Hay so sánh điểm khác nhau về hình thức thể hiện giữa đạo đức và pháp luật

Đạo đức và pháp luật là những chuẩn mực quy tắc của xã hội có tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng nhiều người chưa rõ về “Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật”. Hãy cùng Top lời giải so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật để tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Đạo đức là gì?

- Đạo đức hay chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.

- Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử. Đạo đức được hình thành một cách tự phát trong xã hội, được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng. Đạo đức thể hiện ý chỉ của một cộng đồng dân cư, ý chí chung của xã hội và đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người.

- Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người có ý thức thì sẽ tự điều chỉnh hành vi đó cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Do sự điều chỉnh đó xuất phát từ tự thân chủ thể nên hành vi đạo đức có tính bền vững.

2. Pháp luật là gì?

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

- Qua đây có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:

+ Thứ nhất:Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung, bao gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức, được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

+ Thứ hai:Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không. Vì vậy nên pháp luật cũng đảm bảo cho việc thực hiện này bằng các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.

+ Thứ ba:Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận của Nhà nước đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành pháp luật.

+ Thứ tư:Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

- Với những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước; thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…

- Như vậy khi nói đến pháp luật thì thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính phổ biến, tức là nói đến những khuôn mẫu chung và có tính phổ biến. Trong xã hội hiện nay không chỉ pháp luật có tính quy phạm mà đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các tổ chức chính trị-xã hội đều có tính quy phạm.

- Tính quy phạm của pháp luật được thể hiện ở chỗ đây chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu này sẽ được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian và thời gian rộng lớn.

3. Sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật

- Đạo đức và pháp luật có các điểm giống nhau cơ bản, đó là:

+ Đều là tập hợp những quy tắc xử sự chung, là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn con người cách xử sự trong xã hội. Pháp luật được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được mà được đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh. Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để các chủ thể biết mình được làm gì, không được làm gì khi ở một hoàn cảnh, điều kiện nhất định.

+ Có tính phổ biến và xu hướng để phù hợp với xã hội. Đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến, là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người trong xã hội. Chúng có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong xã hội.

+ Là kết quả, là đúc kết của quá trình nhận thức, phản ánh sự tồn tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn khác nhau. Pháp luật và đạo đức vừa chịu sự chi phối, vừa tác động tới đời sống kinh tế xã hội.

+ Được thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống để phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. Vì ban hành ra pháp luật và các chuẩn mực đạo đức không chỉ để điều chỉnh một mối quan hệ cụ thể mà là để điều chỉnh cả một hệ thống xã hội chung.

4. Điểm khác nhau của đạo đức và pháp luật

Tiêu chí

Đạo đức

Pháp luật

Khái niệm Hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội. Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Nguồn gốc hình thành Từ thực tế cuộc sống và nhận thức của con người Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật
Nội dung Những triết lí, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sống Các quy tắc xử sự [việc được làm, không được làm...]
Hình thức thể hiện Nhiều hình thức: truyền miệng, được ghi chép lại,... 1 hình thức: Văn bản pháp luật
Phương thức tác động Giáo dục, tuyên truyền Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
Tính chất Không bắt buộc Bắt buộc
Không thực hiện Không bị xử phạt Bị xử lý theo quy định của pháp luật
Chủ thể ban hành Do ông cha đúc rút, truyền lại qua quá trình sống lâu dài Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Câu 3: Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".

Câu hỏi :

a]   Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

b]   Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không ? Hình thức phạt là gì ?

c]   Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không ? vì sao ?

Xem lời giải

Phân biệt đạo đức và pháp luật

Đạo đức và pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

Vậy đạo đức và pháp luật có những điểm gì giống và khác nhau? Mời các bạn lớp 12 hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

So sánh đạo đức và pháp luật chi tiết nhất

  • Đạo đức và pháp luật đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội đối với con người
  • Đạo đức và pháp luật giúp con người điều chỉnh hành vi để phù hợp với các quy tắc trong xã hội, qua đó tích cực hơn trong cộng đồng.
  • Đạo đức và pháp luật đều được áp dụng chung cho tất cả mọi người, có tính cộng đồng
  • Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh
  • Pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.
Tiêu chíĐạo đứcPháp luật
Khái niệmHệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Nguồn gốc hình thànhTừ thực tế cuộc sống và nhận thức của con ngườiCác quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật
Nội dungNhững triết lí, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sốngCác quy tắc xử sự [việc được làm, không được làm...]
Hình thức thể hiệnNhiều hình thức: truyền miệng, được ghi chép lại,...1 hình thức: Văn bản pháp luật
Phương thức tác độngGiáo dục, tuyên truyềnGiáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
Tính chấtKhông bắt buộcBắt buộc
Không thực hiệnKhông bị xử phạtBị xử lý theo quy định của pháp luật
Chủ thể ban hànhDo ông cha đúc rút, truyền lại qua quá trình sống lâu dàiCác cơ quan nhà nước có thẩm quyền

*Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

* Khác nhau:

- Đạo đức:

  • Cơ sở hình thành: Từ thực tế cuộc sống, nhận thức của con người qua các thế hệ.
  • Tính chất: Không bắt buộc, tự nguyện.
  • Hình thức thể hiện: Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
  • Phương thức bảo đảm thực hiện: Dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận.

- Pháp luật:

  • Cơ sở hình thành: Do Nhà nước ban hành.
  • Tính chất: Bắt buộc.
  • Hình thức thể hiện: Qua các văn bản pháp luật.
  • Phương thức bảo đảm thực hiện: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Như vậy trong bài viết này Download.vn đã giúp các bạn phân biệt được thế nào là đạo đức, thế nào là pháp luật. Từ đó giúp các bạn nắm được kiến thức về pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề