Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số trên thế giới có xu hướng thay đổi như thế nào

Dân số thế giới sẽ đối mặt với những thách thức nào trong 2 thập kỷ tới?

Ngày phát hành: 05/08/2021 Lượt xem 7262


TTXVN [Paris 3/8]: Phân tích và dự đoán xu hướng phát triển dân số thế giới, tờ Les Echos số ra ngày 2/8 cho rằng trong hai mươi năm nữa, dân số thế giới sẽ tăng thêm 1,3 tỷ người, tương đương với dân số lục địa châu Phi hiện nay. Ngoài việc gia tăng về số lượng, các vấn đề về chất lượng cuộc sống và sự già hóa nói chung ở tất cả các quốc gia trên hành tinh cũng là những thách thức quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.

Theo Les Echos khi nói về dân số, hai mươi năm là tương lai. Từ nay đến tương lai, những biến động bất ngờ có thể xảy ra. Ví dụ như một đại dịch mới thậm chí còn nguy hiểm hơn cả COVID-19 hiện nay, một cuộc xung đột giữa hai cường quốc trên thế giới, một cuộc khủng hoảng nông nghiệp có thể gây ra cảnh khốn cùng và đói kém... Nhưng các sự kiện trên, dù có xảy ra, thì cũng chỉ có thể ảnh hưởng phần nào đến dân số thế giới chứ không thể làm thay đổi sự phát triển về lâu dài.

Với hơn 4 triệu người tử vong trong giai đoạn khủng hoảng y tế hiện nay, đại dịch COVID-19 có thể được coi là hiện tượng dịch tễ ảnh hưởng mạnh tới phát triển dân số. Dịch bệnh có thể sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình ở Mỹ xuống 1,5 năm, thậm chí ở Nam Phi giảm đến hơn 3 năm, nhưng xu hướng gia tăng dân số trong những năm tới sẽ vẫn rất mạnh mẽ. Thậm chí, theo một số nhà khoa học, COVID-19 sẽ có thể có những tác động tích cực lâu dài đến tuổi thọ con người, vì đại dịch đã dạy chúng ta cách bảo vệ bản thân tốt hơn và giúp con người thay đổi những hành vi cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày khi phải đối mặt với loại virus rất dễ lây lan này.

Các số liệu từ quá khứ cho thấy, chỉ trong chưa đầy 40 năm [từ 1960 đến 2000], dân số thế giới đã tăng gấp đôi, từ 3 tỷ lên 6 tỷ người. Theo dự báo, con số này sẽ tăng từ 7,8 tỷ người năm 2021, lên 9,2 tỷ người năm 2041 và gần 10 tỷ người vào năm 2050. Hai khu vực chính thúc đẩy tăng trưởng dân số thế giới trong 20-30 năm tới là khu vực châu Phi phía Nam sa mạc Sahara và ở khu vực Trung Á [bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan].

Dự kiến, châu Phi cận Sahara sẽ có dân số tăng gấp đôi vào năm 2050. Đến năm 2050, Nigeria cũng sẽ có thêm 195 triệu dân, và dân số thủ đô Lagos sẽ tăng lên đến 50 triệu dân, gấp 2,5 so với hiện nay, và gấp 5 lần dân số của một quốc gia như Hy Lạp. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ là quốc gia có tăng trưởng dân số mạnh nhất vào năm 2050, với mức tăng 259 triệu dân, dẫn đầu về tăng trưởng dân số, và nước này dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc từ đầu những năm 2030.



* Người đông liệu có sống khỏe và tạo nên sức mạnh?


Câu hỏi đặt ra là liệu có thể đảm bảo điều kiện sống khỏe mạnh khi mà dân số quá đông? Theo Gilles Pison, Giáo sư tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp, đồng thời là chuyên viên Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học Quốc gia [INED], vấn đề sống khỏe không phụ thuộc ở số lượng đông mà do hành vi và cách sống của con người quyết định.

Các nhà khoa học cho rằng muốn sống khỏe, trong vòng 20 năm tới, con người sẽ phải thay đổi thói quen vận động, cải thiện lối sống và chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Ông Gilles Pison cho rằng nếu tài nguyên thiên nhiên được sử dụng đúng cách thì có thể đủ để nuôi sống 10 tỷ dân.

Về thực phẩm, trong những năm tới, con người sẽ phải thay đổi theo hướng đơn giản. "Ăn ít hơn, nhưng tinh hơn" sẽ là kim chỉ nam trong chế độ ăn uống. Tiêu thụ ít thịt hơn có thể là cách để con người tiết kiệm lương thực-thực phẩm. Thực tế hiện nay, cứ 10 calo ngũ cốc được tiêu thụ bởi một con bò, chỉ có 1 calo được con người hấp thụ dưới dạng thịt hoặc sữa.

Một nghịch lý hiện đang tồn tại. Con người đang là "nạn nhân" của chính những thành công và tiến bộ to lớn đạt được trong nông nghiệp. Nhờ các bước tiến và phát minh mới, sản lượng nông nghiệp đã đạt đến các mức cao mới và có thể nuôi sống ngày càng nhiều người. Nhưng đổi lại, nền nông nghiệp thâm canh cũng đang làm đất đai suy thoái đến mức nghiêm trọng.

Thực trạng này lại dẫn đến một nghịch lý khác, đó là chưa bao giờ nạn đói ít như hiện nay, nhưng lại có đến 9% dân số thế giới rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng [theo số liệu của Liên hợp quốc], và tỷ lệ suy dinh dưỡng này lại được ghi nhận phần lớn ở những khu vực dân số tăng mạnh trong vòng 20 năm tới. Vì vậy để nâng cao chất lượng cuộc sống, cần phải giải quyết những nghịch lý này.

Số lượng người đông có tạo nên sức mạnh? Câu trả lời không có gì là chắc chắn. Nếu nhìn vào một số quốc gia hiện đang lo ngại về nguy cơ dân số sụt giảm trong tương lai - ví dụ trường hợp của Trung Quốc - thì cũng không thể chứng minh được rằng sự tăng dân số tỷ lệ thuận với sự năng động kinh tế.

Các nền kinh tế châu Á như Hàn Quốc hay Đài Loan [Trung Quốc], và ở mức độ thấp hơn là Thái Lan hay Việt Nam, đã chứng kiến tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong những năm gần đây. Nguyên nhân một phần là do mức sinh giảm mạnh khiến tỷ lệ lực lượng lao động [do mức sinh cao của khoảng 20 năm trước đó] dồi dào hơn so với đối tượng phụ thuộc [bao gồm người già và trẻ em]. Điều này được gọi là "lợi tức dân số" - hay những lợi ích mà cơ cấu nhân khẩu học đem lại, giúp đảm bảo phát triển kinh tế. Thậm chí, Hàn Quốc đã giảm tỷ lệ sinh ở phụ nữ từ hơn 6 trẻ em vào đầu những năm 1960 xuống dưới 1 trẻ em hiện nay.

Trong khi đó ở châu Phi, nơi tỷ lệ sinh không hề giảm, việc tăng dân số ở nhiều quốc gia thậm chí còn là trở ngại cho sự phát triển kinh tế. Khu vực châu Phi phía Nam sa mạc Sahara là nơi tỷ lệ sinh vẫn cao nhất thế giới, trong đó tại Nigeria tỷ lệ sinh ở phụ nữ là 5,4 con trong giai đoạn 2015-2020. Kết quả là 40% dân số châu Phi ngày nay ở độ tuổi dưới 15. Việc kiến tạo số lượng việc làm để hấp thụ dòng người tham gia vào thị trường lao động này trong vài năm tới sẽ là một thách thức lớn, điều mà châu Phi khó có thể giải quyết được.

