểu đường cần chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng. Những người tiền tiểu đường có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường sau 5 – 10 năm nếu không được kiểm soát tốt. Do đó, nhóm đối tượng này cần được tư vấn dinh dưỡng và chú ý điều chỉnh lối sống, sinh hoạt thật khoa học.

Glucose máu tăng cao cảnh báo nhiều nguy cơ với sức khỏe

Glucose máu tăng cao không chỉ là cơ sở chẩn đoán tiểu đường mà còn dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể:

  • Ảnh hưởng đến tuyến tụy: Đường máu tăng cao khiến tuyến tụy phải tăng tiết insulin quá mức. Tình trạng này kéo dài khiến tụy bị suy giảm chức năng và hư hỏng.
  • Biến chứng nguy hiểm: Đường huyết tăng làm tăng áp lực lên thành mạch. Lâu dần, mạch máu giảm tính đàn hồi, trở nên xơ cứng. Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như: huyết áp tăng, suy thận, nhiễm trùng da, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, giảm thị lực, rối loạn cương dương, hoại tử vết thương,….
  • Cường toan máu: Glucose máu tăng cao kéo theo nồng độ ceton tăng. Hiện tượng này khiến máu bị nhiễm toan [hay acid] dẫn đến hôn mê thời gian dài thậm chí tử vong.
  • Tăng áp lực thẩm thấu: Glucose tăng cao khiến máu trở thành môi trường ưu trương. Tình trạng này có thể gây rối loạn tri giác, mất nước quá mức dẫn đến tử vong.

Phải làm gì khi glucose máu tăng cao?

Kiểm soát glucose máu là việc làm quan trọng giúp cơ thể tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt với những người trong giai đoạn tiền tiểu đường, việc cân bằng glucose máu giúp ngăn chặn tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Để đạt được mục tiêu, người bệnh cần lựa chọn và phối hợp đồng thời nhiều phương pháp phù hợp kiểm soát glucose máu tốt nhất.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Khẩu phần ăn uống lúc này của người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm giàu carbohydrate. Đây là nguồn cung cấp dồi dào glucose. Do đó, sử dụng nhiều thực phẩm nhóm này sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng.

Những thực phẩm điển hình của nhóm này gồm có: cơm trắng, bún, miến, bánh mì, mì tôm, bánh quy, các loại kẹo, nước ngọt, hoa quả mọng ngọt…

Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này giúp tránh được quá trình glucose hấp thu ồ ạt vào máu. Thực phẩm giàu chất xơ thường là: các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả nhạt,…

Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp kiểm soát glucose máu.

Tăng cường tập luyện

Các chuyên gia cho biết, tập luyện thể chất liên tục ở cường độ cao giúp cơ thể đốt đường nhanh chóng. Ngoài ra, các bài tập thể dục cũng khắc phục được hiện tượng kháng insulin. Nhờ đó, đường huyết được kiểm soát hiệu quả.

Bệnh nhân nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập thể dục phù hợp.

Uống thuốc

Trường hợp bệnh nhân được xác định tiểu đường cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc điều trị bao gồm: Uống đúng thuốc, uống đủ liều và uống đúng thời điểm được hướng dẫn.

Thuốc điều trị tiểu đường thường có nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, ngay khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động thông báo cho bác sĩ của mình.

Thăm khám đúng hẹn

Việc tái khám trong điều trị tiểu đường là rất quan trọng. Thông qua các đợt tái khám, bác sĩ có thể nắm được tiến triển bệnh của bạn để điều chỉnh phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Vậy nên, hãy thăm khám đúng lịch hẹn với bác sĩ của mình.

Sử dụng liệu pháp tự nhiên giúp giảm glucose máu

Bên cạnh phác đồ điều trị chuyên biệt, người bệnh có thể áp dụng một số thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát tình trạng tăng glucose máu.

Hiện nay, trà Giảo cổ lam là một trong những liệu pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng trong những trường hợp glucose máu tăng cao. Tuy nhiên, để chọn được loại trà chất lượng bạn nên chú ý những thông tin sau:

  • Chọn loại Giảo cổ lam 5 lá: Đây là loại Giảo cổ lam có nồng độ hoạt chất cao, hiệu quả kiểm soát đường huyết đã được chứng minh bởi Viện Karolinska Thụy Điển và Viện Dược liệu Trung ương
  • Chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, uy tín:  Một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và bào chế các sản phẩm từ thảo dược là Dược phẩm Tuệ Linh. Bạn nên chọn những đơn vị lớn như vậy để tránh mua phải các loại thảo dược trôi nổi, kém chất lượng.
  • Chọn loại đã được phân liều hợp lý: Trên thực tế, tác dụng kiểm soát đường huyết. của cây Giảo cổ lam đến từ hoạt chất Phanosid. Để có được hiệu quả tốt, bệnh nhân phải cung cấp một lượng thảo dược vừa đủ. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn các sản phẩm đã được phân liều phù hợp, tránh việc sử dụng quá ít hay quá nhiều.
  • Phương pháp chế biến phù hợp: Sử dụng Giảo cổ lam đơn độc dưới dạng pha trà được cho là phương thức đơn giản, lấy được nhiều hoạt chất và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Bạn nên tránh quá nhiều loại thảo dược khác nhau nếu không nắm được cách  phối hợp sẽ không hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.
Trà giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hạ glucose máu

TràGiảo Cổ Lam Tuệ Linh là thương hiệu duy nhất hiện nay đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Giảo cổ lam sang các thị trường khó tính như Đức và Slovakia. Với các ưu điểm như:

  • Vùng trồng Giảo cổ lam sạch, theo tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO
  • Chỉ gồm Giảo cổ lam 5 lá – Gynostemma pentaphyllum
  • Hiệu quả – an toàn cho người mỡ máu cao, huyết áp cao, tiểu đường

Để mua được giảo cổ lam đúng loại 5 lá, đảm bảo các tiêu chuẩn từ trồng đến thu hái. Thay vì lựa chọn các sản phẩm lá giảo cổ lam trôi nổi trên thị trường hãy tìm đến các nhà thuốc địa chỉ bán Giảo cổ lam Tuệ Linh để mua nhé! Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian bạn có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. 

Lời kết

Glucose máu là chỉ số mang nhiều ý nghĩa. Hy vọng những tổng hợp và phân tích trong bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin cần thiết về chỉ số này. Tuy nhiên, nếu bạn đang có bất thường về xét nghiệm glucose máu, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.

Nguồn tham khảo

//www.webmd.com/diabetes/how-sugar-affects-diabetes

//www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html

Video liên quan

Chủ Đề