Hàng năm có bao nhiêu trẻ em chết vi tngt

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1248/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 [sau đây gọi tắt là Chương trình] là kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm bảo đảm tính mạng và sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

Chương trình cũng đề ra các mục tiêu cụ thể.

Trước hết, giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em. Cụ thể là giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 550/100 nghìn trẻ em và 500/100 nghìn trẻ em vào năm 2030.

Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 16/100 nghìn trẻ em và 15/100 nghìn trẻ em vào năm 2030. Hằng năm giảm 5 - 10% số trẻ em bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ.

Giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030.

Hình thành 7 triệu ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn vào năm 2025 và 8 triệu Ngôi nhà an toàn vào năm 2030. 12.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn vào năm 2025 và 15.000 vào năm 2030; 400 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào năm 2025 và 500 vào năm 2030.

Một mục tiêu quan trọng khác là truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.

Cụ thể, 90% trẻ em, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em năm 2025 và 95% vào năm 2030.

90% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ năm 2025 và 95% vào năm 2030.

60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và 70% vào năm 2030; 50% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và 60% vào năm 2030.

90% trẻ em sử dụng áo phao cứu sinh khi tham gia giao thông trên các phương tiện đường thủy nội địa có bắt buộc sử dụng phao cứu sinh năm 2025 và 95% vào năm 2030.

Một mục tiêu nữa được nhấn mạnh là đào tạo, tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan. 70% cán bộ cấp xã, công chức, viên chức, giáo viên, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em năm 2025 và 90% vào năm 2030.

100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thu thập thông tin, dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thí điểm và nhân rộng việc triển khai chương trình hướng dẫn, tư vấn, giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, dạy bơi an toàn cho trẻ em.

Chương trình cũng đề ra chín nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, nhấn mạnh tới việc hướng dẫn, tư vấn, giáo dục cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Thí điểm và nhân rộng các mô hình về tư vấn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng, trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; nghiên cứu hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Bên cạnh việc xử phạt nghiêm, theo ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ duy trì việc tuyên truyền nhắc nhở này trong suốt năm học để không chỉ học sinh, mà ngay cả phụ huynh cũng sẽ chú trọng hơn trong việc đội mũ, nhắc nhở con em mình đội mũ bảo hiểm trước khi ra đường.

Thông tin được đưa ra tại Lễ phát động chiến dịch an toàn cho trẻ em khi ngồi trên ô tô với tên gọi "Bảo vệ điều quý giá của bạn" do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã chọn chủ đề năm An toàn giao thông 2018 là “An toàn giao thông cho trẻ em”, với mục tiêu giảm 10% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông so với năm 2017.

Sáng 27/4, Ủy ban ATGT Quốc gia công bố kế hoạch tổ chức tuần lễ an toàn giao thông đường bộ lần thứ 3 do Liên Hợp Quốc kêu gọi với chủ đề "Trẻ em và an toàn giao thông".

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc Gia cho biết, mỗi năm trên thế giới có trên 186.000 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ, trung bình cứ 4 phút trôi qua có một trẻ em mất đi mạng sống. Tại Việt Nam, con số này lên tới gần 2.000 trẻ mỗi năm.

Nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm cho con

Trong thực tế, tai nạn giao thông là một trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho tất cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Trong đó tỉ lệ trẻ tử vong khi đi bộ một mình chiếm 36%, bị nạn khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp, xe mô tô, xe máy chiếm 20%.

Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á [AIP] cho rằng, những con số trên đã cảnh báo nghiêm trọng vấn đề tai nạn giao thông trẻ em. Để nâng cao ý thức, tăng cường văn hóa an toàn giao thông cần phải bắt đầu từ các nhà trường.

"Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu về tiêm chủng. Việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em cần phải được xác định quan trọng như tiêm vắc xin, phải sử dụng hàng ngày để bảo vệ trẻ em", ông Greig Craft nhấn mạnh.

Để hưởng ứng tuần lễ an toàn giao thông đường bộ, tất cả học sinh tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ cùng nhau kêu gọi ký cam kết vào Thư kiến nghị của trẻ em gửi các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cùng chung tay hành động vì an toàn đường bộ cho trẻ em.

Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - Sinh viên [Bộ GD-ĐT] cho hay, Bộ đang tích cực triển khai việc thu thập chữ ký của học sinh đưa vào thư kiến nghị gửi tới các cơ quan quản lý, đồng thời yêu cầu phụ huynh ký cam kết với nhà trường và sẽ có hình thức nhắc nhở khi vi phạm.

Nói về tuần lễ an toàn giao thông đường bộ, ông Khuất Việt Hùng cho biết, đây chỉ là điểm nhấn còn việc đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em phải là hoạt động hàng ngày.

"Mục tiêu cuối cùng là làm sao cho trẻ đi bộ, đi xe đạp và các phương tiện giao thông đến trường an toàn và làm sao để tất cả trẻ em có mũ bảo hiểm để đội", ông Hùng nhấn mạnh.

Theo ông Hùng, thời gian qua, sau khi công an cả nước ra quân xử phạt trẻ em không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đã có gần 18.000 trường hợp bị nhắc nhở, gần 5.000 trường hợp bị lập biên bản. Đến nay, số lượng cha mẹ đội mũ bảo hiểm cho con đã tăng lên đáng kể.

Có bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông?

Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người chết và 50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông [TNGT]; TNGT vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với lứa tuổi thanh thiếu niên từ 15 -27 tuổi.

1 phút có bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông?

Những hiểm hoạ từ tai nạn giao thông đường bộ: Mỗi ngày, trên thế giới, gần 2.000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn đường bộ, trong số đó có 500 trẻ em. Cứ bốn phút có một trẻ tử vong trên đường.

Đảm bảo an toàn giao thông là gì?

Như vậy, có thể hiểu an toàn giao thông là việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông không xảy ra bất cứ sự cố hay vấn đề gì liên quan đến bị thương hay tử vong do va chạm giao thông hoặc các yếu tố bên ngoài tác động.

Tai nạn thương tích bao gồm những gì?

Các nguyên nhân thương tích thường gặp đối với học sinh là tai nạn giao thông, té ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, bạo lực hoặc do tiếp xúc với các vật nổ như pháo và bao gồm cả trường hợp thương tích do hành động tự tử gây ra.

Chủ Đề