Hình thức kỷ luật cao nhất em đã áp dụng đối với trẻ là gì

Hiện nay, phương pháp kỷ luật tích cực đã và đang là phương pháp giáo dục tiến bộ được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, không chỉ môi trường gia đình mà ngay cả môi trường học tập vẫn còn tình trạng trẻ em phải chịu những hình thức kỷ luật mang tính xâm hại đến thân thể, tinh thần.

Việc áp dụng các phương pháp kỷ luật tích cực góp phần quan trọng trong chất lượng dạy và học tại Trường Tiểu học Điện Biên 1 [TP Thanh Hóa].

Vào tháng 8 vừa qua, chương trình “Vì tầm vóc Việt” phát sóng trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam, đề cập đến vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ và giáo viên tiểu học quan tâm: Không đặt nặng áp lực lên con khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, đặc biệt khi trẻ bắt đầu hành trình mới bằng hình thức học online trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19. Để rèn luyện thói quen học tập cho trẻ, một chuyên gia khách mời đã bày tỏ quan điểm rằng: “Trong thời gian học online, khi trẻ chưa có thói quen thức dậy đúng giờ, chuẩn bị đồng phục vào học thì nên “phạt” nhẹ, ví dụ như khi cả nhà ăn kẹo thì con không được ăn...”.

Ngay sau khi chương trình phát sóng, nhiều chuyên gia tâm lý trẻ em cũng như các bậc phụ huynh đã bày tỏ ý kiến bất bình về hình phạt này. Phân tích về hình thức kỷ luật phản giáo dục, một số chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, hình phạt kinh khủng nhất trong gia đình, làng xóm, cộng đồng chính là tách cá nhân đó ra, “ly khai” ra khỏi cộng đồng. Nếu hình phạt không ăn kẹo thì cả nhà cùng không ăn, chứ không đặt ra tình huống mọi người ăn, phạt trẻ đứng nhìn. Điều này là vi phạm nguyên tắc quyền trẻ em vì đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ và không tuân thủ nguyên tắc về kỷ luật tích cực.

Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp giáo dục bằng trừng phạt, dù là lời nói hay tác động lên thân thể trẻ cũng không chứng minh được mức độ hiệu quả trong quá trình giáo dục con trẻ. Tuy nhiên, sự lầm tưởng giữa kỷ luật và trừng phạt đã khiến một số giáo viên cũng như các bậc cha mẹ vận dụng sai phương pháp.

Bà Phạm Thị Mai Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Điện Biên 1 [TP Thanh Hóa] bày tỏ quan điểm: “Đã là trẻ là phải có tính kỷ luật. Tuy nhiên, kỷ luật ở mức độ nào, biện pháp ra sao thì cần dựa vào độ tuổi và đúng quy định. Ở bậc tiểu học, vẫn còn có trường hợp một số thầy, cô giáo hơi nóng tính, khó tính cấm trẻ chạy nhảy, nô đùa... Tuy nhiên, đặc điểm của trẻ bậc tiểu học rất hiếu động, nhanh quên và “ưa nhẹ”, trẻ rất thích được khen, được khuyến khích và gần gũi để trẻ cảm nhận được sự yêu thương, bộc lộ quan điểm cá nhân. Do đó, giáo viên cần khéo léo đưa ra những yêu cầu vừa sức đối với trẻ, giáo dục kỷ luật đối với trẻ thông qua những câu chuyện để trẻ dễ dàng tiếp thu như: không vứt rác bừa bãi, kể chuyện về cuộc sống ở Nhật Bản, Singapore... Tại Trường Tiểu học Điện Biên 1, ban giám hiệu thường xuyên quán triệt đến đội ngũ giáo viên về các phương pháp kỷ luật học sinh, trong đó hướng đến các phương pháp kỷ luật tích cực, tránh làm tổn hại đến cơ thể cũng như tinh thần của trẻ”.

