Hãy so sánh các chế độ trong xã hội

Giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ tư sản có sự khác nhau rất căn bản. Chủ yếu được phân biệt trên các điểm chính sau đây:

Thứ nhất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động; còn nền dân chủ tư sản là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số - đó là giai cấp tư sản.

Thứ hai, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế của nó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; còn chế độ dân chủ tư sản có cơ sở kinh tế của nó là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

Thứ ba, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quản lý xã hội bằng nhà nước xã hội chủ nghĩa; còn nền dân chủ tư sản là nền dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng tư sản - tổ chức chính trị đại biểu cho lợi ích của các tập đoàn tư bản, thông qua nhà nước tư sản với nhiều hình thức tổ chức cụ thể khác nhau.

Loigiaihay.com

Về bản chất, tư bản chủ nghĩa là kiểu hình thái xã hội mang tính chất bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, còn xã hội chủ nghĩa mang bản chất dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên trên thực tế tư bản chủ nghĩa vẫn thể hiện sự dân chủ ở trong đó. Cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai nền dân chủ này.

Trên lĩnh vực chính trị: Dân chủ trong chính trị cho phép làm sáng tỏ vấn đề bản chất của hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhà nước, giữa nhà nước với xã hội công dân. Dưới góc độ chính trị, bản chất giai cấp của dân chủ, chế độ dân chủ của nhà nước và các thiết chế chính trị khác được bộc lộ rõ nét. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, dân chủ trong chính trị phản ánh một cách trực tiếp tương quan về lợi ích và quyền lực giữa các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Một mặt, chế độ dân chủ đó được xác lập nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lực của giai cấp thống trị. Mặt khác, chế độ dân chủ đó cũng thừa nhận ở những mức độ nhất định quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Đó chính là những giá trị dân chủ mà các giai cấp, tầng lớp bị trị giành được trong cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị.

Cơ sở chính trị là mặt biểu hiện trực tiếp của dân chủ. Đó chính là quyền lực chính trị, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.

Trên lĩnh vực kinh tế: Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất, quyết định thực chất của dân chủ. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế gắn liền với hoạt động mang tính bản chất của con người là hoạt động lao động sản xuất, thực hiện lợi ích và thỏa mãn các nhu cầu. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là làm cho người lao động được đảm bảo các quyền dân chủ về kinh tế. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo nên mối quan hệ hợp tác, tôn trọng, bình đẳng giữa các chủ thể. làm cho sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo của một bộ phận nhân dân ngày càng thu hẹp, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

– Trên lĩnh vực văn hóa xã hội: Dân chủ là một phạm trù phản ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ xã hội khách quan ghi đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể. Nội dung cốt lõi của dân chủ là khát vọng về tự do, bình đẳng của người dân. Nội dung cơ bản của dân chủ trong văn hóa là trình độ giải phóng cá nhân, giải phóng xã hội về mặt tinh thần

Hình minh họa. [Phân biệt] So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư bản
Dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ tư sản
Mục đích Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa số. Dân chủ tư sản  là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số.
Bản chất Là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng nó phục vụ cho đa số.
Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc.
Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lập với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cách thức Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhất nguyên về giá trị; còn dân chủ tư sản do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị. Thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [thống nhất và phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp]; còn thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền tư sản [tam quyền phân lập].
Cơ sở kinh tế Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu. Dân chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đó là chế độ áp bức bóc lột.

Chế độ phong kiến luôn là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu chọn để nghiên cứu và phân tích.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: So sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây.

Khái niệm xã hội phong kiến

Trước khi đi vào So sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây chúng tôi làm rõ tới Quý độc giả khái niệm xã hội phong kiến.

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau.

Do đó, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

Thứ nhất: Những điểm giống nhau của chế độ phong kiến Phương Đông và phương Tây

– Kinh tế:

Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. Lực lượng sản xuất chính là nông dân. Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.

– Xã hội:

Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê. Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.

– Chính trị:

Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân. Chế độ chính trị, đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.

Tư tưởng:

Có hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho sự thống trị của mình [Trung Quốc: Khổng giáo; Ấn Độ: Hồi giáo; châu Âu: Thiên chúa giáo].

Thứ hai: Sự khác biệt giữa chế độ phương Đông và phương Tây

– Thời điểm ra đời:

+ Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến.

+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên. Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn. ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.

+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

– Cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:

+ Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.

+ Gia cấp bị trị: Nông dân tá điền [phương Đông] so với nông nô [phương Tây] có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương Tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông.

+ Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông và Asoka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

– Hình thức nhà nước:

+ Ở phương Tây, một đặc trưng phổ biến và bao trùm của Nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha…

+ Ở phương Đông: Hình thức kết cấu của Nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan.

– Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước:

+ Bộ máy Nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, vua hay hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần sân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho Nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc.

+ Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng.

– Bản chất và chức năng Nhà nước:

Cũng như thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một. Tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn [lãnh chúa – nông nô], cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.

Như vậy, So sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề