Hdl c trong máu là gì

High Density Lipoprotein Cholesterol [HDL-C] là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng mỡ máu của cơ thể. Mức cholesterol HDL cao có thể bảo vệ thành mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì vậy, định lượng HDL-C là điều cần thiết giúp kiểm soát ổn định nồng độ HDL-C trong máu.

HDL-C là gì?

HDL-C là viết tắt của High Density Lipoprotein Cholesterol, là một dạng lipoprotein có tỷ trọng cao được tổng hợp tại gan và ruột. HDL-C chiếm khoảng 25-33% nồng độ cholesterol trong máu. Cấu trúc bao gồm 50% protein và 50% lipid [trong đó có khoảng 30% phospholipid, 18% cholesterol và 2% triglyceride].

HDL-C còn được gọi là “cholesterol tốt” bởi chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan và máu về gan. Cholesterol được HDL-C vận chuyển từ các tế bào ngoại vi về gan để đào thải ra ngoài bằng đường mật. Do đó, HDL-C đóng vai trò làm giảm tích tụ cholesterol, loại bỏ cholesterol dư thừa trong cơ thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và những biến chứng nguy hiểm khác.

☛ Chi tiết tại: HDL Cholesterol – tổng hợp điều cần biết

Ý nghĩa chỉ số HDL-C

HDL-C là một chỉ số quan trọng khi đánh giá tình trạng mỡ máu của cơ thể. Mức cholesterol HDL cao có thể bảo vệ thành mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngược lại, nếu bạn có mức cholesterol HDL thấp thì nguy cơ xơ vữa động mạch sẽ tăng lên.

  • Nồng độ HDL-C bình thường: 40-50 mg/dL đối với nam và 50-59 mg/dL đối với nữ. Ngưỡng HDL-C này giúp bảo vệ thành mạch, hệ tim mạch tốt. Các nhà nghiên cứu cho biết nếu HDL-C tăng mỗi 4mg/dL, thì người bệnh sẽ giảm khoảng 10% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Nồng độ HDL-C thấp: < 40 mg/dL đối với nam và < 50 mg/dL đối với nữ. Ngưỡng HDL- C thấp làm tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch.
  • Nồng độ HDL-C cao: ≥ 60 mg/dL. Ngưỡng HDL-C có ý nghĩa làm giảm tỉ lệ nguy cơ tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đây là ngưỡng HDL-C có thể giúp bảo vệ cơ thể hạn chế mắc bệnh về tim tốt.
  • Nồng độ HDL-C rất cao: ≥ 90 mg/dL. Ngưỡng HDL-C này rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện trong một số trường hợp: đột biến gen, rối loạn chuyển hóa… Do đó, vẫn ghi nhận được nguy cơ cao mắc bệnh tim ở những bệnh nhân này.

Chỉ số HDL-C máu cao làm giảm nguy cơ tim mạch, tốt cho cơ thể nhưng người bệnh không nên hiểu lầm rằng chỉ số HDL-C càng cao thì càng tốt. Hãy chú ý kiểm tra sức khỏe lại ngay nếu phát hiện mức HDL-C trong máu cao bất thường để có hướng xử lý kịp thời.

Định lượng HDL-C là gì?

Định lượng HDL-C là một phần trong xét nghiệm tổng thể lipid máu để đánh giá tình trạng mỡ máu của bạn. Cụ thể, định lượng HDL-C là phương pháp xác định nồng độ HDL-C trong máu, từ đó cho biết mức HDL-C của bạn đang ở ngưỡng nào giúp đưa ra phương hướng điều trị hợp lý. Đánh giá chỉ số HDL-C thường được thực hiện kèm với các chỉ số cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và triglyceride.

Định lượng HDL-C thường được yêu cầu thực hiện khi người bệnh có kết quả xét nghiệm sàng lọc nồng độ cholesterol máu cao. Xét nghiệm này cũng sẽ được thực hiện khi bạn đi khám sức khỏe định kỳ nhằm mục đích phát hiện nguy cơ rối loạn mỡ máu nếu có. Trong một số trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao dưới đây, định lượng HDL-C cần được thực hiện thường xuyên hơn:

  • Người bệnh có tiền sử bệnh tim hoặc gia đình có người thân mắc bệnh tim sớm [< 45 tuổi với nữ và < 55 tuổi với nam]
  • Người cao tuổi: > 45 tuổi đối với nữ và > 55 tuổi đối với nam là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
  • Người bệnh có các bệnh lý mãn tính như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, béo phì, tăng huyết áp…
  • Người nghiện hút thuốc lá.
  • Gia đình có bố mẹ có nồng độ cholesterol cao nên cho trẻ thực hiện xét nghiệm này từ khi 9 tuổi.