Với triết lý xuyên suốt “Giáo dục để phục vụ cuộc sống hạnh phúc của mỗi em bé trong ngày hôm nay và mỗi con người trưởng thành trong tương lai”, tại môi trường giáo dục theo phương pháp Montessori của Trường Mầm non Sakura [TP Thanh Hóa], tính kỷ luật trong lớp học được áp dụng bằng cách trò chuyện và dành cho trẻ thêm thời gian để trẻ hiểu những vấn đề mà trẻ gặp phải. Cô giáo sẽ là người khơi gợi để trẻ tìm ra được cách giải quyết vấn đề của mình như: nói lời xin lỗi, thể hiện sự yêu thương đối với bạn [khi mình phạm lỗi] bằng những cái ôm, nắm tay...

Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Sakura Nguyễn Minh Hằng cho biết, ngay từ bậc học mầm non trẻ cần được giáo dục kỷ luật tích cực, dựa trên nguyên tắc tôn trọng trẻ và dựa trên lợi ích của trẻ. Kỷ luật tích cực không mang tính bạo lực, nhằm hướng đến việc rèn luyện cho trẻ tính tự giác tuân theo các quy định và các quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài. Tuy nhiên, do không phải trường lớp nào cũng triệt để áp dụng kỷ luật tích cực, cũng không phải giáo viên nào cũng có thể hiểu rõ về kỷ luật tích cực, cách vận dụng hàng ngày trong môi trường giáo dục và những lợi ích mà kỷ luật tích cực mang lại.

Cũng theo bà Nguyễn Minh Hằng, trong môi trường giáo dục, giáo viên được quyền áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với trẻ, song không được làm tổn tại đến thân thể và tinh thần của trẻ. Đặc biệt, việc dùng bạo lực trong giáo dục học sinh về lâu dài sẽ gây ra những hậu quả như: sự tự ti, căng thẳng, tội lỗi, trẻ thiếu sự thấu cảm và tạo nên khoảng cách lớn đối với giáo viên. Cùng với vai trò của nhà trường, các bậc cha mẹ nên tránh dùng các biện pháp mang tính “trừng phạt”, thay vào đó nên dùng các phương pháp mang tính “kỷ luật”. Tuy nhiên, muốn trẻ tự nhận thức được khuyết điểm, khắc phục hậu quả [nếu có], bố mẹ cũng cần phải học các phương pháp giáo dục tích cực, dành thời gian để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của trẻ... Đây là một hành trình đồng hành cùng con đòi hỏi sự kiên trì, hướng đến hình thành nên nếp sống có tính kỷ luật đối với con trẻ.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Tại sao giáo viên Montessori lại có thể khiến trẻ nhận ra hành vi cư xử chưa đúng mực của bản thân mà không cần phải sử dụng các hình phạt? 

Đó luôn là câu hỏi thú vị mà giáo viên tại Sakura Montessori thường nhận được khi tiếp xúc với các bậc phụ huynh mới cho con nhập học tại trường.  

Theo cô Hoàng Tuyên – Giáo viên Montessori Quốc tế, thành viên Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm, phụ trách chương trình Montessori tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori, công cụ đắc lực giúp giáo viên Montessori giáo dục trẻ cách hợp tác linh hoạt mà không tổn thương đến lòng tự trọng chính là phương pháp Kỷ luật Tích cực trong lớp học Montessori. 

“Time – out tích cực” và cách giáo viên Montessori kỷ luật trẻ

Nghiên cứu tâm lý trẻ mầm non cho thấy, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ thay đổi và không chấp nhận giáo điều. Nếu bạn răn dạy, quát mắng, la hét thường xuyên, các con không chỉ không tiếp nhận lời bạn dạy dỗ mà còn dễ rơi vào các trạng thái như lo lắng, sợ sệt, đề phòng, thu mình hoặc bướng bỉnh, nóng giận, tức tối… 

Đó là lý do hình thức phương pháp Kỷ luật Tích cực với hình thức “Time-out tích cực” ra đời Time-out là cách thức giáo dục để giúp trẻ thay đổi những hành vi bằng cách tạm thời cách ly trẻ ra khỏi môi trường khi mà trẻ có những hành vi, thái độ, hoặc hành động chưa đúng mực, đồng thời giúp trẻ bình tĩnh để suy nghĩ lại về hành động cư xử của mình. 