Ngược lại với châu Phi, châu Âu hiện đang phải đối mặt sự suy giảm dân số chậm, nhưng dai dẳng. Đến năm 2041, các nước này sẽ là những quốc gia già nhất thế giới. Theo Julien Damon, nhà xã hội học kiêm nhà báo chuyên mục bình luận tại Les Echos, hệ quả đối với những nước này sẽ là tăng trưởng trì trệ, kinh tế thiếu sự năng động, chậm đổi mới. Bù lại, với những quốc gia dân số càng già thì càng có nhiều khả năng duy trì một nền dân chủ ổn định. Tuy nhiên, châu Âu cũng cần lưu ý chế độ lão quyền, chỉ toàn người già lãnh đạo.

Theo nhà kinh tế học Hippolyte d'Albis, những người trên 60 tuổi hiện nay vào khoảng 1,1 tỷ người trên toàn thế giới, con số này sẽ là 1,7 tỷ người trong 20 năm nữa. Khi tỷ lệ người phụ thuộc tăng lên, điều này sẽ gây áp lực lớn hơn đối với hệ thống bảo trợ xã hội ở nhiều quốc gia. Đối với những nước khác, vấn đề phức tạp hơn, đặc biệt là ở Trung Quốc. Ngay cả "lục địa trẻ" châu Phi cũng sẽ phải đối mặt với sự già hóa của một bộ phận dân số đáng kể.

* Sẽ không có "làn sóng di dân" châu Phi

Những phân tích trên cho thấy, thách thức lớn về dân số của năm 2041 sẽ không chỉ là số lượng người trên Trái Đất, mà là sự phân bố của họ trên khắp năm châu lục. Tất cả các nước phát triển, bao gồm cả Trung Quốc, đang già đi với tốc độ nhanh, số lượng người cao tuổi tăng lên rõ rệt, và tỷ lệ giữa lực lượng lao động với lực lượng phụ thuộc ngày càng chênh lệch. Liệu làn sóng di cư Bắc - Nam có diễn ra để tái cân bằng lực lượng lao động trên hành tinh?

Theo dự báo, tình trạng di cư sẽ được duy trì trong vòng 20 năm tới, nhưng sẽ khó có thể có làn sóng di cư từ châu Phi mặc dù nguồn lao động trẻ nơi này rất dồi dào. Thứ nhất, là do các phong trào di cư được thực hiện trên quy mô lớn, nhưng chỉ trong lục địa châu Phi, mà ít có xu hướng lên các quốc gia phía Bắc. Hơn nữa các quốc gia này cũng đã mất đi một phần sức hấp dẫn do sự năng động kinh tế đã giảm, đặc biệt là ở châu Âu.

Thứ hai, bởi vì cư dân của khu vực châu Phi phía Nam sa mạc Sahara là một trong những nhóm người ít di động nhất trên hành tinh. "Quán quân vô địch" của các đợt di cư lại là người da đỏ với hơn 17 triệu người trên khắp thế giới, tiếp theo là người Mexico và người Trung Quốc./.

Thu Hà [TTXVN tại Paris]

Mục lục

Dân số thế giới ngày càng già đi

Dân số thế giới không chỉ tăng lên mà ngày càng trở nên già đi. Già hoá dân số là kết quả tất yếu của việc giảm sinh, đặc biệt khi điều kiện sống được cải thiện. Tỷ lệ người già đang tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác. Ở các nước phát triển, tỷ lệ người cao tuổi [NCT] cao hơn hẳn so với trẻ em. Ở những nước đang phát triển, dân số già cũng tăng nhanh hơn bởi tốc độ giảm sinh, đây là kết quả từ thành công của chương trình sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ.

Theo ban Dân số LHQ, trong vòng 45 năm tới, số người từ 60 tuổi trở lên trên thế giới sẽ gấp khoảng 3 lần hiện nay, tăng từ 672 triệu người năm 2005 lên gần 1,9 tỷ người vào năm 2050. Ngày nay 60% NCT sống ở các nước đang phát triển, đến năm 2050 tỷ lệ này sẽ là 80%

Ở các nước phát triển, 1/5 dân số từ 60 trở lên. Tới năm 2050, tỷ lệ này ước tính tăng gần 1/3 dân số và số người già sẽ gấp đôi số trẻ em. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ NCT ước tính sẽ tăng từ 10% từ năm 2005 lên 20% vào năm 2050.