Ngoài ra, những người đang điều trị rối loạn mỡ máu cũng sẽ được định lượng HDL-C thường xuyên để đánh giá hiệu quả điều trị, xác định tình trạng tiến triển của bệnh.

Các chuyên gia khuyên rằng mỗi người lớn nên đi xét nghiệm tổng thể lipid máu ít nhất 5 năm một lần để đảm bảo sức khỏe tim mạch ổn định. Đối với trẻ nhỏ nên được xét nghiệm ít nhất 1 lần từ 9-11 tuổi và đến năm 17-21 tuổi nên xét nghiệm lại một lần nữa.

Định lượng HDL-C bằng cách nào?

Định lượng HDL-C là một xét nghiệm máu khá phức tạp đòi hỏi người bệnh một số lưu ý sau đây trước khi đến bệnh viện kiểm tra:

  • Vì là xét nghiệm máu nên bạn cần nhịn ăn ít nhất 10 giờ, tốt nhất nên nhịn ăn sáng để cho kết quả chính xác nhất.
  • Nếu bạn mắc các bệnh lý cấp tính hoặc phụ nữ đang mang thai thì nồng độ HDL-C cũng sẽ thay đổi. Vậy nên, hãy thực hiện xét nghiệm khi cơ thể khỏe mạnh, không mắc bệnh cấp tính. Phụ nữ có thai không nên thực hiện định lượng HDL-C mà nên kiểm tra sau khi sinh ít nhất 6 tuần.

Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích trước khi thực hiện lấy máu xét nghiệm, thường lấy máu vào buổi sáng. Mẫu máu sau khi được lấy đúng kĩ thuật vào ống tiêu chuẩn sẽ được mang đi ly tâm. Có thể sử dụng heparin giúp chống đông huyết thanh, huyết tương. Mẫu bệnh phẩm có thể bảo quản ở 2-80C trong vòng 7 ngày, ở – 600C trong vòng 1 tháng, rã đông một lần. Sau đó, để mẫu ở nhiệt độ phòng [20-250C] và lắc đều rồi tiến hành cho vào máy phân tích.

HDL-C được định lượng theo phương pháp enzyme so màu.

PEG-Cholesterol esterase

HDL-C esters + H2O ————————————————> HDL-C + RCOOH

PEG- Cholesterol oxidase

HDL-C + O2 —————————————————–> Δ4 – cholestenone + H2O2

Peroxidase

2 H2O2 + 4aminoantipyrine + HSDA + H+ + H2O ————————————> hợp chất màu xanh tím

PEG: polyethylene glycol

HSDA: Sodium N-[2-hydroxy-3-sulfopropyl]-3,5-dimethoxyaniline

Sau khi chạy máy xong, các kỹ thuật viên sẽ thực hiện phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm của bạn và trả kết quả. Thông thường, các xét nghiệm định lượng HDL-C sẽ có kết quả sau khoảng 2-3 giờ từ khi lấy mẫu.

Chỉ số HDL-C giảm dẫn tới nguy cơ gì?

Khi nồng độ HDL-C trong máu giảm đến một ngưỡng nhất định [< 40mg/dL] có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Bởi lượng HDL-C càng ít thì lượng LDL cholesterol máu càng ít được đưa về gan để chuyển hóa. Điều này dẫn tới dư thừa LDL, tăng lắng đọng cholesterol hình thành mảng xơ vữa gây tắc, hẹp mạch máu. Một số mảng xơ vữa có thể bị vỡ ra tạo huyết khối gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau thắt ngực.

  • Bệnh mạch vành.

  • Nhồi máu cơ tim.

  • Suy tim.

  • Đột quỵ [Tai biến mạch máu não].