Cô Hoàng Tuyên cho biết: Tại Sakura Montessori, phương pháp này được áp dụng trong các lớp học Montessori. Khi trẻ mất bình tĩnh, giáo viên sẽ yêu cầu trẻ dừng khỏi hoạt động đang thực hiện và dẫn trẻ đến khu vực “time-out”, có thể là bất cứ góc an toàn và yên tĩnh nào trong lớp. Nếu trẻ gây ảnh hưởng đến trẻ khác, giáo viên Montessori có thể tách trẻ ra ngoài lớp và luôn trong tầm kiểm soát của các cô. Trẻ sẽ “Time-out” trong khoảng thời gian ứng với số tuổi của trẻ để con tự cân bằng tâm lý và trấn an bản thân. 

“Time-out tích cực” mang đến nhiều kết quả tích cực trong việc giúp trẻ trấn tĩnh và điều chỉnh hành vi chưa đúng mực

Trong suốt quá trình con ngồi tự suy ngẫm, giáo viên Montessori sẽ lùi lại quan sát trẻ để đảm bảo trẻ luôn trong không gian an toàn và không chịu tác động của những sự việc xung quanh. 

Sau khi hết thời gian “suy ngẫm”, giáo viên Montessori tại Sakura Montessori nhẹ nhàng lại gần trẻ, sử dụng công cụ “lắng nghe tích cực” để giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình và “lời nói thể hiện cảm nhận của bản thân” để nói lên suy nghĩ của mình trước hành động chưa đúng mực của con. 

“Đối với trẻ 0-3 tuổi, chúng tôi chỉ cần trẻ thể hiện đã hiểu và lắng nghe là được. Với trẻ lớn hơn, từ 3 đến 6 tuổi, sau khi nói chuyện với trẻ, giáo viên Montessori sẽ đưa trẻ đến nói chuyện với bạn mà trẻ đã mắc lỗi để trẻ nói chuyện với bạn đó. Những điều này cho thấy bé đã hiểu quy trình và thông điệp của cô.” – Cô Tuyên chia sẻ

Ngoài ra, trong các giờ học nhóm lớn [Circle time], các giáo viên Montessori sẽ nhắc lại nguyên tắc kỷ luật lớp học, hướng dẫn các kỹ năng trẻ sẽ luyện tập và tự kỷ luật. 

Qua đó, trẻ học được cách đàm phán để thỏa hiệp trong hòa bình, vui vẻ; biết cư xử lịch sự, nhã nhặn; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi…

Đặc biệt, để phương pháp kỷ luật hiệu quả, giáo viên Montessori của Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori luôn thể hiện sự nghiêm khắc nhất định với trẻ. “Tất cả các giáo viên trong lớp Montessori thống nhất từ đầu đến cuối một phương pháp kỷ luật trẻ, không thay đổi quy trình hay cách thực hiện. Chúng tôi thỏa thuận ngầm với nhau mỗi khi thực hiện một biện pháp kỷ luật với trẻ, nhằm tránh việc trẻ sẽ bám víu vào người khác để chống đối….”

Ba mẹ nên áp dụng phương pháp “Time-out tích cực” tại nhà như thế nào?

Trải qua nhiều năm làm việc với trẻ theo phương pháp Montessori, cô Hoàng Tuyên cho rằng, tại gia đình, ba mẹ hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực này để kỷ luật trẻ trước những hành động chưa đúng mực của con. 

Ba mẹ có thể tham khảo “công thức” thực hiện phương pháp kỷ luật tích cực bằng hình thức “Time-out” ngay tại nhà như sau:

  1. Tại gia đình, hãy set up những khu vực “time-out” dành riêng cho trẻ ở nơi yên tĩnh, tách biệt với khu vui chơi hoặc phòng khách của gia đình để khiến trẻ phải tự mình suy nghĩ, bình tâm và nhìn nhận lại vấn đề.
  2. Mỗi đứa trẻ có thể bình tĩnh theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chúng ta nên sử dụng hình thức “Time-out” tại một số nơi cố định đáp ứng một số điều kiện. Nơi này không nên là một nơi mà có thể sử dụng cho những việc khác, khi con bạn chắc chắn sẽ liên tưởng một cách tiêu cực với nơi áp dụng “Time-Out” [vì thế đừng sử dụng giường ngủ của trẻ để áp dụng Time-out]. Trẻ nên được để một mình, và không có bất cứ thứ gì để chơi vì thế nhận thức của trẻ là tiêu cực.
  3. Hãy thỏa thuận với trẻ về phương pháp kỷ luật tích cực từ trước và nhắc đi nhắc lại trong các cuộc họp gia đình nhằm giúp trẻ hiểu rõ hơn khi con làm sai, con sẽ phải đến khu vực đó để “Time-out”
  4. Nếu trẻ bướng bỉnh nhất quyết không nghe những lời giải thích, khuyên nhủ của người lớn, hãy tách trẻ ra khỏi hoạt động con đang làm hoặc nhóm bạn con đang chơi… đưa con đến vị trí “Time-out” và “buộc” trẻ phải ngồi riêng ở đó trong một thời gian nhất định.
  5. Trong khu vực “Time-out”, nếu trẻ nghịch ngợm, không chịu ngồi yên, leo trèo lên ghế hay la hét… hãy dùng giọng nghiêm khắc để nói với trẻ rằng: “Con sẽ phải ngồi yên ở đây cho đến khi ba/mẹ quay lại!”. Khoảng thời gian này được hiểu là “thời gian time – out” để trẻ tự điều chỉnh cảm xúc của mình.
  6. Sau khi trẻ đã bình tĩnh ba mẹ hãy ngồi xuống, ngang tầm với trẻ và thực hiện giao tiếp bằng mắt, lắng nghe con chia sẻ về hành vi con vừa gây ra, sau đó, ba mẹ hãy nói lên cảm nhận của mình về hành động chưa đúng mực của con và nói rằng đó là nguyên nhân mà trẻ phải ngồi vào “chiếc ghế suy ngẫm” này.
  7. Ba mẹ có thể yêu cầu một lời xin lỗi của bé để chắc rằng khi con nói ra câu xin lỗi chứng tỏ con đã hiểu về hành vi chưa đúng của mình để tự điều chỉnh về sau.
  8. Cuối cùng, hãy dành cho con những lời yêu thương và một cái ôm để trẻ cảm thấy được trấn an và không bị tổn thương. 

“Time-out” có thể có hiệu quả, đặc biệt cho những trẻ mà gặp khó khăn trong việc chuyển tiếp qua các trạng thái hoặc trò chơi khác, nhưng bạn nên luôn luôn nhớ và mặc định rằng mình phải giúp trẻ tìm ra những cách cư xử tốt trước. Bạn cũng nên chắc chắn rằng con bạn đủ lớn để hiểu về quan điểm của phương pháp “Time-out”.

Nên nhớ, “trẻ cư xử tốt hơn khi chúng cảm thấy tốt hơn”. Cho nên, dù áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực hay bất cứ phương pháp kỷ luật nào thì tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu vẫn là những yếu tố cốt lõi để trẻ học được cách hợp tác linh hoạt, ngoan ngoãn và kỷ luật. 

  • TAGS
  • montessori
  • phương pháp giáo dục montessori

Video liên quan

Chủ Đề