Đáng chú ý hơn cả là số người trong nhóm tuổi già nhất – trên 80 tuổi, sẽ tăng từ 86 triệu năm 2005 lên 394 triệu năm 2050. Đến năm 2050, phần lớn người già trên thế giới sẽ sống ở các nước đang phát triển. Tại hầu hết các nước đó, phụ nữ chiếm số lượng áp đảo và tỷ lệ nữ ở NCT cũng cao hơn.

Một chỉ số cơ bản của già hoá dân số là tuổi trung vị. Hiện nay, chỉ có 11 quốc gia phát triển có tuổi trung vị trên 40. Nhưng tới năm 2050, sẽ có 90 quốc gia rơi vào nhóm tuổi này, trong đó có 46 quốc gia đang phát triển

Hoạt động của UNPFA

Ở những vùng có dân số già, mục tiêu của UNFPA là gây ảnh hưởng tới chính sách công cộng và đẩy mạnh cải cách chính sách nhằm đối phó với những thách thức về mặt kinh tế, sức khoẻ và xã hội từ hậu quả của già hoá dân số nhằm đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi mà trọng tâm là người nghèo, đặc biệt là phụ nữ.

UNPFA hỗ trợ tập huấn cho những người làm chính sách và lập chương trình, hỗ trợ các quốc gia để nâng cao chất lượng dữ liệu về số lượng và đặc tính của NCT, cũng như hỗ trợ nghiên cứu về ảnh hưởng già hoá dân số tới kinh tế và xã hội. UNPFA cũng làm việc với các đối tác trong hệ thống LHQ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế và quốc gia.

UNPFA phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới để nghiên cứu ảnh của chính sách đến sức khoẻ phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Báo cáo hướng tới những nhà hoạch định chính sách và đưa ra các kiến nghị nhằm đẩy mạnh công bằng và bình đẳng cho phụ nữ, ngăn chặn việc cách ly người già và đảm bảo phụ nữ cao tuổi vẫn là những người tích cực góp phần vào sự phát triển.

UNPFA đã tích cực tham gia vào Hội nghị thế giới người cao tuổi lần 2 tại Madrid năm 2002 và diễn đàn Valencia. UNPFA đã công bố ấn phẩm của Hội nghịTình trạng và tiếng nói của người nghèo cao tuổi và bị bỏ rơi ở Nam Phi và Ấn Độ,một đánh giá về làm thế nào người cao tuổi nhận biết được cuộc sống của họ. UNPFA tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện Chương trình hành động quốc tế về người cao tuổi đã được thông qua tại Hội nghị.

Giadinh.net.vn

Các tin khác

  • Tỷ lệ sinh vẫn duy trì ổn định và ở dưới mức sinh thay thế
  • Triển khai Chiến lược DS và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
  • Thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam: Những bước tiến ngoạn mục
  • Ngày hội tôn vinh các thầy thuốc
  • 72 bác sĩ được tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân
  • Địa chỉ tư vấn
  • Chương trình hỗ trợ kho dữ liệu điện tử
  • Tư vấn về sức khỏe sinh sản nam giới.
  • Tư vấn về thuốc phá thai nội khoa.
  • Tư vấn về chủ đề thuốc bổ cho phụ nữ chuẩn bị mang thai.

1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

Định nghĩa tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

Tỉ lệ gia tăng tự nhiênhaytỉ suất gia tăng tự nhiên đãđề cập đến sự khác biệt hay sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh thô và tỉ lệ tử vong thô của một dân số nhất định.

Sự gia tăng dân số tự nhiên được hiểu cơ bản là quá trình tái sản xuất dân cư, thế hệ già được thay thế bằng thế hệ trẻ. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cũng chính là số chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tử trong một khoảng thời gian thông thường sẽ là một năm trên một lãnh thổ nhất định, tính bằng phần trăm [%].