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ không chỉ dựa vào một chỉ số HDL-C mà phải xem xét các chỉ số mỡ máu khác. Trong đó, chủ yếu dựa vào đánh giá chỉ số cholesterol toàn phần của bệnh nhân. Giá trị bình thường của chỉ số này khoảng 3,6 – 5,2 mmol/L và tốt nhất là ở dưới 4 mmol/L. Chỉ số này có giá trị càng thấp thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sẽ càng giảm.

Như vậy, chỉ số HDL-C là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang không tốt. Vì thế, hãy cố gắng kiểm soát mức HDL ổn định để cơ thể được khỏe mạnh, phòng chống bệnh tim mạch một cách tốt nhất.

Biện pháp làm tăng chỉ số HDL-C trong máu

HDL-C là một trong những chỉ số lipid máu quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. HDL-C tăng cao giúp loại bỏ lượng cholesterol xấu dư thừa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, bạn không nên bỏ qua các biện pháp làm tăng nồng độ HDL-C máu dưới đây:

  • Chế độ ăn uống: hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa như bánh kem, bơ, các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, sữa nguyên kem, mỡ động vật… Người bệnh nên ăn nhiều chất xơ trong rau củ, ngũ cốc, trái cây và một số loại thực phẩm giàu omega-3 [cá hồi, cá thu…] cũng rất tốt cho người có mức HDL-C thấp.
  • Giảm cân: Béo phì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bạn, đặc biệt là rối loạn mỡ máu, chỉ số HDL-C thấp. Do đó, người bệnh nên xây dựng kế hoạch giảm cân hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá: rượu bia và thuốc lá đều chứa các chất độc hại cho cơ thể, làm giảm nồng độ HDL-C trong máu. Bạn hãy giảm từ từ việc sử dụng rượu bia và thuốc lá mỗi ngày đến khi dừng hẳn để đảm bảo sức khỏe tốt cho bản thân.
  • Tập luyện thường xuyên: bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, việc hoạt động thể lực không chỉ giúp bạn có một vóc dáng đẹp mà còn kích thích gan tăng sản xuất HDL-C, bảo vệ sức khỏe tốt. Bạn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản như: chạy bộ, đạp xe, bơi… ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Thuốc: nồng độ HDL-C có thể được cải thiện khi sử dụng thuốc làm giảm LDL-C và triglyceride: niacin, gemfibrozil, simvastatin, rosuvastatin… Ngoài ra, các loại thuốc chứa testosteron hoặc steroid khác có thể làm giảm nồng độ HDL-C nên bạn hãy cân nhắc trước khi sử dụng.

Tăng HDL-C hiệu quả với sản phẩm thảo dược an toàn

Ngoài các biện pháp làm tăng HDL-C kể trên, việc sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ làm tăng HDL-C đang được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, không có tác dụng phụ.

FREMO là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia của Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ở nước ta. Sản phẩm là kết quả của đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp 3 dược liệu tự nhiên: bụp giấm, xạ đen và giảo cổ lam” của PGS.TS Lê Minh Hà cùng các cộng sự.

FREMO đã được chứng minh có hiệu quả trong việc kiểm soát ổn định các chỉ số mỡ máu mà không gây tác dụng phụ thông qua cơ chế sau:

  • Ức chế quá trình tổng hợp lipid máu đồng thời tăng thoái hóa lipid. Điều này làm giảm các chỉ số cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-C và tăng HDL-C.
  • Giảm tích tụ mỡ dư thừa. Do đó, hỗ trợ quá trình giảm cân và cải thiện tình trạng bệnh của bạn
  • Giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Bạn nên sử dụng FREMO liên tục trong khoảng từ 2-3 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt. Đồng thời với kết hợp một lối sống lành mạnh, tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng HDL-C hiệu quả và làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch.

FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

HDL cholesterol là một trong những chỉ số lipid máu cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Định lượng HDL-C là xét nghiệm không thể thiếu khi kiểm tra tình trạng mỡ máu của bệnh nhân. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn!

Nguồn tham khảo

  • //www.bynew.live/y-nghia-chi-so-hdl-cholesterol-co-trong-mau-cao-la-gi/
  • //benhviendktinhquangninh.vn/quy-trinh-xet-nghiem-hoa-sinh/phan-i-xet-nghiem-mien-dich-sinh-hoa-mau-2.1645.html
  • //medlatec.vn/tin-tuc/chi-so-hdl-cholesterol-qua-thap-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-s195-n22655

Video liên quan

Chủ Đề