Hình ảnh em bé 3 tuổi hóa già năm 2024

Lồng ruột cấp ở trẻ em khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ tử vong cao. Đây là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. [1]

Lồng ruột cấp ở trẻ em là gì?

Lồng ruột cấp ở trẻ em là tình trạng một đoạn ruột trượt vào bên trong phần ruột bên cạnh, thường xảy ra ở ruột non và hiếm khi xuất hiện ở ruột già. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phổ biến ở trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi, tiếp đến là trẻ từ 5 – 12 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh lồng ruột cấp ở bé trai cao hơn ở bé gái bởi cấu trúc giải phẫu, áp suất trong bụng và nhu động ruột ở bé trai cao hơn bé gái. [2]

Nguyên nhân gây lồng ruột cấp ở trẻ em

Hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây lồng ruột cấp ở trẻ. Theo chia sẻ của bác sĩ BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi – Ngoại tim mạch, khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM, khi còn ở giai đoạn bào thai, đoạn đầu ruột già [manh tràng, đại tràng] được cố định ở thành bụng. Tuy nhiên, nếu manh tràng và đại tràng không dính vào thành bụng, nhu động ruột mạnh, tình trạng lồng ruột có thể xảy ra. Điều này làm tắc nghẽn mạch máu, tổn thương ruột, tắc ruột, xuất huyết, từ đó gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ.

Thống kê cho thấy, tại Việt Nam, cứ 100.000 trẻ dưới 1 tuổi sẽ có 302 trẻ bị lồng ruột. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tiêu hóa [đặc biệt tiêu chảy cấp do rotavirus];
  • Trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm;
  • Ruột bất thường bẩm sinh;
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Xơ nang;
  • Polyp đường ruột;
  • Ung bướu;
  • Vừa điều trị các bệnh gây rối loạn co bóp ruột.
    Trẻ khóc thét đột ngột do lồng ruột cấp.

Triệu chứng lồng ruột cấp ở trẻ

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị lồng ruột cấp gồm:

  • Đột ngột khóc thét, khóc to, quấy khóc từng cơn [thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ].
  • Đau bụng dữ dội [xảy ra liên tục, có thể bắt đầu bằng đau bụng dưới].
  • Bỏ ăn, bỏ bú.
  • Da tím tái sau đó chuyển màu xanh tím trong vài giờ.
  • Mệt mỏi, mệt lả người.
  • Nôn mửa, nôn ra mật;
  • Đầy bụng;
  • Phân có máu tươi [xuất hiện sau khoảng 6 – 12 tiếng];
  • Biểu hiện mất nước nghiêm trọng: da khô, môi khô, mắt trũng.
  • Người bắt đầu lạnh.

Lồng ruột cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Lồng ruột cấp ở trẻ em là một tình trạng y tế nguy hiểm. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, thủng ruột, hội chứng ruột ngắn, xuất huyết trong… phổ biến nhất là tắc ruột. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu lồng ruột cấp, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời. Nếu trẻ được cấp cứu trước 48 giờ, nguy cơ khối lồng bị hoại tử là 2.5%, tỷ lệ này sẽ tăng lên 80% nếu trẻ được cấp cứu muộn hơn, sau 72 giờ.

Phương pháp chẩn đoán lồng ruột cấp ở trẻ

Ban đầu, trẻ bị lồng ruột cấp sẽ được bác sĩ chẩn đoán thông qua các triệu chứng đã có và thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể ấn nhẹ vào vùng bụng để kiểm tra phản ứng của trẻ cũng như cảm nhận khối u hay tìm nguyên nhân gây nên các triệu chứng này.

Bên cạnh đó, trẻ sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh cần thiết cho việc chẩn đoán, như:

  • Siêu âm [bụng, ruột]: Xét nghiệm giúp tạo hình ảnh bên trong cơ thể thông qua các sóng âm thanh và máy tính nhằm phát hiện các vấn đề về mô hoặc gián đoạn trong cơ thể. Đây là phương pháp được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán lồng ruột cấp ở trẻ em.
  • Chụp X-quang bụng: Thông qua ảnh X-quang, bác sĩ có thể phát hiện tắc ruột ở trẻ [nếu có].
  • Chụp X-quang cản quang với Barium: Xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra các cơ quan phía trên của hệ tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày, tá tràng. Hiện nay ít thực hiện.
  • Chụp X-quang trực tràng với thuốc xổ Barium: Xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra trực tràng, ruột già và các cơ quan phía dưới của ruột non, từ đó, phát hiện ra các điểm bất thường, khu vực bị thu hẹp, tắc nghẽn và các vấn đề khác [nếu có].
    Chẩn đoán lồng ruột qua hình ảnh thu được từ phương pháp siêu âm.

Làm thế nào để điều trị lồng ruột cấp ở trẻ em?

Trẻ bị lồng ruột cần được điều trị khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra. Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ cân nhắc tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng và tình trạng sức khỏe chung của trẻ.

1. Phương pháp không phẫu thuật

Một số trường hợp lồng ruột cấp ở trẻ có thể trị được khi thực hiện phương pháp tháo lồng bằng thuốc Barium. Tuy nhiên, cách điều trị này không được thực hiện khi trẻ có biểu hiện nặng do nhiễm trùng vùng bụng hoặc gặp các vấn đề khác. Hiện nay máy tháo lồng bằng hơi do có nhiều ưu điểm nên dần thay thế và được sử dụng cho các trẻ lồng ruột đến sớm.

2. Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định thực hiện khi tình trạng lồng ruột cấp ở trẻ không thể điều trị tháo lồng bằng hơi hoặc nước. Trẻ sẽ được gây mê trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch da trên bụng nhằm tìm và xử lý đoạn ruột bị lồng. Đối với những phần ruột bị tổn thương, bác sĩ có thể loại bỏ chúng và nối 2 đoạn ruột lành lại với nhau.

Một số ít trường hợp, ruột bị tổn thương nghiêm trọng phải loại bỏ một lượng lớn. Lúc này, bác sĩ không thể nối các phần ruột còn lại với nhau, khi đó bác sĩ mở hậu môn tạm ra da [có thể đoạn ruột non]. Sau khi ổn định 3-6 tháng, bệnh nhi sẽ được chỉ định đóng hậu môn tạm.

Lưu ý, trẻ sau khi đã được điều trị cần thăm khám định kỳ và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc.

Phẫu thuật điều trị lồng ruột cấp, loại bỏ phần ruột bị hoại tử do bệnh gây ra.

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng lồng ruột cấp ở trẻ nhỏ?

Lồng ruột cấp ở trẻ hiện vẫn chưa có cách phòng ngừa triệt để. Do đó, bố mẹ cần chủ động trang bị đầy đủ các kiến thức về lồng ruột cấp, đồng thời, chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường, hạn chế bệnh gây biến chứng. Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, trẻ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo khuyến cáo của Bộ Y tế như vacxin phòng ngừa cúm, viêm phổi, các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra,… đặc biệt là vacxin phòng ngừa tiêu chảy cấp.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về lồng ruột cấp ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin này, quý phụ huynh đã hiểu và nắm được các triệu chứng của bệnh, từ đó, đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị sớm và kịp thời.

Chủ Đề