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trong tiếng Anh là gì?

Tỉ lệ gia tăng tự nhiêntrong tiếng Anh làRate Of Natural Increase, viết tắt làNIR.

Ý nghĩa của tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

–Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đã cho biết, bình quân cứ 1000 dân số trong một năm, thì trong 1000 người đó sẽ có bao nhiêu người tăng lên trong năm là kết quả của hai yếu tố sinh và tử.

Xem thêm: Lão hóa dân số là gì? Đặc trưng, hậu quả của lão hóa dân số?

–Tỉlệgia tăng tự nhiên có ưu điểm cơ bản đó là dễ tính toán, không đòi hỏi nhiều số liệu. Song tỉ lệ gia tăng tự nhiêncũng có nhược điểm là phụ thuộc chặt chẽ vào cơ cấu dân số theo độ tuổi, vì thế nó không được sử dụng trực tiếp để đánh giá mức độ tái sản xuất dân số.

– Do tỉ lệ tăng tự nhiên dân số trực tiếp phụ thuộc vào tỉ lệ sinh thô và tỉ lệ tử vong thô nên không bao giờ được sử dụng nhằm mục đích để có thể đánh giá mức độ sinh hoặc kết quả công tác kế hoạch hóa gia đình.

Công thức xác định tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

– Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã có được tất cả các giá trị được tính toán cho mỗi quốc gia trên toàn thế giới để từ đó có thể lên kế hoạch về hỗ trợ từng quốc gia.

– Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã sử dụng các giá trị của tốc độ gia tăng tự nhiên để nhằm mục đích có thể đánh giá tiền tệ, nguồn nhân lực và sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật họ đã cung cấp cho từng quốc gia.

– Công thức xác địnhtỉ lệ gia tăng tự nhiên cụ thểnhư sau:

Tỉ lệ tăng tự nhiên = [Tỉ lệ sinh thô – Tỉ lệ tử vong thô] / 10

Các giá trị của tỉ lệ sinh thô và tử vong thô là tính trên 1000 người tuy nhiên kết quả tính toán tỉ lệ gia tăng tự nhiên sẽ là ở dạng phần trăm.

Xem thêm: Cơ cấu dân số là gì? Đặc trưng và phân loại cơ cấu dân số?

Ví dụ cụ thể về tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

Nếu một quốc gia cótỉlệ sinh thô là 36,79 vàtỉlệ tử vong thô là 6,95 thì:

Tỉ lệ tăng tự nhiên = [Tỉ lệ sinh thô – Tỉ lệ tử vong thô] / 10

= [36,79 – 6,95] / 10 = 2.984 %

Chính bởi vì thế mà tỉ lệ gia tăng tự nhiên của đất nước có tỉ lệ sinh thô là 36,79 và tỉ lệ tử vong thô là 6,95 cụ thể là 2.984%.

Theo thống kê toàn cầu năm 2016, tỉ lệ sinh thô trung bình toàn cầu là 18,5 trên 1.000 người trong khi tỉ lệ tử vong thô trung bình là 7,8 trên 1.000 người. Vìa vậy, tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình toàn cầu năm 2016 là 1,07%

Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

– Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

Xem thêm: Điều tra dân số là gì? Vai trò của tổng điều tra dân số với mỗi quốc gia

– Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên góp phần quan trọng vào việc cải thiện tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

– Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên góp phần quan trọng vào việc chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta:

– Dân số nước ta hướng đến cơ cấu dân số không còn trẻ hóa.

– Việc thay đổi cơ cấu dân số nước ta giúp nước ta có nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn [nếu được đào tạo tốt thì đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước].

– Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này.

Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh về xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; và, từ đó tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

Xem thêm: Nguyên nhân già hóa dân số và vấn đề già hóa dân số trên thế giới

– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh về môi trường: khiến cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường [đất, nước, không khí]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề