Hà nội ngày bao nhiêu hết giãn cách

Chuyên gia đánh giá việc Hà Nội nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9 là khả quan - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hà Nội đang ngày đêm tiến hành tiêm vắc xin COVID-19, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm cho 100% người dân.

Với những quyết tâm trên từ TP và căn cứ tình hình dịch bệnh ở thời điểm hiện tại, một chuyên gia cho rằng việc Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 21-9 là rất khả quan.

Điều kiện nào cho Hà Nội nới lỏng giãn cách?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 11-9, ​PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết để Hà Nội gỡ bỏ giãn cách sau ngày 21-9, các chỉ số nguy cơ bùng phát dịch phải giảm xuống ở mức tối thiểu.

Ngoài ra, việc kiểm soát được những ca bệnh từ bên ngoài TP Hà Nội không để xâm nhập vào phải được kiểm soát một cách có hiệu quả, đồng thời các biện pháp đáp ứng đảm bảo nới lỏng vẫn kiểm soát được tình hình dịch" - ông Phu nói.

Theo ông Trần Đắc Phu, việc ngăn chặn các nguồn nguy cơ từ bên ngoài là tối quan trọng, nếu không kiểm soát được vấn đề này sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, những nỗ lực chống dịch gần 2 tháng qua coi như bằng không.

"Hà Nội cũng cần xem xét ý thức của người dân, các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp và các mô hình an toàn đã đáp ứng an toàn đủ chưa? Nếu sau nới lỏng giãn cách mà không thực hiện các biện pháp phòng dịch, cũng như người dân lại chủ quan thì rất nguy hiểm.

Vấn đề đẩy nhanh tiêm vắc xin COVID-19 ở Hà Nội cũng rất quan trọng, khi độ phủ vắc xin cao thì khả năng nới lỏng cũng sẽ tăng lên. Đây cũng là một điều kiện hàng đầu để TP làm cơ sở để tính toán việc nới lỏng giãn cách".

Ngoài ra, theo ông Phu, Hà Nội cần xây dựng các phương án, kế hoạch, chiến lược cụ thể để biết sau khi nới lỏng giãn cách, TP sẽ đi theo hướng nào:

"Tôi chắc chắn sau khi nới lỏng thì vẫn có những vùng phải phong tỏa, nhưng rất hẹp, một số hoạt động nguy cơ cao vẫn chưa được phép hoạt động. Hà Nội có thể vẫn sẽ đánh giá từng vùng, nhưng không như hiện nay mà phải thu gọn lại, chia vùng theo từng quận.

Ví dụ như phường Thanh Xuân Trung, khi có ổ dịch không nên phong tỏa toàn phường, mà chỉ phong tỏa điểm dịch nơi có ca nhiễm, đánh giá bên ngoài không có nguy cơ thì không phải phong tỏa".

'Khả năng cao Hà Nội sẽ nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9'

Trước câu hỏi tính khả quan của việc Hà Nội nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9, PGS.TS Trần Đắc Phu chia sẻ:

"Tôi nghĩ việc nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9 khả quan, vì TP đang tiến hành xét nghiệm, tầm soát diện rộng. Có thể để F0 về 0 thì rất khó, nhưng số ca bệnh ngoài cộng đồng cũng đang giảm đáng kể".

Qua thời gian giãn cách xã hội, ông Phu cho biết ý thức của người dân cũng đã tốt lên, chính quyền có thêm kinh nghiệm, cách làm mới, nên việc đáp ứng với tình hình dịch bệnh là tương đối tốt.

"Tuy nhiên, không vì những lý do trên mà chủ quan, lơ là vì dịch bệnh vẫn rất tiềm ẩn, vì đây là trung tâm của cả nước, việc giao lưu, đi lại nên nguy cơ dịch vẫn rất phức tạp", ông Phu nói.

Nên xem lại việc tổ chức tiêm vắc xin

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 diện rộng cho người dân trong thời gian gần đây, giáo sư, anh hùng lao động, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - chủ tịch Hội Huyết học truyền máu Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Huyết học truyền máu trung ương, cho biết đây là việc làm kịp thời, cần thiết.

"Hà Nội được Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vắc xin COVID-19, đồng thời TP cũng đang đẩy mạnh việc tiêm vắc xin cho nhân dân, đây là việc cần làm nhất, cần làm ngay, là một bước quan trọng nhất để đẩy lùi dịch bệnh ở Hà Nội", ông Trí chia sẻ.

Nhưng hiện một số điểm tiêm chủng tại Hà Nội xảy ra tình trạng đông đúc, chen lấn, không đảm bảo các yêu cầu phòng dịch, ông Trí cho rằng Hà Nội cần nghiên cứu lại phương án tổ chức tiêm chủng khoa học nhất, thuận lợi nhất cho người dân.

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - khuyến cáo việc Hà Nội tập trung đông người tại các điểm tiêm vắc xin rất nguy hiểm, cần phải đảm bảo khoảng cách.

"Việc tụ tập đông người tại các điểm tiêm vắc xin là do công tác tổ chức, quản lý. Các phường, tổ dân phố cần phải hẹn giờ để tránh trùng lặp với nhau. Những người làm công tác tổ chức ở các điểm tiêm chủng phải điều phối để giữ được khoảng cách, có thể kéo dài thời gian tiêm đến đêm, nhưng không nên tập trung đông người", ông Nga lưu ý.

'Hà Nội sống chung với COVID-19 kể từ ngày 15-9' là tin giả

PHẠM TUẤN

NÓNG: Hà Nội có thể nới lỏng giãn cách sau 15-9 và 21-9

[NLĐO]- Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự đảng UBND TP xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15-9 và 21-9.

  • Sau nhiều ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 chiều 13-9

  • Hà Nội đạt kỷ lục tiêm tới 600.000 mũi vắc-xin Covid-19/ngày

  • Ghi nhận 3 trường hợp từ TP HCM về Hà Nội mắc Covid-19

  • Xây dựng kịch bản khi hết giãn cách xã hội ở Hà Nội

Ngày 13-9, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, đánh giá về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.

Người dân ở phường Giáp Bát [quận Hoàng Mai, Hà Nội] vui mừng khi được dỡ bỏ cách ly y tế - Ảnh: Ngô Nhung

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội báo cáo về kết quả thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt là chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng thần tốc trong những ngày vừa qua, Thường trực Thành ủy đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu, trong đó có gần 8.000 cán bộ y tế của 12 tỉnh, thành phố về hỗ trợ cho TP.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được, Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự đảng UBND TP xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15-9 và 21-9.

Trước đó, từ 6 giờ ngày 24-7, TP Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Đến ngày 3-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký, ban hành Chỉ thị số 20 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.Theo đó, từ 6 giờ 6-9 đến 6 giờ 21-9, TP Hà Nội quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng.

Ngày 13-9, TP Hà Nội ghi nhận 37 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 32 ca tại khu cách ly, 4 ca tại khu vực phong tỏa, 1 ca thuộc khu vực ổ dịch cũ.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 [từ ngày 27-4-2021] có 3.817 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.595 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.222 ca.

B.H.Thanh

Video liên quan

Chủ Đề